Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Friday, August 23, 2013

CAO HUYẾT ÁP (HIGH BLOOD PRESSURE - HYPERTENSION) - Do LQT Biên Dịch


CÁC TRIỆU CHỨNG

Có một sự nhận thức sai khá phổ biến khi cho rằng những người bị cao huyết áp sẽ gặp phải các triệu chứng như hồi hộp, toát mồ hôi, khó ngủ hoặc bị đỏ mặt (facial flushing). Cao huyết áp được gọi một cách thích hợp là “kẻ giết người âm thầm”, bởi vì chứng bệnh này thường không tạo ra các triệu chứng.  Chứng cao huyết áp nếu không được chữa trị sẽ gia tăng từ từ theo thời gian.  Những người từ 18 tuổi trở lên nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.  Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên này là đặc biệt quan trọng cho những người có các yếu tố nguy cơ, cũng như cần thay đổi lối sống cho phù hợp.  Các đề xuất này là rất quan trọng cho những cá nhân bị tiền cao huyết áp(prehypertension) hoặc cao huyết áp, có thành viên trong gia đình bị cao huyết áp đồng thời bị quá cân hoặc trên 40 tuổi.

Chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy rằng cao huyết áp không gây nhức đầu ngọai trừ có lẽ trong trường hợp cao huyết áp cấp cứu (huyết áp tâm thu cao hơn 180 hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 110)

Vào đầu những năm 1900, người ta đã cho rằng những người bị cao huyết áp thường bị nhức đầu.  Tuy nhiên, nghiên cứu về lĩnh vực này không hỗ trợ cho quan điểm này.  Theo một nghiên cứu, bệnh nhân cao huyết áp xem ra ít bị nhức đầu hơn cộng đồng dân số bình thường rất nhiều.

Trong một nghiên cứu được đăng trong tạp chí Thần Kinh Học(Neurology), những người với huyết áp tâm thu cao (số đo nằm trên) có khoảng 40% khả năng ít bị nhức đầu hơn so với những người có số đo huyết áp bình thường.  Các nhà nghiên cứu cũng xem xét một số đo khác được gọi là huyết áp nhịp mạch (pulse pressure), đó là sự thay đổi huyết áp khi tim co bóp.  Huyết áp nhịp mạch được đo bằng cách dùng số đo nằm trên trừ đi số đo nằm dưới.  Những người có số đo nhịp mạch cao sẽ có 50% khả năng ít bị nhức đầu.  Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng số đo huyết áp nhịp mạch càng cao, thì các mạch máu càng bị xơ cứng.  Mạch máu càng bị xơ cứng, thì các đầu dây thần kinh càng hoạt động ít bình thường hơn.  Nếu các đầu dây thần kinh không hoạt động bình thường, thì cá nhân đó càng có ít khả năng cảm nhận được cảm giác đau nhức.

Do đó, các cơn nhức đầu hoặc tình trạng không xuất hiện các cơn nhức đầu không phải là các dấu hiệu đáng tin cậy cho huyết áp của bạn.  Thay vào đó, hãy kiểm tra với bác sĩ và biết được số đo huyết áp của bạn.

Ngoại trừ trường hợp cao huyết áp cấp cứu, các tình trạng chảy máu mũi không phải là một dấu hiệu đáng tin cậy để phát hiện chứng cao huyết áp.  Trong một nghiên cứu, 17% số người được điều trị chứng cao huyết áp cấp cứu ở bệnh viện đều đã bị chảy máu mũi.  Tuy nhiên, 83% trường hợp được báo là không có triệu chứng này.  Mặc dù người ta cũng lưu ý rằng một số người ở các giai đoạn đầu của chứng cao huyết áp có thể bị chảy máu mũi nhiều hơn bình thường, nhưng vẫn có thể có những cách giải thích khác.  Nếu các tình trạng chảy máu mũi thường xảy ra (mỗi tuần trên một lần) hoặc nếu các tình trạng này trở nên nghiêm trọng hoặc khó ngưng lại, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Hãy nhớ rằng chảy máu mũi có thể do nhiều yếu tố gây ra, với yếu tố phổ biến nhất là không khí khô.  Niêm mạc mũi chứa nhiều mạch máu rất nhỏ và có thể dễ dàng bị chảy máu.  Ở vùng khí hậu nóng, chẳng hạn như sa mạc, vùng Tây Nam hoặc không khí trong nhà khi dùng sưởi, các màng nhầy ở mũi có thể bị khô và làm cho mũi dễ bị chảy máu.  Các nguyên nhân khác bao gồm hỉ mũi quá mạnh; các chứng bệnh như dị ứng, cảm lạnh, viêm xoang mũi hoặc thành lỗ mũi bị dời chỗ sang một bên (deviated septum); và các tác dụng phụ do một số thuốc kháng đông, chẳng hạn như thuốc warfarin (Coumadin®) hoặc aspirin.

Các Triệu Chứng Liên Quan Khác Không Mang Tính Thuyết Phục

Bạn không nên tự đánh giá các triệu chứng nhằm tự chẩn đoán chứng cao huyết áp.  Việc chẩn đoán phải được bác sĩ tiến hành.  Một loạt các triệu chứng có thể liên quan gián tiếp đến chứng cao huyết áp nhưng không phải lúc nào cũng do chứng cao huyết áp gây ra, chẳng hạn:

-      Các chấm máu ở mắtĐúng vậy, các chấm máu ở mắt (subconjunctival hemorrhage) thường xuất hiện phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hoặc cao huyết áp, nhưng cả hai chứng bệnh này không tạo ra các chấm máu này.  Các chấm trôi nổi ở mắt (eye floaters) không liên quan đến chứng cao huyết áp.  Tuy nhiên, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện thương tổn của dây thần kinh thị giác do chứng cao huyết áp không được điều trị gây ra.
-      Đỏ mặtTình trạng đỏ mặt xảy ra khi các mạch máu ở mặt bị nở ra.  Tình trạng đỏ mặt có thể xảy ra đột ngột hoặc do phản ứng lại một số yếu tố kích thích, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh, thực phẩm cay, gió, thức uống nóng và các sản phẩm dưỡng da.  Tình trạng đỏ mặt cũng có thể xảy ra khi bị rối loạn cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng, uống rượu bia và tập thể dục, tất cả các yếu tố này đều có thể làm tăng huyết áp tạm thời.  Mặc dù tình trạng đỏ mặt có thể xảy ra khi huyết áp của bạn tăng cao hơn bình thường, nhưng chứng cao huyết áp không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng đỏ mặt.
-      Chóng mặt.  Mặc dù không do chứng cao huyết áp gây ra, tình trạng chóng mặt có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc chống cao huyết áp.  Tuy nhiên, không nên xem thường tình trạng chóng mặt, đặc biệt nếu như bạn phát hiện tình trạng chóng mặt xuất hiện đột ngột.  Bị chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp và gặp khó khăn trong việc đi bộ đều là các dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não).  Chứng cao huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Các Triệu Chứng của Trường Hợp Cao Huyết Áp Cấp Cứu

