CÁC BIẾN CHỨNG
Cao huyết áp tạo ra áp lực lên một số cơ quan (được gọi là các cơ quan mục tiêu), bao gồm thận, mắt, và tim, làm cho các cơ quan này bị hủy hoại theo thời gian. Cao huyết áp góp phần gây ra 75% trong tổng số các trường hợp bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim. Chứng bệnh này đặc biệt gây chết người ở cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi.
Các nguy cơ bị biến chứng hoặc khả năng tiến triển nhanh của chứng cao huyết áp trở nên phổ biến hơn khi có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm huyết áp tăng cao đáng kể, trở nên cao tuổi, hút thuốc lá, tăng cholesterol, trong gia đình có thành viên bị bệnh tim sớm, béo phì, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bệnh mạch vành, và có chứng cứ bị bệnh mạch máu(vascular disease).
Stroke: Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Chronic high blood pressure (hypertension) left untreated can lead to: Tình trạng cao huyết áp mãn tính nếu không được điều trị có thể dẫn đến
Blood vessel damage (arteriosclerosis): Tổn thương mạch máu (xơ cứng thành động mạch)
Heart Attack or heart failure: Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
Kidney failure: Suy thận
Chứng cao huyết áp là một rối loạn đặc thù bởi tình trạng huyết áp tăng cao thường xuyên. Chứng bệnh này phải được giám sát, điều trị và kiểm soát bằng thuốc, các thay đổi về lối sống, hoặc phối hợp cả hai.
Các Biến Chứng Tim
Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim do cao huyết áp (hypertensive heart disease), nguyên nhân dẫn đầu gây đau yếu và tử vong do cao huyết áp. Bệnh tim do cao huyết áp là một nhóm các biến chứng, bao gồm:
Bệnh Mạch Vành. Cao huyết áp góp phần làm dày thành mạch máu, mà nó có thể gây ra hoặc làm trở xấu chứng xơ vữa động mạch (atherosclerosis: các mảng vữa cholesterol tích tụ trong mạch máu). Kết quả cuối cùng là bệnh mạch vành (coronary artery disease - CAD), còn được gọi là bệnh thiếu máu tim cục bộ (ischemic heart disease), do đó làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực (angina), nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não), và tử vong. Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Suy Tim. Cao huyết áp làm tăng khối lượng công việc cho tim. Theo thời gian, điều này có thể làm cho cơ tim bị dày thêm. Khi tim bơm máu chống lại huyết áp tăng cao trong các mạch máu, thì tâm thất trái nở to và số lượng máu do tim bơm mỗi phút (cardiac output) giảm xuống, một tình trạng được gọi là chứng phì đại tâm thất trái (left ventricular hypertrophy - LVH). Nếu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến suy tim (heart failure).
Normal heart: Tim bình thường
Hypertensive heart: Tim bị cao huyết áp
Thickening in walls of ventricles: Tình trạng thành tâm thất bị dày thêm
Chứng cao huyết áp là một rối loạn đặc thù bởi tình trạng huyết áp tăng cao thường xuyên. Thông thường, cao huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu (systolic blood pressure: số đo nằm trên, đại diện cho áp suất được tạo ra khi tim đập) trên 140, hoặc huyết áp tâm trương (số đo nằm dưới, đại diện cho áp suất trong các mạch máu khi tim thư giãn) trên 90.
Loạn Nhịp Tim. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp tim (cardiac arrythmias: rối loạn hoặc những bất thường của nhịp tim). Loạn nhịp tim bao gồm co giật tâm nhĩ (atrial fibrillation), tâm thất co bóp sớm (premature ventricular contractions), và tâm thất đập nhanh (ventricular tachycardia: tim đập trên 100 nhịp mỗi phút ở người thành niên).
Đột Quỵ (Tai Biến Mạch Máu Não)
Khoảng 2 phần 3 số ngươi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) lần đầu có huyết áp tăng cao tương đối (160/95 mm Hg hoặc hơn). Những người bị cao huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng đến gấp 10 lần so với bình thường, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của huyết áp khi có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác. Cao huyết áp còn là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng được gọi là tai biến thiếu máu não cục bộ (cerebral infarcts), hoặc tình trạng tắc nghẽn ở các mạch não (đột quỵ nhỏ), mà có thể dự đoán được cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) chính hoặc tiến triển thành chứng mất trí nhớ (dementia) theo thời gian.
Bệnh Tiểu Đường (Đái Tháo Đường) và Bệnh Thận
Bệnh Tiểu Đường. Cao huyết áp, và một số loại thuốc được dùng để trị bệnh này, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Có những mối liên hệ sinh học chặt chẽ giữa tình trạng kháng insulin (có hoặc không có bệnh tiểu đường) và chứng cao huyết áp. Người ta vẫn chưa rõ chứng bệnh nào là nguyên nhân gây ra chứng bệnh nào.
Những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hoặc bệnh thận mãn tính cần phải giảm huyết áp xuống mức 130/80 mm Hg hoặc thấp hơn để bảo vệ tim và giúp ngăn ngừa các biến chứng phổ biến của hai chứng bệnh này xảy ra. Lên đến 75% các rối loạn tim mạch ở những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể là do cao huyết áp.
Ủy Ban Dịch Vụ Phòng Chống Hoa Kỳ (United States Preventive Services Task Force) đề xuất kiểm tra bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2 ở tất cả bệnh nhân có mức huyết áp trên 135/80 mm Hg.
Bệnh Thận Giai Đoạn Cuối. Cao huyết áp gây ra khoảng 30% trong số tất cả các trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối (end-stage renal disease, hoặc ESRD). Chỉ có bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dẫn đến nhiều trường hợp bị suy thận hơn. Các bệnh nhân bị tiểu đường (đái tháo đường) và cao huyết áp cần được giám sát thật chặt chẽ để phát hiện sự phát triển của bệnh thận.
Chứng Mất Trí Nhớ
Cao huyết áp tâm thu cô lập (isolated systolic hypertension) có thể tạo ra nguy cơ đặc biệt cho chứng mất trí nhớ.
Tổn Thương Mắt
Cao huyết áp có thể làm tổn thương các mạch máu ở võng mạc mắt, gây ra tình trạng có tên là bệnh võng mạc (retinopathy).
Hypertension can cause damage to the retina of the eye: Cao huyết áp có thể làm tổn thương võng mạc của mắt.
Retina: Võng mạc
Hard exudates: Các tiết dịch dạng cứng
Macula: Điểm vàng
Cotton wool spots: Các chấm giống nùi bông trắng
Flame hemorrhage: Vết xuất huyết do áp suất cao
Tổn thương võng mạc do huyết áp cao được gọi là hypertensive retinopathy. Tình trạng này xảy ra khi tình trạng huyết áp cao đang tồn tại làm thay đổi khu vực các mạch máu nhỏ của võng mạc. Trong số những phát hiện đầu tiên của chứng bệnh này là các vết xuất huyết do áp suất cao (flame hemorrhage) và các chấm nùi bông trắng (cotton wool spot). Khi bệnh võng mạc do cao huyết áp tiến triển, các tiết dịch cứng có thể xuất hiện xung quanh điểm vàng cùng với hiện tượng sưng điểm vàng và dây thần kinh thị giác (optic nerve), làm suy giảm thị lực. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tổn thương vĩnh viễn đến dây thần kinh thị giác hoặc điểm vàng có thể xảy ra.
Suy Giảm Chức Năng Sinh Lý
Những nam giới bị cao huyết áp và những người hút thuốc lá thường có tình trạng suy giảm chức năng sinh lý (sexual dysfunction: bất lực ở nam giới, hoặc lạnh cảm ở phụ nữ) xảy ra phổ biến và nghiêm trọng hơn so với cộng đồng dân số chung. Mặc dù các loại thuốc trước đây được dùng để trị cao huyết áp gây ra tình trạng suy giảm chức năng cương cứng (erectile dysfunction) như một tác dụng phụ, nhưng có nhiều chứng cứ gần đây cho thấy rằng bản thân quá trình bệnh gây cao huyết áp là nguyên nhân chính gây suy giảm chức năng cương cứng. Các loại thuốc ức chế phosphodiesterase loại 5 (phosphodiesterase type 5 [PDE5] inhibitors) uống bằng miệng, chẳng hạn như sildenafil (Viagra), xem ra không tạo nguy cơ cho đa số nam giới bị cả hai chứng cao huyết áp và suy giảm chức năng cương cứng. Tuy nhiên, những bệnh nhân nam giới có chứng cao huyết áp không được kiểm soát và không ổn định không nên sử dụng các loại thuốc trị suy giảm chức năng cương cứng. Những bệnh nhân nam giới đang được trị liệu bằng các loại thuốc nitrate cho bệnh tim không thể sử dụng các loại thuốc chống suy giảm chức năng cương cứng.
Mang Thai và Cao Huyết Áp
Nhiều phụ nữ, có khả năng phát triển chứng cao huyết áp khi họ trở nên có tuổi, tăng huyết áp lần đầu tiên trong thời gian mang thai. Các số đo huyết áp bị tăng cao thường xuất hiện vào lúc mới mang thai, trước 16 – 20 tuần. (Tình trạng này khác với chứng tiền sản giật). Những phụ nữ này thường cần đến các loại thuốc chống cao huyết áp trong thời gian mang thai và tự giám sát chặt chẽ bản thân cũng như thai nhi. Bị cao huyết áp sau khi mang thai cũng thường phổ biến.
Tình trạng cao huyết áp đột ngột và nghiêm trọng ở các phụ nữ mang thai là một phần của chứng tiền sản giật, mà có thể rất nghiêm trọng cho người mẹ và con trẻ. Chứng tiền sản giật xảy ra ở khoảng 10% trong số tất cả các trường hợp mang thai, thường ở thai kỳ thứ 3 của lần mang thai đầu tiên, và chấm dứt ngay sau khi sinh con. Các triệu chứng và các dấu hiệu khác của chứng tiền sản giật bao gồm nước tiểu chứa protein, nhức đầu nghiêm trọng, và sưng mắt cá chân.
Giảm nguồn cung cấp máu đến nhau thai có thể làm cho trẻ sinh ra bị nhẹ cân và gây tổn thương đến mắt hoặc não ở thai nhi. Các trường hợp tiền sản giật nghiêm trọng có thể gây tổn thương thận, co giật, và bà mẹ bị hôn mê, đồng thời có thể gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Những phụ nữ có nguy cơ bị tiền sản giật (đặc biệt những người đang bị cao huyết áp) cần được giám sát cẩn thận để phát hiện chứng tiền sản giật. Cả bà mẹ và thai nhi sẽ được giám sát chặt chẽ sau khi chẩn đoán bị tiền sản giật. Có thể cần đến các loại thuốc trị huyết áp. Sinh con là cách chữa trị chính của chứng tiền sản giật. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ khoa sản sẽ cần phải làm cho bệnh nhân sinh sớm.
Hội Chứng Chuyển Hóa
Hội chứng này là một nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể - bao gồm tăng chu vi phần eo, cao mỡ trung tính (triglycerides), giảm cholesterol “tốt”, cao huyết áp, và tăng mức insulin. Nếu bạn bị cao huyết áp, bạn sẽ có nhiều khả năng có các thành phần của hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome). Bạn càng có nhiều những thành phần này, thì bạn càng có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Phình Mạch
Huyết áp tăng cao có thể làm cho các mạch máu bị suy yếu và phồng ra, hình thành tình trạng phình mạch (aneurysm). Nếu chỗ phình mạch bị rách, bệnh nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Giảm Nguồn Cung Cấp Máu Đến Chân
Kết quả là, khi các cơ ở chân làm việc căng thẳng hơn (chẳng hạn như trong lúc tập thể dục hoặc đi bộ), thì chúng không thể nhận đủ máu và khí oxy. Cuối cùng, có thể không có đủ máu và oxy, ngay cả khi các cơ đang thư giãn. Do đó, bệnh nhân có thể xảy ra tình trạng đau và vọp bẻ vào ban đêm, đau nhức hoặc ngứa ran ở chân và các ngón chân.
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment