Saturday, March 23, 2013

TRỨNG GIUN CHỈ TRONG PHỔI (STRONGYLOIDES STERCORALIS EMBRYONATED OVA IN THE LUNG) - Do LQT Biên Dịch


Tác giả: Tiến sĩ y khoa Lee Schroeder, và Bác sĩ y khoa Niaz Banaei


Esophagus: Thực quản
Genital primordium: Dạng phôi thai của bộ phận sinh dục
Adult: Giun đũa trưởng thành
Lavae: Ấu trùng












Một người đàn ông gốc Việt 65 tuổi được đưa đến bệnh viện vì bị đau bụng dai dẳng và phân có màu đen rất nặng mùi (malodorous).  Bệnh nhân này đã được điều trị bằng các loại thuốc glucocorticoid vì bị viêm động mạch tế bào lớn (giant-cell arteritis: viêm động mạch ở da đầu, cổ, cánh tay).  Kiểm tra nội soi cho thấy bị viêm loét tá tràng (duodenal ulceration).  Trong thời gian lưu lại bệnh viện, tình hình bệnh nhân trở nên phức tạp bởi một số đợt nhiễm trùng huyết với các sinh vật trong ruột.  Nỗ lực hô hấp đòi hỏi phải luồn ống vào khí quản.  Sau đó, xét nghiệm vi trùng học tình cờ phát hiện vô số ấu trùng và một số trứng được phát triển thành phôi thai với các ấu trùng đang chuyển động trong một mẫu lấy từ khí quản.  Các cấu trúc này được xác định là trứng của giun đũa chủng loại Strongyloides stercoralis (Hình A), ấu trùng giun hình gậy có thực quản (Hình B),  và ấu trùng giun chỉ (Hình C).  Trong các mẫu phân sau đó, cũng xuất hiện vô số các ấu trùng giun hình gậy cũng như một vài dạng trưởng thành (Hình D).  Giun chỉ Strongyloides có thể tồn tại trong nhiều năm sau lần bị mắc phải ban đầu bởi vì mức độ tái nhiễm trùng thấp.  Tình trạng này có thể chuyển sang thành một hội chứng tăng nhiễm trùng (hyperinfection syndrome), trong đó các ấu trùng bị phát tán khắp nơi gây ra bệnh ở nhiều cơ quan (multiorgan disease), đặc biệt ở các bệnh nhân được trị liệu ức chế miễn dịch (immunosuppression) bằng thuốc, chẳng hạn như có liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc glucocorticoid.  Tình trạng nhiễm trùng huyết (bacteremia) với các sinh vật gram-âm trong ruột cũng có thể xảy ra, gắn liền với sự di chuyển của giun qua thành ruột.  Trong trường hợp hiếm, giun có khả năng sinh sản trứng có thể được phát hiện trong phổi.  Vì hội chứng tăng nhiễm trùng gắn liền với tỷ lệ tử vong cao, do đó điều quan trọng là phải kiểm tra để tìm ra trùng ký sinh này ở các bệnh nhân từ những khu vực địa lý mà tình trạng này lan tràn trước khi bắt đầu trị liệu ức chế miễn dịch.  Mặc dù đã được điều trị cho tình trạng nhiễm trùng, nhưng bệnh nhân này đã qua đời do các biến chứng liên quan đến hội chứng tăng nhiễm trùng. 


Tiến sĩ y khoa Lee Schroeder
Bác sĩ y khoa Niaz Banaei
Stanford University School of Medicine, Stanford, CA
niazbanaei@stanford.edu

KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

Giun chỉ Strongyloides stercoralis, cùng với các chủng loại khác bao gồm S. fülleborni, lây nhiễm cho loài tinh tinh (chimpanzees) và khỉ đầu chó (baboons), và có thể lây nhiễm cho người trong những trường hợp hiếm.  Giun chỉ Strongyloides stercoralis đầu tiên được phát hiện vào năm 1876 trong phân của những người lính Pháp ở Việt Nam, những binh sĩ này đã bị tiêu chảy nghiêm trọng, và chứng bệnh do sinh vật này gây ra trong nhiều năm được gọi là bệnh tiêu chảy Cochin-China.


Chu kỳ sống và sinh sản của giun chỉ Strongyloides diễn biến phức tạp hơn so với đa số các loại giun khác, xen lẫn giữa các chu kỳ sống tự do và ký sinh, và khả năng tái nhiễm trùng và tăng sản bên trong chủ thể bị nhiễm.  Có hai loại chu kỳ:

Chu kỳ sống tự do (free-living cycle): Ấu trùng giun hình gậy được truyền vào phân có thể lột xác hai lần và trở thành các ấu trùng giun chỉ gây lây nhiễm (phát triển trực tiếp) (6) hoặc lột xác 4 lần và trở thành các loại giun đực và cái (2) sống tự do, giao phối với nhau và sinh sản trứng (3) ấp ra ấu trùng giun hình gậy (4).  Ấu trùng này sau đó có thể phát triển thành thế hệ giun đũa mới sống tự do, hoặc trở thành các ấu trùng giun chỉ gây lây nhiễm (6).  Các ấu trùng giun chỉ xâm nhập qua da của người để bắt đầu chu kỳ ký sinh (6).

Chu kỳ ký sinh (Parasitic cycle): Ấu trùng giun chỉ (filariform larvae) trong đất bị nhiễm xâm nhập qua da người (6), và được vận chuyển đến phổi, ở đó chúng xâm nhập vào những khoảng không ở túi phổi; chúng được vận chuyển qua hệ thống cuống phổi (bronchial tree) tới yết hầu (pharynx), được nuốt vào và đi đến ruột non (small intestine) (7).  Trong ruột non, chúng lột xác 2 lần và trở thành giun cái (8).  Giun cái sống chui nhủi trong biểu mô của ruột non và sinh sản trứng bằng quá trình sinh sản đơn tính (9), tạo ra các ấu trùng giun hình gậy.  Ấu trùng giun hình gậy (rhabditiform larvae) có thể đi vào phân, hoặc có thể gây tái nhiễm trùng (10).  Trong trường hợp tái nhiễm trùng (autoinfection), ấu trùng giun hình gậy trở thành ấu trùng giun chỉ gây lây nhiễm, chúng có thể xâm nhập qua màng nhầy ruột non (nội nhiễm trùng) hoặc da ở khu vực quanh hậu môn (ngoại nhiễm trùng); trong cả hai trường hợp, ấu trùng giun chỉ có thể đi theo lộ trình đã được mô tả, được đưa đến phổi, hệ thống cuống phổi, yết hầu, và ruột non nơi chúng phát triển thành giun đũa; hoặc chúng có thể phát tán khắp nơi trong cơ thể.  Cho đến nay, các trường hợp bị tái nhiễm trùng các ký sinh trùng ở người chỉ được xác nhận là các trường hợp bị nhiễm giun chỉ Strongyloides stercoralisCapillaria philippinensis.  Trong trường hợp giun chỉ Strongyloides, tình trạng tái nhiễm trùng có thể cho thấy khả năng bị nhiễm trùng kéo dài nhiều năm ở những người chưa từng sống ở những khu vực bị phát tán lan tràn và khả năng bị tăng nhiễm trùng (hyperinfection) ở những các nhân bị ức chế miễn dịch.

Giun chỉ Strongyloides stercoralis lây nhiễm cho khoảng 30 triệu người ở 70 nước trên thế giới.  Tình trạng nhiễm trùng thường dẫn đến bệnh mãn tính (mạn tính) không triệu chứng ở ruột, có thể không phát hiện ra trong nhiều thập niên.  Tuy nhiên, ở những bệnh nhân tiếp nhận trị liệu lâu dài bằng thuốc corticosteroid, tình trạng tăng nhiễm trùng (hyperinfection) có thể xảy ra, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao (lên đến 87%).  Bệnh nhiễm giun chỉ Strongyloides stercoralis rất khó chẩn đoán vì số lượng trùng ký sinh không nhiều và sản lượng ấu trùng không đều đặn.  Kết quả xét nghiệm phân bằng cách sử dụng các phương pháp truyền thống không phát hiện được ấu trùng trong 70% các trường hợp bị nhiễm bệnh.  Một số phương pháp phân tích chẩn đoán miễn dịch đã cho thấy không mang lại hiệu quả trong việc phát hiện các trường hợp nhiễm trùng bị phát tán và cho thấy phản ứng chéo ở mức độ lớn với giun móc (hookworm), giun chỉ (filariae), và sán máng (schistosome).  Mặc dù điều quan trọng là phải phát hiện các trường hợp bị nhiễm giun chỉ S. stercoralis ngấm ngầm trước khi thực hiện hóa trị hoặc trước khi bắt đầu tiến hành trị liệu ức chế phản ứng miễn dịch bằng thuốc ở các bệnh nhân có nguy cơ, nhưng vẫn chưa có một xét nghiệm đặc biệt và tạo sự khác biệt nào. 


Nguồn(Source):







1 comments:

Tôi nghĩ sơ đồ phía trên là nói vê GIUN LƯƠN moi dung chu!

Post a Comment