Trong các trường hợp hiếm (dưới 1% số bệnh nhân bị cao huyết áp), huyết áp sẽ tăng nhanh (với áp suất tâm trương thường tăng lên 130 mm Hg hoặc cao hơn), dẫn đến tình trạng cao huyết áp cấp cứu (hypertensive emergency hoặc malignant hypertension hoặc accelerated hypertension).  Đây là một tình trạng có thể gây tử vong, do đó phải được điều trị ngay tức khắc.  Những bệnh nhân bị cao huyết áp không được kiểm soát hoặc có bệnh sử bị suy tim là những người có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp cấp cứu.

Bệnh nhân nên điện thoại ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng sau đây xuất hiện:

-      Tình trạng uể oải (ngủ gà gật)
-      Rối loạn tinh thần
-      Nhức đầu
-      Buồn nôn
-      Mất thị lực
-      Khó thở
-      Chảy máu mũi nhiều hơn bình thường


Nguồn bổ sung:








Monday, August 19, 2013

CAO HUYẾT ÁP (HIGH BLOOD PRESSURE - HYPERTENSION) - Do LQT Biên Dịch


CÁC BIẾN CHỨNG

Cao huyết áp tạo ra áp lực lên một số cơ quan (được gọi là các cơ quan mục tiêu), bao gồm thận, mắt, và tim, làm cho các cơ quan này bị hủy hoại theo thời gian.  Cao huyết áp góp phần gây ra 75% trong tổng số các trường hợp bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim.  Chứng bệnh này đặc biệt gây chết người ở cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi.

Các nguy cơ bị biến chứng hoặc khả năng tiến triển nhanh của chứng cao huyết áp trở nên phổ biến hơn khi có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm huyết áp tăng cao đáng kể, trở nên cao tuổi, hút thuốc lá, tăng cholesterol, trong gia đình có thành viên bị bệnh tim sớm, béo phì, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bệnh mạch vành, và có chứng cứ bị bệnh mạch máu(vascular disease).




Stroke: Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Chronic high blood pressure (hypertension) left untreated can lead to:  Tình trạng cao huyết áp mãn tính nếu không được điều trị có thể dẫn đến
Blood vessel damage (arteriosclerosis): Tổn thương mạch máu (xơ cứng thành động mạch)
Heart Attack or heart failure: Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
Kidney failure: Suy thận

Chứng cao huyết áp là một rối loạn đặc thù bởi tình trạng huyết áp tăng cao thường xuyên.  Chứng bệnh này phải được giám sát, điều trị và kiểm soát bằng thuốc, các thay đổi về lối sống, hoặc phối hợp cả hai.

Các Biến Chứng Tim

Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim do cao huyết áp (hypertensive heart disease), nguyên nhân dẫn đầu gây đau yếu và tử vong do cao huyết áp.  Bệnh tim do cao huyết áp là một nhóm các biến chứng, bao gồm:

Bệnh Mạch Vành.  Cao huyết áp góp phần làm dày thành mạch máu, mà nó có thể gây ra hoặc làm trở xấu chứng xơ vữa động mạch (atherosclerosis: các mảng vữa cholesterol tích tụ trong mạch máu).  Kết quả cuối cùng là bệnh mạch vành (coronary artery disease - CAD), còn được gọi là bệnh thiếu máu tim cục bộ (ischemic heart disease), do đó làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực (angina), nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não), và tử vong.  Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Suy Tim.  Cao huyết áp làm tăng khối lượng công việc cho tim.  Theo thời gian, điều này có thể làm cho cơ tim bị dày thêm.  Khi tim bơm máu chống lại huyết áp tăng cao trong các mạch máu, thì tâm thất trái nở to và số lượng máu do tim bơm mỗi phút (cardiac output) giảm xuống, một tình trạng được gọi là chứng phì đại tâm thất trái (left ventricular hypertrophy - LVH).  Nếu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến suy tim (heart failure).




Normal heart: Tim bình thường
Hypertensive heart: Tim bị cao huyết áp
Thickening in walls of ventricles: Tình trạng thành tâm thất bị dày thêm

Chứng cao huyết áp là một rối loạn đặc thù bởi tình trạng huyết áp tăng cao thường xuyên.  Thông thường, cao huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu (systolic blood pressure: số đo nằm trên, đại diện cho áp suất được tạo ra khi tim đập) trên 140, hoặc huyết áp tâm trương (số đo nằm dưới, đại diện cho áp suất trong các mạch máu khi tim thư giãn) trên 90.


Loạn Nhịp Tim.  Cao huyết áp làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp tim (cardiac arrythmias: rối loạn hoặc những bất thường của nhịp tim).  Loạn nhịp tim bao gồm co giật tâm nhĩ (atrial fibrillation), tâm thất co bóp sớm (premature ventricular contractions), và tâm thất đập nhanh (ventricular tachycardia: tim đập trên 100 nhịp mỗi phút ở người thành niên).

Đột Quỵ (Tai Biến Mạch Máu Não)

Khoảng 2 phần 3 số ngươi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) lần đầu có huyết áp tăng cao tương đối (160/95 mm Hg hoặc hơn).  Những người bị cao huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng đến gấp 10 lần so với bình thường, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của huyết áp khi có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác.  Cao huyết áp còn là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng được gọi là tai biến thiếu máu não cục bộ (cerebral infarcts), hoặc tình trạng tắc nghẽn ở các mạch não (đột quỵ nhỏ), mà có thể dự đoán được cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) chính hoặc tiến triển thành chứng mất trí nhớ (dementia) theo thời gian.

Bệnh Tiểu Đường (Đái Tháo Đường) và Bệnh Thận

Bệnh Tiểu Đường.  Cao huyết áp, và một số loại thuốc được dùng để trị bệnh này, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường (đái tháo đường).  Có những mối liên hệ sinh học chặt chẽ giữa tình trạng kháng insulin (có hoặc không có bệnh tiểu đường) và chứng cao huyết áp.  Người ta vẫn chưa rõ chứng bệnh nào là nguyên nhân gây ra chứng bệnh nào.

Những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hoặc bệnh thận mãn tính cần phải giảm huyết áp xuống mức 130/80 mm Hg hoặc thấp hơn để bảo vệ tim và giúp ngăn ngừa các biến chứng phổ biến của hai chứng bệnh này xảy ra.  Lên đến 75% các rối loạn tim mạch ở những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể là do cao huyết áp.

Ủy Ban Dịch Vụ Phòng Chống Hoa Kỳ (United States Preventive Services Task Force) đề xuất kiểm tra bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2 ở tất cả bệnh nhân có mức huyết áp trên 135/80 mm Hg.

Bệnh Thận Giai Đoạn Cuối.  Cao huyết áp gây ra khoảng 30% trong số tất cả các trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối (end-stage renal disease, hoặc ESRD).  Chỉ có bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dẫn đến nhiều trường hợp bị suy thận hơn.  Các bệnh nhân bị tiểu đường (đái tháo đường) và cao huyết áp cần được giám sát thật chặt chẽ để phát hiện sự phát triển của bệnh thận.

Chứng Mất Trí Nhớ

Cao huyết áp tâm thu cô lập (isolated systolic hypertension) có thể tạo ra nguy cơ đặc biệt cho chứng mất trí nhớ.

Tổn Thương Mắt

Cao huyết áp có thể làm tổn thương các mạch máu ở võng mạc mắt, gây ra tình trạng có tên là bệnh võng mạc (retinopathy).




Hypertension can cause damage to the retina of the eye: Cao huyết áp có thể làm tổn thương võng mạc của mắt.
Retina: Võng mạc
Hard exudates: Các tiết dịch dạng cứng
Macula: Điểm vàng
Cotton wool spots: Các chấm giống nùi bông trắng
Flame hemorrhage: Vết xuất huyết do áp suất cao

Tổn thương võng mạc do huyết áp cao được gọi là hypertensive retinopathy.  Tình trạng này xảy ra khi tình trạng huyết áp cao đang tồn tại làm thay đổi khu vực các mạch máu nhỏ của võng mạc.  Trong số những phát hiện đầu tiên của chứng bệnh này là các vết xuất huyết do áp suất cao (flame hemorrhage) và các chấm nùi bông trắng (cotton wool spot).  Khi bệnh võng mạc do cao huyết áp tiến triển, các tiết dịch cứng có thể xuất hiện xung quanh điểm vàng cùng với hiện tượng sưng điểm vàng và dây thần kinh thị giác (optic nerve), làm suy giảm thị lực.  Trong các trường hợp nghiêm trọng, tổn thương vĩnh viễn đến dây thần kinh thị giác hoặc điểm vàng có thể xảy ra.

Suy Giảm Chức Năng Sinh Lý

Những nam giới bị cao huyết áp và những người hút thuốc lá thường có tình trạng suy giảm chức năng sinh lý (sexual dysfunction: bất lực ở nam giới, hoặc lạnh cảm ở phụ nữ) xảy ra phổ biến và nghiêm trọng hơn so với cộng đồng dân số chung.  Mặc dù các loại thuốc trước đây được dùng để trị cao huyết áp gây ra tình trạng suy giảm chức năng cương cứng (erectile dysfunction) như một tác dụng phụ, nhưng có nhiều chứng cứ gần đây cho thấy rằng bản thân quá trình bệnh gây cao huyết áp là nguyên nhân chính gây suy giảm chức năng cương cứng.  Các loại thuốc ức chế phosphodiesterase loại 5 (phosphodiesterase type 5 [PDE5] inhibitors) uống bằng miệng, chẳng hạn như sildenafil (Viagra), xem ra không tạo nguy cơ cho đa số nam giới bị cả hai chứng cao huyết áp và suy giảm chức năng cương cứng.  Tuy nhiên, những bệnh nhân nam giới có chứng cao huyết áp không được kiểm soát và không ổn định không nên sử dụng các loại thuốc trị suy giảm chức năng cương cứng.  Những bệnh nhân nam giới đang được trị liệu bằng các loại thuốc nitrate cho bệnh tim không thể sử dụng các loại thuốc chống suy giảm chức năng cương cứng.

Mang Thai và Cao Huyết Áp

Nhiều phụ nữ, có khả năng phát triển chứng cao huyết áp khi họ trở nên có tuổi, tăng huyết áp lần đầu tiên trong thời gian mang thai.  Các số đo huyết áp bị tăng cao thường xuất hiện vào lúc mới mang thai, trước 16 – 20 tuần.  (Tình trạng này khác với chứng tiền sản giật).  Những phụ nữ này thường cần đến các loại thuốc chống cao huyết áp trong thời gian mang thai và tự giám sát chặt chẽ bản thân cũng như thai nhi.  Bị cao huyết áp sau khi mang thai cũng thường phổ biến.

Tình trạng cao huyết áp đột ngột và nghiêm trọng ở các phụ nữ mang thai là một phần của chứng tiền sản giật, mà có thể rất nghiêm trọng cho người mẹ và con trẻ.  Chứng tiền sản giật xảy ra ở khoảng 10% trong số tất cả các trường hợp mang thai, thường ở thai kỳ thứ 3 của lần mang thai đầu tiên, và chấm dứt ngay sau khi sinh con.  Các triệu chứng và các dấu hiệu khác của chứng tiền sản giật bao gồm nước tiểu chứa protein, nhức đầu nghiêm trọng, và sưng mắt cá chân.

Giảm nguồn cung cấp máu đến nhau thai có thể làm cho trẻ sinh ra bị nhẹ cân và gây tổn thương đến mắt hoặc não ở thai nhi.  Các trường hợp tiền sản giật nghiêm trọng có thể gây tổn thương thận, co giật, và bà mẹ bị hôn mê, đồng thời có thể gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi.  Những phụ nữ có nguy cơ bị tiền sản giật (đặc biệt những người đang bị cao huyết áp) cần được giám sát cẩn thận để phát hiện chứng tiền sản giật.  Cả bà mẹ và thai nhi sẽ được giám sát chặt chẽ sau khi chẩn đoán bị tiền sản giật.  Có thể cần đến các loại thuốc trị huyết áp.  Sinh con là cách chữa trị chính của chứng tiền sản giật.  Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ khoa sản sẽ cần phải làm cho bệnh nhân sinh sớm.

Hội Chứng Chuyển Hóa

Hội chứng này là một nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể - bao gồm tăng chu vi phần eo, cao mỡ trung tính (triglycerides), giảm cholesterol “tốt”, cao huyết áp, và tăng mức insulin.  Nếu bạn bị cao huyết áp, bạn sẽ có nhiều khả năng có các thành phần của hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome).  Bạn càng có nhiều những thành phần này, thì bạn càng có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Phình Mạch

Huyết áp tăng cao có thể làm cho các mạch máu bị suy yếu và phồng ra, hình thành tình trạng phình mạch (aneurysm).  Nếu chỗ phình mạch bị rách, bệnh nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.  

Giảm Nguồn Cung Cấp Máu Đến Chân

Kết quả là, khi các cơ ở chân làm việc căng thẳng hơn (chẳng hạn như trong lúc tập thể dục hoặc đi bộ), thì chúng không thể nhận đủ máu và khí oxy.  Cuối cùng, có thể không có đủ máu và oxy, ngay cả khi các cơ đang thư giãn.  Do đó, bệnh nhân có thể xảy ra tình trạng đau và vọp bẻ vào ban đêm, đau nhức hoặc ngứa ran ở chân và các ngón chân.


Nguồn bổ sung:






Sunday, August 11, 2013

CAO HUYẾT ÁP (HIGH BLOOD PRESSURE - HYPERTENSION) - Do LQT Biên Dịch


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Trong suốt thập kỷ qua, con số những người ở Hoa Kỳ bị cao huyết áp đã tăng lên khoảng 30%.  Hiện nay, có trên 73 triệu người ở Hoa Kỳ tuổi từ 20 trở lên (1 trong 3 người thành niên) bị cao huyết áp, và chứng bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 1 tỷ người trên khắp thế giới.  Khoảng 20 – 30% số người bị cao huyết áp không biết được họ bị chứng bệnh này.

Những người được chẩn đoán bị tiền cao huyết áp (huyết áp có phạm vi từ 120 – 139 /80 – 89 mm Hg) có nhiều nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp.

Tuổi Tác và Giới Tính

Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ chính gây cao huyết áp.  Huyết áp tăng theo tuổi tác ở cả nam giới lẫn phụ nữ, thật vậy, nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp cả đời là khoảng 90%.  Các nguy cơ bị cao huyết áp gia tăng ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi.  Có trên một nửa số người ở Hoa Kỳ trên 60 tuổi bị chứng cao huyết áp.  Chứng cao huyết áp cũng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em và thiếu niên.  Trong số những người trẻ tuổi, trẻ nam có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp hơn so với trẻ nữ.

Chủng Tộc Và Sắc Dân

So với người Da Trắng và các nhóm sắc tộc khác, người Mỹ gốc Châu Phi có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn.  Có trên 40% số nam giới và nữ giới người Mỹ gốc Châu Phi bị cao huyết áp.  Đây có thể là nguyên nhân gây ra 40% trong tổng số các trường hợp tử vong trong nhóm này.  Cao huyết áp có khuynh hướng bắt đầu ở độ tuổi trẻ hơn trong số những người Mỹ gốc Châu Phi, thường tỏ ra nghiêm trọng hơn, và tạo ra nhiều nguy cơ bị tử vong sớm do nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não), suy tim, và suy thận.

Bệnh Sử Gia Đình

Những người có cha mẹ hoặc những người thân khác có cùng huyết thống bị cao huyết áp sẽ có nhiều nguy cơ phát triển chứng bệnh này.  Bạn cũng có thể di truyền yếu tố nguy cơ này cho con cái.  Đó là lý do tại sao trẻ em cũng như người thành niên cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên.  Bạn không thể kiểm soát yếu tố di truyền, nhưng bạn có thể tiến hành thực hiện một lối sống lành mạnh và giảm bớt các yếu tố nguy cơ khác.  Các chọn lựa về lối sống có thể cho phép nhiều người có truyền thống gia đình bị cao huyết áp tránh khỏi chứng bệnh này.

Chứng Béo Phì

Có khoảng 1 phần 3 số bệnh nhân cao huyết áp bị tình trạng quá cân.  Chỉ số trọng lượng cơ thể (body mass index – BMI) từ 25 – 30 được xem là quá cân (overweight).  Chỉ số trọng lượng cơ thể trên 30 được xem là béo phì (obese).  Có trên 2 phần 3 (67,3%) số người thành niên ở Hoa Kỳ bị quá cân hoặc béo phì (trên 149 triệu người thành niên).  Khoảng 1 trong số 3 (31,8%) trẻ em ở Hoa Kỳ (23 900 000) tuổi từ 2 đến 19 bị quá cân hoặc bị béo phì. Thậm chí những người thành niên hơi bị béo phì cũng có nguy cơ gấp đôi phát triển chứng cao huyết áp so với những người có cân nặng bình thường.  Các trẻ nhỏ và các trẻ vị thành niên bị béo phì sẽ có nhiều nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp hơn khi các trẻ này bước vào tuổi thành niên.

Chứng Ngưng Thở Tắc Nghẽn Trong Lúc Ngủ

Theo đánh giá của Viện Tim, Phổi, và Huyết Học Hoa Kỳ(National Heart, Lung, and Blood), có khoảng 12 triệu người ở Hoa Kỳ bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ.  Chứng ngưng thở tắc nghẽn trong lúc ngủ (obstructive sleep apnea), một rối loạn trong đó các mô trong cổ họng bị sụp xuống làm tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến hơi thở tạm ngưng và xảy ra lặp đi lặp lại trong lúc ngủ, xuất hiện ở nhiều bệnh nhân bị cao huyết áp.  Não bộ làm cho cá nhân đang ngủ phải thức giấc để ho hoặc nuốt không khí vào đồng thời làm cho khí quản mở ra trở lại.  Mối liên hệ giữa chứng ngưng thở trong lúc ngủ và cao huyết áp đã được xem phần lớn là do béo phì, nhưng các nghiên cứu đang tìm thấy rằng những người bị chứng ngưng thở trong lúc ngủ có tỷ lệ bị cao huyết áp lớn hơn bất chấp cân nặng của họ.

Các Chứng Bệnh khác

Một số chứng bệnh mãn tính khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp, bao gồm cao cholesterol, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), và bệnh thận.

Các Yếu Tố Về Lối Sống

Hút Thuốc Lá.  Hút thuốc lá là một nguy cơ chính gây ra chứng cao huyết áp.  Hút thuốc lá làm tăng huyết áp tạm thời và làm tăng nguy cơ phá hủy các động mạch.



Muối và Kali.  Ăn quá nhiều muối (sodium) có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp ở một số người.  Tương tự, chế độ ăn uống chứa quá ít kali (potassium) có thể làm cho cơ thể tích lũy quá nhiều natri.  Natri và kali là những chất kiểm soát quan trọng cho sự cân bằng chất lỏng trong các tế bào.

Rượu Bia.  Tiêu thụ bia rượu quá nhiều và thường xuyên có thể làm tăng huyết áp.  Phụ nữ có thể dễ bị nhạy cảm hơn đối với các tác động đến huyết áp của bia rượu. Nếu bạn uống bia rượu, cố gắng hạn chế số lượng bia rượu tiêu thụ, không quá 2 ly mỗi ngày cho đàn ông và 1 ly mỗi ngày cho phụ nữ.  Một ly tương đương 12 oz (355 ml) bia, 4 oz (118 ml) rượu vang, 1,5 oz (44 ml) rượu mạnh 40% độ cồn (80-proof liquor), hoặc 1 oz (30 ml) rượu mạnh 50% độ cồn (100-proof liquor).



Ít Vận Động.  Một lối sống ngồi (nằm) nhiều và thiếu vận động thể chất có thể làm tăng nguy cơ tăng cân.



Stress.  Tình trạng căng thẳng tinh thần và cảm xúc có thể làm tăng huyết áp tạm thời, nhưng khoa học vẫn chưa chứng minh được stress là nguyên nhân gây ra chứng cao huyết áp.  Một số nhà khoa học đã lưu ý đến mối liên hệ giữa bệnh tim mạch vành(coronary heart disease) và stress trong cuộc sống của mỗi cá nhân – hành vi sống lành mạnh và địa vị kinh tế xã hội.  Cách thức bạn đối phó với stress có thể ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ được thành lập khác cho chứng cao huyết áp hoặc bệnh tim.  Tình trạng căng thẳng thường xuyên có thể dẫn đến khả năng bạn tham gia vào những thói quen không tốt cho sức khỏe (chẳng hạn như ăn quá nhiều, hút thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc, tiêu thụ rượu bia, thiếu tập thể dục) mà có thể góp phần gây ra chứng cao huyết áp.



Quá Ít Vitamin D Trong Chế Độ Ăn.  Người ta vẫn chưa rõ việc tiêu thụ quá ít vitamin D trong chế độ ăn có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp không.  Vitamin D có thể ảnh hưởng đến một loại men (enzyme) được thận sản sinh, men này ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.

Có khoảng 5 – 10% các trường hợp cao huyết áp do một chứng bệnh đang tồn tại gây ra.  Dạng cao huyết áp này được gọi là chứng cao huyết áp phụ (secondary hypertension) vì  do một chứng bệnh khác xuất hiện trước gây ra.

Các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp phụ, bao gồm:

-      Rối loạn ở thận, bao gồm một khối u ở tuyến thượng thận (adrenal gland).
-      Động mạch chủ có cấu trúc bất thường (mạch máu lớn dẫn máu rời khỏi tim) xuất hiện lúc mới sinh.
-      Hẹp một số động mạch.


Nguồn bổ sung:







Tuesday, August 6, 2013

CAO HUYẾT ÁP (HIGH BLOOD PRESSURE - HYPERTENSION) - Do LQT Biên Dịch


CHẨN ĐOÁN

Thông thường, việc đánh giá chẩn đoán chứng cao huyết áp chủ yếu bao gồm đo chính xác huyết áp của bệnh nhân, thu thập thông tin về bệnh sử cũng như kiểm tra sức khỏe tổng quát, và thu thập các kết quả xét nghiệm định kỳ.  Điện tâm đồ 12 tín hiệu điện (12-lead electrocardiogram) cũng nên được tiến hành.  Các bước này có thể giúp xác định:

-      Sự hiện diện của tình trạng hủy hoại cơ quan chính trong cơ thể
-      Các nguyên nhân có thể gây ra chứng cao huyết áp
-      Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
-      Các giá trị tiêu chuẩn để xác định các tác dụng sinh hóa của trị liệu

Đa số những cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát đều bao gồm việc đo huyết áp.  Bệnh nhân không nên hút thuốc, tập thể dục, hoặc tiêu thụ các loại thức uống chứa caffeine trong vòng 30 phút trước khi đo huyết áp.

Đo Huyết Áp

-      Dụng cụ tiêu chuẩn để đo huyết áp được gọi là máy đo huyết áp (sphygmomanometer).  Các số đo sử dụng đơn vị thủy ngân, chứa đầy cột trung tâm trong máy đo huyết áp, dụng cụ này đã được sử dụng trong nhiều năm.  (Các máy đo hiện đại được thiết kế giúp ngăn ngừa tình trạng rò rỉ thủy ngân).
-      Một băng quấn được bơm phồng, có gắn một đồng hồ đo, được quấn quanh cánh tay của bệnh nhân trong lúc bệnh nhân đang ở tư thế ngồi dựa lưng, và cánh tay được đo huyết áp phải đưa ra ngang tầm với tim.  Băng quấn được bơm phồng sẽ làm gián đoạn tạm thời dòng chảy của máu trong động mạch ở cánh tay, sau đó dòng chảy sẽ tái hoạt động sau khi băng quấn từ từ xì hơi. 
-      Chuyên gia y tế đo huyết áp sẽ lắng nghe bằng ống nghe(stethoscope).
-      Âm thanh bơm máu đầu tiên mà chuyên gia y tế nghe được ghi là áp suất tâm thu (systolic pressure), và âm thanh cuối cùng được ghi là áp suất tâm trương (diastolic pressure).
-      Nếu một số đo huyết áp đầu tiên nằm trên mức bình thường, chuyên gia y tế có thể sẽ đo thêm 2 hoặc nhiều lần, cách nhau khoảng 2 phút khi bệnh nhân đang ngồi hoặc nằm xuống.  Có thể có thêm một lần đo nữa sau khi bệnh nhân đã đứng được 2 phút.  Nếu các số đo vẫn tăng cao, chuyên gia y tế sẽ lấy các số đo huyết áp ở cả hai cánh tay.




Every health care visit should include a blood pressure reading: Mỗi lần khám sức khỏe phải bao gồm kiểm tra huyết áp.

Để đo huyết áp, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ có tên là “máy đo huyết áp – sphygmomanometer”, thường được gọi là băng quấn đo huyết áp (blood pressure cuff).  Băng quấn này sẽ được quấn xung quanh phần trên của cánh tay và được bơm phồng để chặn dòng chảy của máu trong động mạch.  Khi băng quấn được xì hơi từ từ, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe (stethoscope) để lắng nghe sự bơm máu qua động mạch này.  Các âm thanh này hiển thị trên một dụng cụ được gắn với băng quấn.  Âm thanh bơm máu đầu tiên mà bác sĩ nghe được ghi là áp suất tâm thu, và âm thanh cuối cùng là áp suất tâm trương.

Mặc dù kiểm tra này đã được sử dụng trong hơn 90 năm qua, nhưng nó chưa hoàn toàn chính xác hoặc nhạy bén.  Các yếu tố sau đây có thể làm cho số đo huyết áp xuống thấp một cách sai lầm:

-      Băng quấn quá rộng
-      Tình trạng mất nước

Số đo huyết áp tăng cao một cách sai lầm có thể do:

-      Băng quấn quá nhỏ
-      Căng thẳng tinh thần (stress)
-      Mới tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc thức uống (chẳng hạn như cà phê) có tác dụng làm tăng huyết áp
-      Mới tiếp xúc với thuốc lá
-      Mới tập thể dục

Các số đo huyết áp được thực hiện ở phòng khám bác sĩ có nhiều khả năng cao hơn so với các số đo được thực hiện ở nhà.  Điều này có thể là do “cao huyết áp áo blouse trắng” gây ra, đó là, huyết áp chỉ tăng cao trong lúc đi khám bác sĩ.  Các bệnh nhân bị chứng cao huyết áp áo blouse trắng (white-coat hypertension) có thể cần phải được đo thêm huyết áp.

Theo Dõi Huyết Áp Di Động

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu một số bệnh nhân sử dụng máy theo dõi huyết áp di động trong 24 giờ.  Dụng cụ này kiểm tra huyết áp cứ mỗi 15 – 30 phút cả ngày lẫn đêm, đồng thời cung cấp các số đo huyết áp cho bác sĩ.  Phương pháp theo dõi huyết áp di động có thể được dùng cho các bệnh nhân bị cao huyết áp nghiêm trọng hoặc cho những người khó kiểm soát huyết áp của họ.  Phương pháp này còn giúp phân biệt chứng cao huyết áp thực sự và chứng cao huyết áp áo blouse trắng.  Theo dõi huyết áp di động còn có thể có lợi cho việc chẩn đoán các trẻ em bị nghi ngờ bị cao huyết áp.

Theo Dõi Tại Nhà

Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association – AHA) đề xuất rằng tất cả bệnh nhân bị cao huyết áp nên giám sát huyết áp tại nhà thường xuyên.  Bên cạnh các lợi ích khác, việc theo dõi huyết áp tại nhà còn có thể giúp kiểm tra xem các loại thuốc trị huyết áp có tác dụng không.

Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ đề xuất:

-      Hãy mua dụng cụ theo dõi huyết áp có các băng quấn vừa vặn với phần trên cánh tay của bạn.  Các máy theo dõi huyết áp đeo ở cổ tay không được khuyến khích sử dụng.  Phải chọn loại băng quấn vừa vặn với bắp tay.
-      Hãy yêu cầu bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng máy theo dõi huyết áp.  Cánh tay của bạn phải được chống đỡ trong lúc đo huyết áp, với phần bắp tay (phần trên của cánh tay) nằm ngang tầm với tim và chân bạn đặt trên mặt đất (dựa lưng vào ghế, không ngồi chéo chân).
-      Đo 2 hoặc 3 lần trong lúc đang ngồi nghỉ trên ghế, cách nhau khoảng 1 phút.  Điều quan trọng là đo huyết áp cùng thời gian mỗi ngày, chẳng hạn vào buổi sáng hoặc ban đêm.  Bác sĩ có thể đề xuất thời gian cụ thể để đo huyết áp.
-      Số đo chỉ tiêu là dưới 135/85 mm Hg hoặc dưới 130/80 mm Hg ở các bệnh nhân có nguy cơ cao.

Các Thay Đổi Về Huyết Áp Ở Nhà.  Thông thường, huyết áp của mỗi  người sẽ thay đổi giống nhau trong suốt một ngày.  Khi theo dõi huyết áp tại nhà, điều quan trọng là phải lưu ý những thay đổi sau đây:

-      Huyết áp thường tăng cao nhất từ sáng đến giữa buổi chiều.
-      Huyết áp thường xuống thấp nhất trong lúc ngủ.  Một số người (đặc biệt là những phụ nữ hậu mãn kinh) có một chứng bệnh được gọi là cao huyết không xuống thấp (nondipper hypertension), trong đó huyết áp không xuống thấp vào ban đêm.
-      Trong lúc đi bộ, huyết áp ở đa số người thường tăng lên đột ngột.  Ở những người bị cao huyết áp nghiêm trọng, đây là thời điểm có nhiều nguy cơ nhất bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ.




Coronal section of the brain showing middle cerebral artery: Mặt cắt vòng của não cho thấy động mạch của não giữa.
Atherosclerotic clot: Khối vữa động mạch
Blood clot: Huyết khối (cục máu đông)

Một cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) bao gồm tình trạng hủy hoại não do hiện tượng mất đi lưu lượng máu tuần hoàn đến một khu vực của não.  Hiện tượng tắc nghẽn thường xảy ra khi một cục máu đông (huyết khối) hoặc mảng vữa động mạch tách ra khỏi động mạch ở nơi khác trong cơ thể sau đó bám vào bên trong hệ thống mạch não.





Plaque build up in the coronary artery blocking blood flow and oxygen to the heart: Mảng vữa tích lũy trong động mạch vành ngăn chặn lưu lượng máu và oxy truyền đến tim.
Damage and death to heart tissue shown in purple: Mô tim bị tổn thương và hoại tử là khu vực có màu tím

Một cơn nhồi máu cơ tim (heart attack hoặc acute myocardial infarction) xảy ra khi một trong số các động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn.  Hiện tượng tắc nghẽn có thể do động mạch này bị vọp bẻ hoặc do chứng xơ vữa động mạch (với tình trạng huyết khối hình thành nghiêm trọng) gây ra.  Hiện tượng tắc nghẽn này gây hủy hoại mô và làm cho phần cơ tim này mất khả năng co bóp vĩnh viễn.




Hypertension is consistently high blood pressure of at least 140 (systolic) over 90 (diastolic): Cao huyết áp thường có số đo huyết áp ít nhất là 140/90 (tâm thu/tâm trương)

Cao huyết áp là một rối loạn đặc thù bởi tình trạng huyết áp tăng cao thường xuyên.  Do đó, chứng bệnh này phải được giám sát, điều trị, và kiểm soát bằng thuốc, thay đổi lối sống, hoặc phối hợp cả hai phương pháp.



Kiểm Tra Sức Khỏe Tổng Quát Để Phát Hiện Các Biến Chứng Của Bệnh Cao Huyết Áp

Nếu huyết áp bị tăng cao, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp mạch của bệnh nhân, kiểm tra phần sau của mắt, kiểm tra khu vực cổ để phát hiện các tĩnh mạch hoặc tuyến giáp bị sưng phồng, kiểm tra tim để phát hiện tình trạng tim lớn cũng như những tiếng tim đập không bình thường (murmur), kiểm tra vùng bụng và nhịp mạch ở chân.




Thyroid: Tuyến giáp

Tuyến giáp, một bộ phận của hệ thống nội tiết, đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quá trình chuyển hóa của cơ thể.








Bệnh Sử

Nếu nghi ngờ bị cao huyết áp, bác sĩ sẽ thu thập những thông tin sau đây:

-      Bệnh sử cá nhân và gia đình, đặc biệt các trường hợp bị cao huyết áp, đột quỵ (tai biến mạch máu não), các vấn đề về tim, bệnh thận, hoặc bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
-      Các yếu tố nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ (tai biến mạch máu não), bao gồm hút thuốc lá, tiêu thụ muối, béo phì, không vận động, và cholesterol ở mức không tốt cho sức khỏe.
-      Các loại thuốc đang sử dụng
-      Bất cứ triệu chứng nào mà có thể cho thấy chứng cao huyết áp phụ (secondary hypertension: do một rối loạn khác gây ra).  Các triệu chứng này bao gồm nhức đầu, tim đập nhanh bất thường, chảy mồ hôi nhiều, vọp bẻ cơ hoặc đuối sức, hoặc đi tiểu nhiều.
-      Các yếu tố về xúc cảm hoặc môi trường mà có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

Xét Nghiệp và Các Kiểm Tra Khác

Sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện bị cao huyết áp, bệnh nhân có thể cần phải thực hiện thêm những kiểm tra để giúp xác định xem đó có phải là chứng cao huyết áp phụ (do một chứng bệnh khác gây ra) và có cơ quan nào bị tổn thương không.

Xét Nghiệm Máu và Phân Tích Nước Tiểu.  Các xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra một số yếu tố, bao gồm mức kali (potassium), cholesterol, đường trong máu (để xét nghiệm bệnh tiểu đường), nhiễm trùng, chức năng thận, và các vấn đề khác.  Ví dụ, đo mức creatinine trong máu là một kiểm tra cần thiết cho tất cả các bệnh nhân bị cao huyết áp để xác định tình trạng hủy hoại thận.

Các Kiểm Tra Đánh Giá Tim.  Các kiểm tra này bao gồm:

-      Đa số bệnh nhân sẽ được đo điện tim (electrocardiogram – ECG) tại phòng khám bác sĩ.
-      Kiểm tra tác động của thể dục lên tim (exercise stress test) có thể cần thiết cho những bệnh nhân có thêm các triệu chứng của bệnh động mạch vành.
-      Biểu đồ siêu âm tim (echocardiogram) sẽ cần đến khi nó giúp cho bác sĩ quyết định có nên bắt đầu điều trị không.  Nói chung, kiểm tra này không cần thiết cho các bệnh nhân chỉ bị cao huyết áp và không có các triệu chứng khác.




Điện tâm đồ (electrocardiogram – ECG, EKG) được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh tim, từ bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh đến nhồi máu cơ tim và viêm cơ tim (myocarditis) ở người thành niên.  Có vài dạng điện tâm đồ khác nhau.






Exercising 30 minutes a day can help you loose weight, which can lower blood pressure: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn giảm cân, nhờ đó có thể hạ huyết áp.

Giảm cân khoảng 10 lbs (0,45 kg) có thể đủ để giúp hạ huyết áp.  Giảm cân có thể giúp gia tăng hiệu lực của các loại thuốc trị cao huyết áp và còn có thể giảm các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường (đái tháo đường) và cao cholesterol “xấu” LDL.


Các Kiểm Tra Đánh Giá Thận.  Các kiểm tra này bao gồm:

-      Kiểm tra phản xạ siêu âm (Dopplerhoặc duplex test) có thể được thực hiện để kiểm tra xem một trong các động mạch cung cấp máu cho thận có bị thu hẹp hay không, một tình trạng gọi là thu hẹp động mạch thận(renal artery stenosis).
-      Kiểm tra siêu âm cũng có thể được thực hiện để kiểm tra thận.

Đánh Giá Các Nguyên Nhân Phụ Bị Nghi Ngờ

Các kiểm tra khác có thể được tiến hành dựa trên các phát hiện lâm sàng hoặc ở những cá nhân nghi ngờ bị cao huyết áp phụ hoặc có chứng cứ bị hủy hoại các cơ quan chính trong cơ thể, các tiến trình này có thể là kiểm tra số lượng tế bào máu (complete blood count – CBC), chụp hình ngực (chest radiograph), kiểm tra axit uric, kiểm tra hàm lượng protein albumin trong nước tiểu(urine microalbumin test).  Sau đây là bản tóm tắt các kiểm tra sàng lọc (screening test) để xác định các nguyên nhân cụ thể gây ra chứng cao huyết áp trong Báo Cáo Thứ 7 của Ủy Ban Liên Hợp Quốc Gia về Ngăn Ngừa, Phát Hiện, Đánh Giá, và Điều Trị Chứng Cao Huyết Áp (Seventh Report of the Joint National Committee of Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure - JNC 7).



Chứng Cao Huyết Áp Có Thể Nhận Ra và Các Kiểm Tra Sàng Lọc

Tình Trạng Bệnh Lý

Kiểm Tra Sàng Lọc
Bệnh thận mãn tính (mạn tính)

Ước tính tỷ lệ lọc cuộn cầu thận

Hẹp động mạch chủ

Chụp CT mạch

Hội chứng Cushing; các trường hợp khác của tình trạng thừa glucocorticoid (ví dụ: trị liệu steroid dài hạn)

Kiểm tra ức chế thuốc dexamethasone
Cao huyết áp do thuốc gây ra/liên quan đến thuốc*

Kiểm Tra Hàm Lượng Thuốc (Cấm)
U Tủy Tuyến Thượng Thận (Pheochromocytoma)

Kiểm tra chất metanephrine và normetanephrine trong nước tiểu 24 giờ

Tình trạng thừa aldosterone chính (primary aldosteronism), các trường hợp thừa mineralocorticoid

Kiểm tra hàm lượng aldosterone trong nước tiểu 24 giờ, các xét nghiệm mineralocorticoid đặc biệt

Cao huyết áp động mạch thận
(Renovascular hypertension)
Siêu âm Doppler (đo tốc độ máu chảy trong mạch), chụp cộng hưởng từ mạch (MRA), chụp CT mạch (CTA)

Chứng ngưng thở trong lúc ngủ (Sleep apnea)
Kiểm tra giấc ngủ với việc đo độ bão hòa của oxy (kiểm tra cũng có thể bao gồm thang điểm đánh giá mức độ buồn ngủ vào ban ngày – Epworth Sleepiness Scale)

Bệnh tuyến giáp/tuyến cận giáp
(Thyroid/parathyroid disease)
Tuyến giáp kích thích mức hooc môn, mức hooc môn tuyến cận giáp trong máu

* Một số ví dụ của các yếu tố gây cao huyết áp bao gồm các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và các loại thuốc ức chế COX-2; các loại thuốc cấm; các loại thuốc có tác dụng tương tự chất dẫn truyền thần kinh (sympathomimetic agents); thuốc tránh thai uống bằng miệng hoặc các hooc môn steroid tuyến thượng thận; thuốc cyclosporine và tacrolimus; cam thảo; hooc môn erythropoietin; một số thực phẩm chức năng và thuốc không cần toa bác sĩ, chẳng hạn như ephedra, ma huang, và cam đắng (bitter orange).  Các nguyên nhân gây cao huyết áp liên quan đến thuốc có thể do liều lượng không đủ và những sự phối hợp không thích đáng.



Tình trạng protein albumin xuất hiện trong nước tiểu (tốc độ tiết ra nằm trong khoảng [5 — 20 μg min−1, 300 μg min−1]) là một dấu hiệu ban đầu của bệnh thận do tiểu đường (diabetic nephropathy) và cũng là dấu hiệu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và bị tử vong.  Các đề xuất cho rằng những cá nhân bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 1 nên được kiểm tra để phát hiện tình trạng albumin niệu (microalbuminuria).  Lợi ích của phương pháp kiểm tra này ở các bệnh nhân cao huyết áp không bị tiểu đường (đái tháo đường) vẫn chưa được thành lập.

Việc đo tỷ lệ aldosterone so với hoạt động của men rennin trong huyết tương (plasma rennin activity – PRA) được thực hiện để phát hiện chứng cứ bị tăng sản aldosterone chính (primary hyperaldosteronism).  Tỷ lệ cao hơn 20-30 được xem là bị mắc phải tình trạng bệnh này.  Đa số các loại thuốc trị cao huyết áp có thể làm tăng hoặc hạ tỷ số này một cách sai lầm.  Do đó, cần thiết phải có thời gian làm giảm nồng độ thuốc một cách hợp lý để đo được tỷ số aldosterone/rennin một cách chính xác.

Việc xem xét nguyên nhân phụ gây ra tình trạng tăng sản aldosterone chủ yếu là do ion kali (potassium ion) trong máu xuống thấp, đặc biệt trong trường hợp không bị khích thích hoặc mô tả một đáp ứng giảm kali quá mức đối với thành phần thiazide trong thuốc trị cao huyết áp.  Điều quan trọng là phải lưu ý rằng mức aldosterone có thể hạ thấp một cách giả tạo khi nồng độ ion kali trong máu xuống thấp (hypokalemia).  Ion kali trong máu xuống thấp và nồng độ bicarbonate (HCO3-) tăng cao (metabolic alkalosis) là những biểu hiện khá trễ của tình trạng tăng sản aldosterone chính.  Cần thu thập một mẫu nước tiểu trong 24 giờ để đo nồng độ natri (sodium) và kali (potassium).  Nếu mức natri trong nước tiểu cao hơn 100 mmol/L và mức kali thấp hơn 30 mmol/L, thì bệnh nhân không có khả năng bị tăng sản aldosterone.

Nếu mức kali trong nước tiểu vượt quá 30 mmol/L, thì bệnh nhân cần phải được đo mức hoạt động của rennin trong huyết tương.  Nếu mức hoạt động của rennin có số đo khá cao, thì nguyên nhân khả dĩ là trị liệu estrogen, cao huyết áp mạch thận, cao huyết áp ác tính, hoặc hội chứng thận thải nhiều natri (salt-wasting renal disease).  Khi hoạt động của rennin xuống thấp, mức aldosterone trong máu có thể được đo (aldosterone và rennin nên được đo cùng với nhau; việc đo riêng biệt sẽ làm mất tính chính xác).  Mức aldosterone xuống thấp cho thấy là do việc tiêu thụ cam thảo hoặc mineralocorticoid.  Mức aldosterone tăng cao cho thấy bị tăng sản aldosterone chính.  Chụp CT có thể xác định được sự hiện diện của u tuyến (adenoma).  Nếu không có những phát hiện của hình chụp CT, thì việc phân tích sự khác biệt giữa tình trạng tăng sản aldosterone và u tuyến thường trở nên rất khó khăn.

Việc xác định mức hooc môn kích thích tuyến giáp (thyroid-stimulating hormone – TSH) dễ thay đổi sẽ loại trừ được tình trạng giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism) hoặc tăng năng tuyến giáp (hyperthyroidism) ra khỏi nguyên nhân gây ra chứng cao huyết áp.

Nếu u tủy tuyến thượng thận bị nghi ngờ, thì các kiểm tra chất catecholamine trong nước tiểu (urinary catecholomines) và đo các phân tử metanephrine phân đoạn trong máu (fractionated metanephrines) là những chọn lựa tốt.  Đo phân tử metanephrine phân đoạn trong máu có tính chuyên biệt, nhưng mức độ nhạy bén của nó quá thấp, do đó không thể sử dụng cho mục đích kiểm tra sàng lọc.  

Đánh Giá Chứng Cao Huyết Áp Cấp Cứu

Các chất điện phân, kiểm tra hàm lượng nitơ trong máu bắt nguồn từ phân (blood urea nitrogen – BUN), và kiểm tra mức creatinine đều được sử dụng để xác định tình trạng suy giảm chức năng thận.  Kiểm tra số lượng tế bào máu và kiểm tra cổ tử cung (smear test) giúp loại trừ chứng thiếu máu vi mạch (microangiopathic anemia).  Thử nghiệm nước tiểu que nhúng (dipstick urinalysis) có thể được sử dụng để phát hiện tình trạng nước tiểu có máu (hematuria) hoặc nước tiểu có protein (proteinuria), và phân tích nước tiểu bằng kính hiển vi (microscopic urinalysis) có thể được sử dụng để phát hiện các hồng huyết cầu hoặc các cấu trúc hình ống cấu tạo bởi hồng huyết cầu (red blood cell cast).  Các kiểm tra tùy ý bao gồm thử nghiệm sàng lọc độc chất (toxicology screen), kiểm tra mang thai (pregnancy test), và kiểm tra tuyến nội tiết (endocrine testing).


Nguồn bổ sung: