Bệnh tăng nhãn áp ám chỉ một nhóm các chứng bệnh về mắt dẫn đến tình trạng hủy hoại dây thần kinh thị giác, đây là loại dây thần kinh có chức năng dẫn truyền các thông tin về thị giác từ mắt đến não.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng hủy hoại dây thần kinh thị giác là do áp suất bị tăng cao trong mắt, còn được gọi là áp suất trong mắt (intraocular pressure - IOP).
Định nghĩa của bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) đã thay đổi một cách đáng kể từ lúc nó xuất hiện vào thời điểm của Hippocrates (khoảng năm 400 trước Công Nguyên). Chữ glaucoma bắt nguồn từ chữ Hy Lạp glaucosis, có nghĩa là mờ hoặc màu xanh lam, thường mô tả bệnh nhân bị phù giác mạc (corneal edema) hoặc bệnh đục thủy tinh thể (cataract: bệnh cườm mắt) phát triển nhanh do hiện tượng áp suất trong mắt tăng cao kéo dài gây ra. Qua nhiều năm, khái niệm về bệnh tăng nhãn áp tiếp tục được cải thiện, đặc biệt trong 100 năm qua, cho đến ngày nay.
KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) là một chứng rối loạn về dây thần kinh thị giác, trong đó các tế bào thần kinh ở phần trước của dây thần kinh (các tế bào hạch thần kinh) sẽ chết đi. Quá trình này không thể đảo ngược. Trước đây, người ta tin rằng bệnh tăng nhãn áp là hầu như luôn luôn do hiện tượng tăng áp suất trong mắt gây ra. Tuy nhiên, bệnh tăng nhãn áp cũng có thể xuất hiện ở các bệnh nhân có áp suất trong mắt bình thường hoặc thậm chí có áp suất mắt thấp, do đó hiện tượng hủy hoại dây thần kinh thị giác hiện nay được xem là yếu tố quan trọng để giúp chẩn đoán.
Thể Dịch Nước. Để tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp, điều quan trọng trước tiên là xem xét thể dịch nước (aqueous humor), là chất dịch trong suốt, tuần hoàn liên tục qua ngăn trước của mắt khỏe mạnh, và là một điểm chú trọng của các nghiên cứu về bệnh tăng nhãn áp. (Chất lỏng này không liên quan đến nước mắt, cũng như không phải là chất giống thạch có tên thể dịch pha lê (vitreous humor) chứa trong ngăn sau của mắt).
Thể dịch nước có hai chức năng quan trọng trong mắt:
- Cung cấp các chất cần thiết cho khu vực xung quanh tròng đen (iris: mống mắt) và phía sau giác mạc (cornea)
- Tạo áp suất để giúp duy trì hình thể của mắt
Dẫn Lưu Thể Dịch và Áp Suất Trong Mắt. Thể dịch nước được sản sinh liên tục ở bên trong phần trước mắt, tạo ra áp suất được gọi là áp suất trong mắt (intraocular pressure – IOP). Để bù lại lượng chất lỏng chảy vào trong và để duy trì áp suất trong mắt ở mức bình thường, thể dịch nước thoát ra giữa tròng đen và giác mạc (một khu vực được gọi là góc dẫn lưu – drainage angle). Thể dịch thoát ra bằng cách chảy qua hai kênh bên trong góc dẫn lưu này:
- Lưới sợi mô liên kết (trabecular meshwork), một mạng lưới có lỗ giống bọt biển, các hành lang kết nối của nó được xem là lộ trình thoát “truyền thống”. Đa số các quá trình dẫn lưu dịch mắt ra ngoài xảy ra ở khu vực này và các dòng chảy từ lưới sợi mô liên kết đến một nhóm các mạch máu bao quanh ngăn ngoài, được gọi là kênh Schlemm (Schlemm’s canal). Từ đây, thể dịch này đi vào các ngăn chứa rồi sau đó chảy ra ngoài đi vào hệ thống tuần hoàn máu thông thường của cơ thể.
- Lộ trình thoát thể dịch nước dư (uveoscleral pathway) nằm phía sau lưới sợi mô liên kết và được gọi là lộ trình “không truyền thống”. Lên đến 30% dung lượng thể dịch này chảy ra qua kênh này.
Áp Suất Trong Mắt. Áp suất trong mắt (intraocular eye pressure – IOP) tăng cao thực sự xuất hiện trong đa số trường hợp bệnh tăng nhãn áp, nhưng một số bệnh nhân có áp suất trong mắt bình thường, mà thường được duy trì ở mức từ 10 – 20 mmHg. Các số đo áp suất trong mắt tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, nhưng không nhất thiết có nghĩa rằng bệnh nhân bị tăng nhãn áp.
Damage to optic nerve: Tình trạng hủy hoại dây thần kinh thị giác
Pressure inside eye: Áp suất bên trong mắt
Bệnh tăng nhãn áp là một thuật ngữ được dùng để mô tả một số chứng bệnh về mắt ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác (optic nerve). Trong đa số trường hợp, hiện tượng hủy hoại dây thần kinh thị giác do tình trạng tăng áp suất trong mắt (intraocular pressure) gây ra.
Bệnh Tăng Nhãn Áp Góc Mở Chính
Đa số những người mắc bệnh tăng nhãn áp với dạng được gọi là tăng nhãn áp góc mở chính (primary open angle glaucoma), còn được gọi là tăng nhãn áp góc mở mãn tính (chronic open-angle glaucoma). Bệnh tăng nhãn áp góc mở cơ bản là một vấn đề về sự sắp xếp các mạch và ống dẫn.
Tiến trình bệnh có thể diễn ra như sau:
- Góc dẫn lưu tiếp tục mở, nhưng các kênh dẫn lưu trong lộ trình lưới sợi mô liên kết bị tắc nghẽn. Lộ trình này chịu trách nhiệm cho quá trình dẫn lưu thể dịch nước ra ngoài. Khi chất dịch tiếp tục được sản sinh nhưng không thể thoát ra ngoài một cách hợp lý, thì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng.
- Chất dịch trong ngăn trước của mắt tích lũy và làm tăng áp suất trong mắt (intraocular pressure).
- Áp suất trong mắt tạo áp lực lên dây thần kinh thị giác ở phía sau mắt.
- Theo thời gian, áp lực kéo dài hoặc các yếu tố khác làm hủy hoại (không thể hồi phục được) các sợi dây thần kinh thị giác dài và mỏng, gọi là sợi trục thần kinh(axon), các sợi trục này có chức năng chuyển tải các hình ảnh đến não.
- Khi các sợi trục này chết đi, đầu nhỏ (giống hình cái tách) của dây thần kinh thị giác có thể dần dần bị xẹp xuống biến thành một hình thể phình to bất thường.
Hiện tượng hủy hoại dây thần kinh thị giác là một tình trạng bệnh lý tăng nhãn áp cơ bản. Nếu không được điều trị, dây thần kinh sẽ dần dần thoái hóa cho đến khi một người bị mất thị giác, đầu tiên là ở thị giác ngoại biên (thị giác ở “góc mắt”). Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị mất thị giác trung tâm (ở khu vực giữa mắt), và cuối cùng có thể bị mù. (Hiện tượng mù hầu như luôn luôn có thể tránh khỏi nếu được chữa trị sớm).
Bệnh tăng nhãn áp góc mở chính có khuynh hướng bắt đầu ở một mắt nhưng dần dần sẽ bao gồm cả hai mắt. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị tình trạng hủy hoại thần kinh lan rộng ra (generalized nerve damage). Còn một nửa số bệnh nhân chỉ bị hủy hoại thần kinh khu vực, tạo ra các bất thường có hình cái nêm ở các lớp sợi thần kinh của võng mạc.
Bệnh Tăng Nhãn Áp Bình Thường
Áp suất trong máu ở mức bình thường (12 – 22 mmHg) trong khoảng 25 – 30% các trường hợp tăng nhãn áp ở Hoa Kỳ, một tình trạng bệnh lý được gọi là tăng nhãn áp bình thường (normal-tension glaucoma). Các yếu tố khác hiện diện có tác dụng gây ra tình trạng hủy hoại dây thần kinh thị giác nhưng không ảnh hưởng đến áp suất trong mắt (IOP).
Bệnh Tăng Nhãn Áp Góc Đóng
Bệnh tăng nhãn áp góc đóng (closed-angle glaucoma hoặc angle-closure glaucoma) chiếm tỷ lệ khoảng 15% trong tổng số các trường hợp bệnh. Chứng bệnh này ít phổ biến hơn bệnh tăng nhãn áp góc mở (open-angle glaucoma) ở Hoa Kỳ, nhưng nó nó chiếm 50% các trường hợp bệnh tăng nhãn áp trên toàn thế giới bởi vì những người Châu Á có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn. Tròng đen (mống mắt) bị đẩy vào các thấu kính (lens), thỉnh thoảng dán dính vào đó, đóng các góc dẫn lưu lại. Quá trình này có thể xảy ra rất bất ngờ, tạo nên một hiện tượng gia tăng áp suất tức thời. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cũng có thể là mãn tính hoặc diễn tiến theo thời gian, một tình trạng bệnh lý ít phổ biến hơn.
Bệnh Tăng Nhãn Áp Bẩm Sinh
Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh (congenital glaucoma), trong đó các kênh dẫn lưu của mắt không phát triển bình thường, xuất hiện sau khi sinh. Bệnh này tương đối hiếm, xuất hiện với tỷ lệ 1/10 000 trong số các trẻ sơ sinh. Đây có thể là một chứng bệnh di truyền và thường có thể được chữa trị bằng phương pháp vi phẫu thuật (microsurgery).
Mắt
Các Bộ Phận Xử Lý Ánh Sáng. Để hiểu được thị lực, chúng ta bắt đầu từ ánh sáng và đường truyền của nó qua các cấu trúc nhạy cảm ánh sáng giống máy ảnh của mắt:
- Đầu tiên, ánh sáng đi qua giác mạc (cornea), một tổ chức mô trong suốt ở phía trước của mắt.
- Phía sau giác mạc, tròng đen (các tổ chức mô có màu ở mắt) mở ra và đóng lại giống như một cửa chớp của máy ảnh (camera shutter) để kiểm soát đường truyền của ánh sáng.
- Thấu kính (lens), nằm ở phía sau tròng đen (mống mắt), hội tụ ánh sáng, sau đó ánh sáng đi đến võng mạc (retina).
- Võng mạc là một màng điện mỏng được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh nhận ánh sáng(photoreceptor), các tế bào thần kinh này có chức năng nhận và biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu.
- Một lớp tế bào, được gọi là hạch võng mạc (retinal ganglia), nhận các tín hiệu từ võng mạc. Các tế bào thần kinh này là các đầu trước của các sợi thần kinh thị giác, đến lượt chúng, nhận các tín hiệu này.
- Dây thần kinh thị giác thực sự là một sợi cáp được cấu tạo bởi 1,2 triệu sợi trục thần kinh (axon). Dây thần kinh thị giác truyền các tín hiệu này đến não, ở đây não biến đổi các tín hiệu này thành các hình ảnh.
- Các hình ảnh này rời khỏi mắt qua đĩa thị giác (optic disc), đĩa này nằm ở phía sau mắt.
Eye lid: Mí mắt
Lacrimal caruncle: Mào tuyến nước mắt
Tear duct: Tuyến nước mắt
Lateral rectus muscle: Cơ thẳng bên
Sclera: Màng cứng
Choroid: Màng mạch
Retina: Võng mạc
Macula lutea: Điểm vàng
Fovea centralis (central depression): Hố thị giác
Optic nerve and retinal blood vessels: Dây thần kinh thị giác và các mạch máu thuộc võng mạc
Vitreous body (filled with vitreous humor): Thể dịch pha lê
Optic disc (blind spot): Đĩa thị giác (điểm mù)
Right Eye (view from above): Mắt phải (nhìn từ trên xuống)
Medial rectus muscle: Cơ thẳng giữa
Ciliary body and muscle: Nếp mi và cơ
Suspensory ligaments: Sụn hỗ trợ thấu kinh
Posterior chamber: Ngăn sau
Anterior chamber (filled with aqueous humor): Ngăn trước (chứa đầy thể dịch nước)
Cornea: Giác mạc (màng sừng)
Lens: Thấu kính
Pupil: Con ngươi (đồng tử)
Iris: Tròng đen (mống mắt)
Cross section of human eye: Mặt cắt của mắt người
Lens: Thấu kính
Iris: Tròng đen
Cornea: Giác mạc (màng sừng)
Pupil: Con ngươi (đồng tử)
Object: Vật thể
Liquid: Chất dịch
Ligaments: Sụn
Cilliary Muscle: Cơ mí
Retina: Võng mạc
Inverted image of object: Hình vật thể bị lộn ngược
Optical nerve: Dây thần kinh thị giác
Jelly: Chất thạch
Các Ngăn Hỗ Trợ. Để giúp hỗ trợ và bảo vệ các cấu trúc nhạy cảm này, mắt có hai ngăn chứa chất dịch:
- Ngăn sau là một khu vực lớn nằm sau tròng đen (mống mắt).
- Chất dịch đi qua ngăn sau vào ngăn trước nằm ở khu vực phồng ra giữa tròng đen và phần trước của mắt.
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment