Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Monday, March 31, 2014

CHỨNG ĐAU BỤNG (ABDOMINAL PAIN) - Do LQT Biên Dịch


I.             CÁC CÂN NHC
II.           CÁC NGUYÊN NHÂN
III.          CHN ĐOÁN
IV.         CHĂM SÓC TI NHÀ
VII.       NGĂN NGA



Triệu chứng đau bụng là một cảm giác đau ở vị trí từ ngực xuống háng.  Khu vực này thường được gọi là vùng bao tử hoặc vùng bụng.


CÁC TÊN GỌI KHÁC

Stomach pain; Pain - abdomen; Belly ache; Abdominal cramps; Bellyache; Stomachache


CÁC CÂN NHẮC

Hầu như mọi người đều bị đau ở bụng vào một thời điểm nào đó.  Triệu chứng đau bụng thường không do các chứng bệnh nghiêm trọng gây ra.


Anatomical landmarks (front view): Các cấu trúc cơ thể (mặt trước)
Submandibular area: Khu vực dưới cằm
Sternal notch: Cấu trúc hình chữ V ở xương ức
Clavicle: Xương đòn
Upper arm: Phần bắp tay (từ vai xuống khủy tay)
Right costal margin: Mép sườn bên phải
Right upper quadrant: Phần tư trên bên phải (bụng)
Forearm: Cẳng tay
Right lower quadrant: Phần tư dưới bên phải (bụng)
McBurney’s point: Điểm McBurney
Thigh (anterior aspect): Bắp đùi (phần phía trước)
Leg (lateral aspect): Chân (phần bên hông)
Leg (medial aspect): Chân (phần bên trong)
Supraclavicular space: Hốc cổ
Sternum: Xương ức
Axilla (armpit): Nách
Left costal margin: Mép sườn bên trái
Anticubital fossa: Khu vực hình tam giác mặt trước của khuỷ tay (khủy tay trong)
Left upper quadrant: Phần tư trên bên trái (bụng)
Left anterior iliac crest: Mép trên phía trước bên trái của xương chậu
Left lower quadrant: Phần tư dưới bên trái (bụng)
Inguinal fold: Nếp háng
Thigh (lateral aspect): Bắp đùi (phần bên hông)
Thigh (medial aspect): Bắp đùi (phần bên trong)
Patella (knee cap): Mỏm đầu gối

Cơ thể có 3 mặt (trước, sau và bên hông) mà có thể rất có lợi nếu bạn chưa biết rõ về một khu vực nào đó trên cơ thể.  Nhiều khu vực được đặt tên theo thuật ngữ y khoa và có tính mô tả.  Ví dụ, khu vực phía sau đầu gối được gọi là lõm sau đầu gối (popliteal fossa).  Tuy nhiên, các khu vực giống như “bên hông” không thể có cả hai tên, vì thế vị trí của chúng có thể không được rõ ràng.

Có nhiều bộ phận ở vùng bụng.  Tình trạng đau ở vùng bụng có thể xuất phát từ bất cứ bộ phận nào ở khu vực này, bao gồm:

-      Các bộ phận liên quan đến tiêu hóa – đoạn cuối của thực quản, bao tử, ruột non và ruột già, gan, túi mật, và tuyến tụy
-      Động mạch chủ - là một mạch máu lớn chạy xuống vào bên trong ruột
-      Ruột thừa (ruột dư) – là một bộ phận ở phần bụng dưới bên phải mà không còn nhiều chức năng hoạt động
-      Thận – là hai bộ phận có hình dạng hạt đậu, nằm sâu bên trong khoang bụng
-      Lá lách – là một bộ phận có tác dụng bảo dưỡng máu và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng

Mức độ đau bạn gặp phải không phải lúc nào cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh gây ra cơn đau này.

Liver: Gan
Gallbladder: Túi mật
Large intestine: Ruột già
Esophagus: Thực quản
Stomach: Bao tử
Pancreas: Tuyến tụy
Small intestine: Ruột non
Rectum: Trực tràng

Thực quản, bao tử, ruột già và ruột non, được gan hỗ trợ, túi mật và tuyến tụy chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và phân hủy các thành phần không dinh dưỡng thành chất thải để bài tiết ra ngoài.



Ví dụ, bạn có thể cảm thấy đau bụng dữ dội nếu bạn bị đầy hơi hoặc bị vọp bẻ bao tử (stomach cramp) do viêm ruột và bao tử (viral gastroenteritis) gây ra.

Thỉnh thoảng, các chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như ung thư kết tràng (colon cancer) hoặc viêm ruột thừa chỉ có thể gây đau nhẹ hoặc không gây đau.

Những cách mô tả khác về cơn đau ở vùng bụng bao gồm:

-      Cơn đau có thể được khái quát hóa, có nghĩa là bạn cảm thấy cơn đau trong một khu vực lớn hơn nửa vùng bụng.  Cơn đau bụng này thường là do virut trong bao tử, khó tiêu, hoặc đầy hơi.  Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, thì nó có thể do tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây ra.
-      Cơn đau khu trú (cục bộ) được tìm thấy chỉ ở một khu vực của bụng.  Hình thức đau này có nhiều khả năng là dấu hiệu một bộ phận cơ thể có vấn đề, chẳng hạn như ruột thừa, túi mật, hoặc bao tử.
-      Cơn đau giống như bị vọp bẻ thường không nghiêm trọng, và có nhiều khả năng là do đầy hơi và sình bụng (bloating) gây ra.  Sau đó thường bị tiêu chảy (diarrhea).  Các dấu hiệu gây lo ngại nhiều hơn bao gồm cơn đau xảy ra thường xuyên, kéo dài trên 24 giờ, hoặc xảy ra cùng với tình trạng sốt.
-      Cơn đau thắt (colicky pain) là cơn đau xảy ra từng đợt.  Nó thường bắt đầu và kết thúc đột ngột, và thường nghiêm trọng.  Sỏi thận và sỏi mật là các nguyên nhân chính gây ra hình thức đau bụng này. (Trở về đầu trang)


CÁC NGUYÊN NHÂN

Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây ra chứng đau bụng.  Điều quan trọng là nhận biết được khi nào bạn cần đến sự chăm sóc về y tế ngay tức thì.  Thỉnh thoảng, bạn có thể chỉ cần điện thoại cho bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn vẫn tiếp diễn.


Esophagus: Thực quản
Pancreas: Tuyến tụy
Stomach: Bao tử
Large intestine: Ruột già
Small intestine: Ruột non
Appendix: Ruột thừa
Gallbladder: Túi mật
Liver: Gan

Quá trình tiêu hóa thức ăn được nhiều bộ phận trong cơ thể thực hiện.  Thực phẩm được thực quản đẩy xuống bao tử.  Bao tử pha trộn thực phẩm và bắt đầu phân nhỏ protein.  Sau đó, bao tử đưa thực phẩm vào ruột non.  Ruột non tiếp tục tiêu hóa thực phẩm và bắt đầu hấp thụ các chất dinh dưỡng.  Các chất được tuyến tụy tiết vào ruột non có tác dụng giúp trung hòa axit trong ruột để tạo ra môi trường thích hợp cho các men (enzyme) hoạt động.  Mật, từ túi mật và gan, nhũ tương hóa chất béo và gia tăng khả năng hấp thụ các axit béo.  Ruột già tạm thời lưu trữ và tạo độ đậm đặc cho phần không dinh dưỡng của thực phẩm cho đến khi nó được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng chất thải.

Các nguyên nhân gây đau bụng ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

-      Táo bón
-      Hội chứng khó chịu đường ruột (irritable bowel syndrome)
-      Dị ứng thực phẩm hoặc tình trạng không dung nạp (chẳng hạn như tình trạng không dung nạp lactose)
-      Ngộ độc thực phẩm (food poisoning)
-      Cúm bao tử (stomach flu: nhiễm virut đường ruột)

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

-      Viêm ruột thừa (Appendicitis)
-      Phình động mạch chủ bụng (Abdominal aortic aneurysm)
-      Tắc nghẽn đường ruột (Bowel blockage or obstruction)
-      Ung thư bao tử, kết tràng, và các bộ phận khác
-      Viêm túi mật (Cholecystitis) có sỏi hoặc không có sỏi
-      Thiếu máu ở ruột cục bộ (Ischemic bowel: Giảm lưu lượng máu đến ruột)
-      Viêm túi niêm mạc ruột (Diverticulitis)
-      Ợ chua, khó tiêu, hoặc trào ngược thực quản (gastroesophageal reflux - GERD)
-      Bệnh viêm đường ruột (Inflammatory bowel disease: Bệnh Crohn hoặc viêm niêm mạc kết tràng và trực tràng)
-      Sỏi thận
-      Viêm tuyến tụy (Pancreatitis)
-      Các tình trạng viêm loét

Thỉnh thoảng, đau bụng có thể do bị một vấn đề ở đâu đó trong cơ thể, chẳng hạn như ngực của bạn hoặc khu vực xương chậu.  Ví dụ, bạn có thể bị đau bụng nếu bạn bị:

-      Nhồi máu cơ tim
-      Đau bụng hành kinh (menstrual cramps) nghiêm trọng
-      Bệnh lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)
-      Giãn cơ
-      Bệnh viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease - PID)
-      Viêm phổi
-      Mang thai lạc vị (Tubal (ectopic) pregnancy)
-      Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary track infections)
-      Cơn tấn công bệnh tế bào hình liềm (sickle cell disease) có thể gây đau bụng.  Thỉnh thoảng người ta có thể nhầm lẫn với cơn đau của tình trạng viêm ruột thừa hoặc các bệnh lý của các bộ phận ở vùng bụng.
-      Bệnh giời bò (shingles: bệnh nhiễm trùng dây thần kinh đi kèm phát ban ở da, do virut đậu mùa gây ra) có thể gây đau ở vùng bụng.  Tuy nhiên, vì tình trạng phát ban xảy ra vài ngày sau khi cơn đau bắt đầu, do đó người ta dễ nhầm lẫn bị viêm ruột thừa hoặc các bệnh lý khác của các bộ phận ở vùng bụng.

Có một số tình trạng đau bụng không chỉ tập trung ở một khu vực của vùng bụng.  Hình thức đau bụng này có thể do:

-      Viêm ruột thừa
-      Bệnh Crohn
-      Tăng xeton trong máu (Diabetic ketoacidosis)
-      Viêm túi niêm mạc ruột
-      Chấn thương
-      Tắc nghẽn đường ruột (Intestinal obstruction)
-      Sa (lồng) ruột (Intussusception) (ở trẻ em)
-      Hội chứng khó chịu đường ruột
-      Nhiễm độc chì (Lead poisoning)
-      Viêm hạch bạch huyết màng treo ruột (Mesenteric lymphadenitis)
-      Viêm tuyến tụy
-      Bệnh viêm vùng chậu (nhiễm trùng các bộ phận sinh sản nữ)
-      Viêm niêm mạc bụng (Peritonitis)
-      Chứng thiếu máu tế bào hình liềm (Sickle cell anemia)
-      Cơ bụng bị kéo giãn
-      Phình động mạch chủ ngực (Thoracic aortic aneurysm)
-      Viêm niêm mạc kết tràng và trực tràng (Ulcerative colitis)
-      Tích tụ chất thải trong máu (Uremia)
-      Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection)
-      Nhiễm virut đường ruột (Viral gastroenteritis, stomach flu, stomach inflammation)

Các nguyên nhân gây đau ở vùng bụng dưới, thỉnh thoảng được gọi là đau vùng chậu, bao gồm:

-      Viêm ruột thừa
-      Viêm bàng quang (Cystitis)
-      Viêm túi niêm mạc ruột
-      Mang thai lạc vị
-      Bệnh lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)
-      Tắc nghẽn đường ruột
-      Đau bụng trong thời kỳ rụng trứng (Mittelschmerz: xảy ra 14 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp)
-      U nang buồng trứng (Ovarian cysts)
-      Bệnh viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease – PID: nhiễm trùng các cơ quan sinh sản nữ)
-      Viêm ống dẫn trứng (Salpingitis)

Các nguyên nhân gây đau vùng bụng trên bao gồm:

-      Đau thắt ngực (Angina: giảm lưu lượng máu đến tim)
-      Viêm ruột thừa
-      Viêm ống dẫn mật (Cholangitis)
-      Viêm tá tràng (viêm đoạn đầu của ruột non)
-      Sỏi mật (Gallstones)
-      Trào ngược thực quản
-      Nhồi máu cơ tim (Heart attack)
-      Viêm gan (Hepatitis)
-      Tắc nghẽn đường ruột
-      Thiếu máu ruột (giảm lưu lượng máu đến ruột)
-      Ung thư bạch cầu (Non-Hodgkin’s lymphoma)
-      Đau bụng không viêm loét (chứng khó tiêu không rõ nguyên nhân)
-      Viêm tuyến tụy
-      Viêm loét đường tiêu hóa (Peptic ulcer)
-      Viêm ngoại tâm mạc (Pericarditis: viêm màng ngoài tim)
-      Viêm phế mạc (Pleurisy: viêm màng bao quanh phổi)
-      Viêm phổi (Pneumonia)
-      Chứng tràn khí ngực (Pneumothorax: phổi bị xẹp do khí rò rỉ vào thành ngực)
-      Chít hẹp môn vị (Pyloric stenosis: cơ thắt môn vị (pyloric sphincter) gia tăng kích thước bất thường, ngăn cản thực phẩm đi vào ruột non của trẻ em.)
-      Phình động mạch chủ ngực

Các nguyên nhân gây đau vùng trung tâm bụng bao gồm:

-      Viêm ruột thừa
-      Tăng xeton trong máu (Diabetic ketoacidosis)
-      Chấn thương
-      Tắc nghẽn đường ruột
-      Huyết khối tĩnh mạch ruột (Mesenteric thrombosis)
-      Viêm tuyến tụy
-      Phình động mạch chủ ngực
-      Tích tụ chất thải trong máu

Các nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới bên trái bao gồm:

-      Viêm ruột thừa
-      Ung thư
-      Bệnh Crohn (Crohn’s disease: viêm niêm mạc đường tiêu hóa)
-      Viêm túi niêm mạc ruột
-      Mang thai lạc vị
-      Bệnh lạc nội mạc tử cung
-      Thoát vị bẹn (Inguinal hernia: mô mềm ruột bị xé rách ở thành bụng dưới)
-      Chấn thương
-      Tắc nghẽn ruột
-      Nhiễm trùng thận
-      Sỏi thận (Kidney stones)
-      Đau bụng trong thời kỳ rụng trứng
-      U nang buồng trứng (Ovarian cysts)
-      Viêm túi tinh (Seminal Vesiculitis)
-      Phình động mạch chủ ngực
-      Kết tràng bị xé rách (Torn colon)
-      Áp xe ống dẫn trứng và buồn trứng (Tuboovarian abscess)
-      Viêm niêm mạc trực tràng và kết tràng

Các nguyên nhân gây đau vùng bụng trên bên trái bao gồm:

-      Đau thắt ngực (giảm lưu lượng máu đến tim)
-      Ung thư
-      Bệnh lạc nội mạc tử cung
-      Viêm mủ màng phổi (Empyema)
-      Sưng lá lách (Enlarged spleen, splenomegaly)
-      Tình trạng phân đóng chặt (Fecal impaction)
-      Viêm niêm mạc bao tử
-      Nhồi máu cơ tim
-      Thoát vị khe thực quản (Hiatal hernia)
-      Chấn thương
-      Nhiễm trùng thận
-      Sỏi thận
-      Viêm tuyến tụy
-      Viêm phổi (Pneumonia)
-      Thiếu hụt lưu lượng máu đến phổi (Pulmonary infarction)
-      Chít hẹp môn vị (ở trẻ em)
-      Rách lá lách (Ruptured spleen)
-      Bệnh giời leo (Shingles)
-      Nhiễm trùng lá lách
-      Áp xe lá lách (Splenic abscess: tụ mủ ở lá lách)
-      Giãn động mạch chủ ngực
-      Rách kết tràng (torn colon)

Các nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới bên phải bao gồm:

-      Viêm ruột thừa
-      Ung thư
-      Viêm túi mật (Cholecystitis)
-      Viêm túi niêm mạc ruột
-      Mang thai lạc vị
-      Bệnh lạc nội mạc tử cung
-      Thoát vị bẹn
-      Chấn thương
-      Tắc nghẽn đường ruột
-      Nhiễm trùng thận
-      Sỏi thận
-      Đau bụng vào thời gian rụng trứng
-      U nang buồng trứng
-      Viêm ống dẫn trứng (Salpingitis)
-      Viêm ống dẫn tinh (Seminal vesiculitis)
-      Phình động mạch chủ ngực
-      Áp xe ống dẫn trứng và buồng trứng
-      Nhiễm virut đường ruột

Các nguyên nhân gây đau vùng bụng trên bên phải bao gồm:

-      Viêm ruột thừa
-      Viêm ống dẫn mật
-      Viêm túi niêm mạc ruột
-      Tình trạng phân đóng chặt
-      Ung thư túi mật
-      Sỏi mật
-      Viêm niêm mạc bao tử
-      Viêm gan
-      Thoát vị khe thực quản
-      Chấn thương
-      Tắc nghẽn đường ruột
-      Ung thư thận
-      Nhiễm trùng thận
-      Sỏi thận
-      Áp xe gan (tụ mủ ở gan)
-      Ung thư gan
-      U gan lành tính (Liver hemangioma)
-      Ung thư tuyến tụy
-      Viêm tuyến tụy
-      Viêm loét đường tiêu hóa
-      Viêm màng ngoài tim
-      Viêm phế mạc
-      Viêm phổi
-      Thiếu hụt lưu lượng máu đến phổi (nhồi máu phổi)
-      Chít hẹp môn vị (ở trẻ em)
-      Bệnh giời bò
-      Ung thư bao tử

Lưu ý: Các nguyên nhân được trình bày ở đây thường liên quan đến triệu chứng đau bụng.  Hãy tham khảo với bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để có được sự chẩn đoán chính xác. (Trở về đầu trang)


CHẨN ĐOÁN

Khoảng thời gian bị đau

-      Tình trạng đau do hội chứng khó chịu đường ruột thường gia tăng và giảm bớt trong khoảng vài tháng hoặc vài năm, và có thể kéo dài vài thập niên. 
-      Tình trạng đau do sỏi mật kéo dài trên vài giờ.
-      Tình trạng đau do viêm tuyến tụy kéo dài một hoặc vài ngày.
-      Tình trạng đau do các chứng bệnh liên quan đến axit, như trào ngược thực quản hoặc loét tá tràng (duodenal ulcer), thường mang tính chu kỳ, đó là, một chu kỳ khoảng vài tuần hoặc vài tháng, trong thời gian đó cơn đau trở nặng, sau đó là chu kỳ vài tuần hoặc vài tháng, trong thời gian đó cơn đau được thuyên giảm.
-      Tình trạng đau do chức năng có thể mang tính định kỳ tương tự như trên.

Yếu tố gì làm cho cơn đau trở nặng hơn.

Cơn đau do tình trạng viêm (viêm ruột thừa, viêm túi niêm mạc ruột, viêm túi mật, viêm tuyến tụy) thường gia tăng khi hắt hơi, ho, hoặc khi chuyển động mạnh (va chạm mạnh).  Các bệnh nhân đang bị tình trạng đau do các chứng viêm nên nằm yên.

Yếu tố gì giúp giảm bớt cơn đau.

-      Tình trạng đau do hội chứng khó chịu đường ruột và táo bón thường được thuyên giảm tạm thời khi đi tiêu (đi vệ sinh) và có thể liên quan đến các thay đổi về thói quen đi vệ sinh.
-      Tình trạng đau do tắc nghẽn bao tử hoặc đoạn trên ruột non có thể được dịu đi tạm thời nhờ nôn mửa, giúp giảm bớt tình trạng trương phồng do tắc nghẽn gây ra.
-      Ăn hoặc uống thuốc kháng axit có thể tạm thời làm dịu đi cơn đau do loét bao tử hoặc loét tá tràng, bởi vì thực phẩm và thuốc kháng axit trung hòa hàm lượng axit gây kích thích vùng lở loét và gây ra tình trạng đau.
-      Tình trạng đau làm thức giấc bệnh nhân có nhiều khả năng là do các nguyên nhân không thuộc về chức năng hoạt động.

Các dấu hiệu và các triệu chứng liên quan.

-      Sự xuất hiện của cơn sốt cho thấy bị tình trạng viêm.
-      Tiêu chảy hoặc có máu trong phân cho thấy vấn đề về ruột gây ra tình trạng đau.
-      Sự xuất hiện của cơn sốt và tiêu chảy cho thấy tình trạng viêm ruột mà có thể là do nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng (viêm niêm mạc kết tràng và trực tràng hoặc bệnh Crohn)

Vấn đề đặc biệt về hội chứng khó chịu đường ruột trong việc chẩn đoán nguyên nhân đau bụng

Như đã được trình bày ở trên, tình trạng đau của hội chứng khó chịu đường ruột là do những co bóp bất thường của cơ ruột hoặc do tình trạng nhạy cảm quá mức của các cơ quan nội tạng (visceral hypersensitivity).  Thông thường, các co bóp bất thường của cơ và tình trạng nhạy cảm quá mức của các cơ quan nội tạng sẽ khó chẩn đoán hơn các chứng bệnh khác gây ra đau bụng, đặc biệt là khi không có các bất thường điển hình nào trong cuộc kiểm tra sức khỏe hoặc các xét nghiệm chẩn đoán thông thường.  Việc chẩn đoán được dựa trên bệnh sử (thường là các triệu chứng) và sự vắng mặt của các nguyên nhân khác gây ra đau bụng.

Tại sao việc chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng có thể gặp khó khăn?

Các tiến bộ kỹ thuật hiện đại đã cải thiện đáng kể tính chính xác, tốc độ, và sự dễ dàng trong việc thành lập nguyên nhân của tình trạng đau bụng, nhưng rất nhiều thách thức vẫn còn tồn đọng.  Có nhiều lý do tại sao việc chẩn đoán nguyên nhân đau bụng lại có thể gặp khó khăn.  Bao gồm:

Các triệu chứng có thể không điển hình (atypical).  Ví dụ, tình trạng đau do viêm ruột thừa thỉnh thoảng nằm ở vùng bụng phía trên bên phải, và tình trạng đau do viêm túi niêm mạc ruột nằm ở bên phải.  Các bệnh nhân cao tuổi và các bệnh nhân sử dụng các loại thuốc corticosteroid có thể cảm thấy đau ít hoặc không đau và chạm vào không thấy đau mặc dù đang bị tình trạng viêm, ví dụ, viêm túi mật hoặc viêm túi niêm mạc ruột.  Điều này là do các loại thuốc corticosteroid giúp giảm bớt tình trạng viêm.

Các kết quả xét nghiệm không luôn luôn cho thấy các bất thường.

-      Các kiểm tra siêu âm có thể không hiển thị sỏi mật, đặc biệt là các viên sỏi nhỏ.
-      Các hình chụp CT có thể không cho thấy bị ung thư tuyến tụy, đặc biệt là các khối u nhỏ.
-      Kỹ thuật chụp X-quang thận-niệu quản-bàng quang (kidney-ureter-bladder radiography) có thể không cho thấy các dấu hiệu tắc nghẽn đường ruột hoặc thủng bao tử.
-      Kỹ thuật siêu âm và chụp CT có thể không phát hiện bị viêm ruột thừa hoặc thậm chí tình trạng áp xe (tụ mủ), đặc biệt nếu chỗ tụ mủ có kích thước nhỏ.
-      Phương pháp đếm các tế bào máu (complete blood count – CBC) hoặc các xét nghiệm máu khác có thể cho thấy kết quả bình thường mặc dù đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc viêm nghiêm trọng, đặc biệt ở các bệnh nhân sử dụng các loại thuốc corticosteroid.

Các chứng bệnh có thể tương tự nhau.

-      Các triệu chứng của hội chứng khó chịu đường ruột có thể giống như tình trạng tắc nghẽn ruột, ung thư, loét, các cơn tấn công túi mật, hoặc viêm ruột thừa.
-      Bệnh Crohn có thể tương tự như viêm ruột thừa.
-      Nhiễm trùng thận bên phải có thể tương tự như viêm túi mật cấp tính.
-      U nang buồng trứng bên phải bị xé rách có thể tương tự như viêm ruột thừa; trong khi đó, u nang buồng trứng bên trái bị xé rách có thể tương tự như viêm túi niêm mạc ruột.
-      Sỏi thận có thể tương tự như viêm ruột thừa hoặc viêm túi niêm mạc ruột.

Tính chất cơn đau có thể thay đổi.  Các ví dụ được trình bày ở trên bao gồm phạm vi của tình trạng viêm tuyến tụy lan rộng khắp vùng bụng và sự tiến triển của tình trạng đau do sỏi ống mật trở thành viêm túi mật. (Trở về đầu trang)


CHĂM SÓC TẠI NHÀ

Nếu bạn bị đau bụng nhẹ, các chỉ dẫn sau đây có thể giúp ích được cho bạn:

-      Uống nước hoặc các chất lỏng trong suốt khác
-      Tránh ăn thực phẩm cứng trong vài giờ đầu sau khi bị đau bụng
-      Nếu bạn bị nôn mửa, hãy chờ sau 6 tiếng đồng hồ rồi mới ăn số lượng nhỏ các loại thực phẩm nhẹ chẳng hạn như cơm, nước sốt táo, hoặc bánh quy giòn.  Tránh các sản phẩm được làm từ sữa (bơ, phó mát, kem, sữa chua,….)
-      Nếu cơn đau xuất hiện ở vùng trên bụng và xảy ra sau bữa ăn, các loại thuốc kháng axit có thể giúp ích được, đặc biệt nếu bạn cảm thấy bị ợ chua hoặc khó tiêu.  Tránh các loại trái cây họ cam quít (citrus), các loại thực phẩm giàu chất béo, các loại thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu mỡ, các sản phẩm làm từ cà chua, chất caffeine, bia rượu, và các loại nước giải khát có ga.
-      Trừ khi bác sĩ của bạn chỉ định sử dụng, nếu không thì bạn nên tránh sử dụng thuốc aspirin, ibuprofen hoặc các loại thuốc kháng viêm khác, và các loại thuốc giảm đau gây buồn ngủ.  Nếu bạn biết rằng cơn đau không liên quan đến gan, thì bạn có thể thử dùng thuốc acetaminophen (Tylenol). (Trở về đầu trang)


KHI NÀO CẦN LIÊN HỆ VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ

Hãy tìm sự chăm sóc y tế tức khắc hoặc gọi cho số điện thoại khẩn cấp tại địa phương (chẳng hạn như 911) nếu bạn:

-      Hiện đang được điều trị bệnh ung thư
-      Không thể đi tiêu (bài tiết phân ra ngoài), đặc biệt nếu bạn cũng đang bị nôn mửa
-      Đang nôn mửa ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt nếu phân có màu nâu sẫm hoặc màu đen đậm của nhựa đường)
-      Bị đau ngực, đau cổ, hoặc đau vai
-      Bị đau thắt bụng đột ngột
-      Bị đau ở xương vai hoặc giữa các xương vai kèm theo bị buồn nôn
-      Bị đau khi ấn vào bụng, hoặc bụng bị cứng khi chạm vào
-      Mang thai hoặc có thể mang thai
-      Gần đây bị chấn thương ở bụng
-      Bị khó thở

Hãy điện thoại cho bác sĩ nếu bạn:

-      Bị khó chịu ở bụng kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn
-      Bị đau bụng và không thuyên giảm trong vòng 24 đến 48 giờ, hoặc trở nên nghiêm trọng và thường xuyên, đồng thời cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa
-      Bị sình bụng (bloating) kéo dài trên 2 ngày
-      Đi tiểu bị rát hoặc đi tiểu thường xuyên
-      Bị tiêu chảy trên 5 ngày
-      Bị sốt (trên 100oF hoặc 37,7oC đối với người lớn; 100,4oF hoặc 38oC đối với trẻ em) đi kèm với cơn đau
-      Có cảm giác chán ăn kéo dài
-      Bị xuất huyết âm đạo kéo dài
-      Bị xuống cân mà không biết nguyên nhân (Trở về đầu trang)


CÁC TIẾN TRÌNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe cho bạn và đặt các câu hỏi về các triệu chứng cũng như bệnh sử của bạn.  Các triệu chứng cụ thể, vị trí xuất hiện chỗ đau của bạn sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân.

Right upper quadrant: Phần tư trên bên phải (bụng)
Right lower quadrant: Phần tư dưới bên phải (bụng)
Left upper quadrant: Phần tư trên bên trái (bụng)
Left lower quadrant: Phần tư dưới bên trái (bụng)

Vì vùng bụng chứa nhiều bộ phận khác nhau, nên nó được chia ra thành các khu vực nhỏ.  Có một phương pháp chia sử dụng mặt đối xứng dọc chính giữa và một mặt phẳng ngang đi qua rốn ở các góc 90 độ.  Phương pháp này chia vùng bụng thành 4 phần tư.  Nhân viên y tế có thể dễ dàng dựa vào các phần tư này khi mô tả tình trạng đau hoặc chấn thương trong lúc kiểm tra bệnh nhân.

Trong lúc kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cơn đau chỉ tập trung tại một khu vực (point tenderness) hoặc nó có lan rộng ra không.  Bác sĩ sẽ kiểm tra xem cơn đau có liên quan đến tình trạng viêm màng bụng (peritonitis) không.  Nếu bác sĩ tìm thấy chứng cứ bị viêm màng bụng, thì tình trạng đau bụng được phân loại là “đau bụng cấp tính” (“acute abdomen”), và có thể cần phải phẫu thuật ngay.


Kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sẽ cung cấp thêm cho bác sĩ các đầu mối tìm ra nguyên nhân đau bụng.  Bác sĩ sẽ xác định:

-      Sự hiện diện của các âm thanh bắt nguồn từ ruột xuất hiện khi ruột bị tắc nghẽn,
-      Sự hiện diện của các dấu hiệu bị viêm (bằng các thao tác đặc biệt trong khi kiểm tra),
-      Vị trí chỗ đau khi chạm vào
-      Sự hiện diện của một cục u trong bụng, cho thấy là một khối u, nội tạng bị sưng, hoặc tình trạng tụ mủ
-      Sự xuất hiện của máu trong phân mà có thể báo hiệu có vấn đề về ruột chẳng hạn như loét, ung thư kết tràng, viêm kết tràng, hoặc thiếu máu cục bộ (ischemia).

Ví dụ:

-      Phát hiện chỗ đau khi chạm vào và các dấu hiệu viêm ở vùng bụng dưới bên trái thường cho thấy tình trạng viêm túi niêm mạc ruột, trong khi đó phát hiện một khối u mềm bị viêm ở cùng khu vực này có thể cho thấy tình trạng viêm đã trở nên nghiêm trọng và bị tụ mủ.
-      Phát hiện chỗ đau khi chạm vào và các dấu hiệu viêm ở vùng bụng dưới bên phải thường cho thấy tình trạng viêm ruột thừa, trong khi đó, phát hiện một khối u mềm ở cùng khu vực này có thể cho thấy tình trạng viêm ruột thừa đã trở nên nghiêm trọng và bị tụ mủ.
-      Tình trạng viêm ở vùng bụng dưới bên phải, có khối u hoặc không khối u, cũng có thể cho thấy mắc bệnh Crohn.  (Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đoạn cuối của ruột non, thường nằm ở vùng bụng dưới bên phải).
-      Một khối u không có dấu hiệu bị viêm có thể cho thấy bị ung thư.

 Có thể bạn sẽ được hỏi các câu hỏi sau:

-      Bạn cảm thấy đau ở đâu?
-      Bạn bị đau khắp nơi trên cơ thể hoặc ở một vị trí nào đó?
-      Cơn đau có di chuyển đến lưng, háng, hoặc xuống chân bạn không?
-      Bạn bị đau nghiêm trọng, đau nhói, hay đau thắt?
-      Bạn bị đau liên tục hay thỉnh thoảng?
-      Cơn đau có làm bạn thức giấc vào ban đêm không?
-      Bạn có từng bị đau như vậy trước đây không?  Cơn đau kéo dài bao lâu?
-      Cơn đau xuất hiện lúc nào?  Ví dụ, sau bữa ăn hoặc trong thời gian hành kinh?
-      Yếu tố gì làm cho cơn đau trầm trọng thêm?  Ví dụ, ăn, stress, hoặc nằm xuống?
-      Yếu tố gì làm cho cơn đau thuyên giảm?  Ví dụ, uống sữa, đi tiêu, hoặc sử dụng thuốc kháng axit?
-      Bạn đang sử dụng loại thuốc gì?
-      Gần đây bạn có bị chấn thương (bị thương) không?
-      Bạn có đang mang thai không?
-      Bạn có các triệu chứng nào khác không?


Inflamed appendix: Ruột thừa bị viêm

Ruột thừa là một ống nhỏ có hình ngón tay, tách ra khỏi ruột già.  Ruột thừa có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng, gây đau ở vùng bụng dưới bên phải.








Các kiểm tra có thể được thực hiện bao gồm:

-      Tiêm barium vào trực tràng (Barium enema).
-      Xét nghiệm máu, nước tiểu, và phân.
-      Chụp CT vùng bụng thường có lợi cho việc chẩn đoán viêm tuyến tụy, ung thư tuyến tụy, viêm ruột thừa, viêm túi niêm mạc ruột, cũng như giúp chẩn đoán các tình trạng tụ mủ ở bụng.  Các phương pháp chụp CT đặc biệt mạch máu vùng bụng có thể phát hiện các chứng bệnh của các động mạch ngăn chặn lưu lượng máu đến các bộ phận ở vùng bụng.
-      Soi kết tràng và trực tràng (Colonoscopy) hoặc soi đoạn hình chữ S của kết tràng và trực tràng (sigmoidoscopy) có lợi cho việc chẩn đoán viêm kết tràng do nhiễm trùng, viêm niêm mạc kết tràng và trực tràng, hoặc ung thư kết tràng.
-      Điện tâm đồ (electrocardiogram – EKG) hoặc phác đồ tim (heart tracing).
-      Siêu âm bụng.
-      Kiểm tra bằng hình chụp X-quang đường tiêu hóa trên (Upper GI series) và kiểm tra bằng hình chụp X-quang tá tràng (Small bowel series)
-      Chụp X-quang vùng bụng
-      Nội soi ruột viên nang (capsule enteroscopy), là một máy quay phim nhỏ, có kích thước bằng một viên thuốc được bệnh nhân nuốt vào, có thể chụp hình toàn bộ ruột non và gửi hình ảnh vào một thiết bị nhận di động.  Các hình ảnh của ruột non có thể được tải từ thiết bị nhận ảnh này vào máy vi tính sau đó được bác sĩ kiểm tra.
-      Nội soi ruột bong bóng (balloon enteroscopy), là kỹ thuật mới nhất cho phép ống nội soi đi qua miệng hoặc hậu môn và đi vào ruột non nơi gây ra đau bụng hoặc tình trạng xuất huyết có thể được chẩn đoán, sinh tiết (thiết), và điều trị.
-      Nội soi đường ruột trên (esophagogastroduodenoscopy) hoặc EGD có lợi cho việc phát hiện tình trạng loét, viêm bao tử, hoặc ung thư bao tử.

Tôi có thể làm gì để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau bụng?

Trước khi đến phòng khám, hãy chuẩn bị danh sách sau đây:

-      Các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm dược thảo, vitamin, khoáng chất, và các thực phẩm chức năng.
-      Các dị ứng của bạn đối với thuốc, thực phẩm, hoặc phấn hoa.
-      Các loại thuốc bạn đã thử dùng qua để trị tình trạng đau bụng.
-      Các chứng bệnh quan trọng mà bạn mắc phải, chẳng hạn như bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bệnh tim, v.v…
-      Các phẫu thuật đã từng thực hiện, chẳng hạn như thủ thuật cắt bỏ ruột thừa, phẫu thuật thoát vị bụng, thủ thuật cắt bỏ túi mật, thủ thuật cắt bỏ tử cung, v.v…
-      Các tiến trình như soi kết tràng, soi ổ bụng, chụp CT, siêu âm, chụp X-quang barium đường tiêu hóa trên và dưới, v.v…
-      Những lần nằm viện trước đây
-      Các thành viên trong gia đình bị bệnh, đặc biệt là những người có các triệu chứng tương tự như bạn.
-      Các thành viên gia đình bị các chứng bệnh về đường tiêu hóa (bao gồm thực quản, bao tử, ruột, gan, tuyến tụy, và túi mật).
-      Hãy thành thật cho bác sĩ biết về thói quen uống bia rượu trước dây và hiện tại cũng như thói quen hút thuốc của bạn, kỷ lục phụ thuộc vào chất hóa học.

Sau khi đã đi khám bác sĩ, đừng mong đợi sẽ được chữa khỏi ngay hoặc chẩn đoán ra bệnh ngay, và hãy nhớ rằng:

-      Nhiều lần đến phòng khám và làm xét nghiệm (xét nghiệm máu, kiểm tra bằng hình chụp, hoặc các tiến trình nội soi) thường rất quan trọng để chẩn đoán ra bệnh và/hoặc loại trừ các chứng bệnh nghiêm trọng.
-      Bác sĩ có thể bắt đầu cho bạn sử dụng thuốc trước khi chẩn đoán ra bệnh một cách chắc chắn.  Sự phản ứng của bạn (hoặc không có phản ứng) đối với loại thuốc đó thỉnh thoảng có thể cung cấp cho bác sĩ các đầu mối về nguyên nhân đau bụng của bạn.  Do đó, điều quan trọng là bạn phải uống thuốc được chỉ định (kê toa).
-      Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng của bạn trở xấu, nếu các loại thuốc đó không có hiệu quả, hoặc nếu bạn cho rằng bạn bị các tác dụng phụ từ thuốc.
-      Hãy điện thoại cho bác sĩ để hỏi về các kết quả xét nghiệm.  Đừng bao giờ cho rằng “xét nghiệm không có vấn đề vì bác sĩ không điện thoại cho bạn”.
-      Đừng tự mua thuốc uống (bao gồm dược thảo, thực phẩm chức năng) mà không tham khảo với bác sĩ của bạn.
-      Ngay cả một bác sĩ giỏi nhất cũng có lúc bị thiếu sót.  Đừng ngần ngại thảo luận một cách cởi mở với các nguồn tham khảo bác sĩ để tìm thêm ý kiến nếu sự chẩn đoán không được thành lập một cách chắc chắn và cơn đau tiếp tục kéo dài.
-      Tự học về chứng bệnh của bản thân là rất quan trọng, nhưng phải đảm bảo rằng những gì bạn đọc phải xuất phát từ các nguồn tham khảo đáng tin cậy. (Trở về đầu trang)


NGĂN NGỪA

Các bước sau đây có thể giúp phòng tránh một số dạng đau bụng:

-      Tránh các thực phẩm có nhiều chất béo hoặc dầu mỡ.
-      Uống nhiều nước mỗi ngày.
-      Thường xuyên ăn ít.
-      Tập thể dục thường xuyên.
-      Hạn chế các thực phẩm tạo hơi.
-      Đảm bảo các bữa ăn được cân bằng các chất dinh dưỡng và giàu chất xơ.  Ăn nhiều trái cây (hoa quả) và rau quả.


Superior vena cava: Tĩnh mạch chủ trên
Inferior vena cava: Tĩnh mạch chủ dưới
Right kidney: Thận phải
Aorta: Động mạch chủ
Heart: Tim
Descending aorta: Động mạch chủ hướng xuống
Left kidney: Thận trái

Máu từ động mạch chủ đi đến thận để được lọc và làm sạch.  Trong số các chức năng khác, thận còn có tác dụng loại bỏ chất độc hại, chất thải do quá trình chuyển hóa, và các ion dư thừa từ máu, đi ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu.

Để ngăn ngừa các triệu chứng do chứng ợ chua hoặc bệnh trào ngược thực quản gây ra:

-      Sau khi ăn, nên ngồi (hoặc đứng) trong vòng ít nhất là 30 phút.
-      Nâng đầu giường cao lên.
-      Hoàn tất bữa ăn 2 giờ trước khi đi ngủ.
-      Giảm cân nếu cần thiết
-      Bỏ hút thuốc lá (Trở về đầu trang)


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ebell MH. Diagnosis of appendicitis: part 1. History and physical examination. Am Fam Physician . 2008;77:828-830.
Bundy DG, Byerley JS, Liles EA, Perrin EM, Katznelson J, Rice HE. Does this child have appendicitis? JAMA . 2007;25:438-451.
Millham FH. Acute Abdominal Pain. In: Feldman M, Friedman LS, Brandt LJ, eds. Sleisenger & Fordtran’s Gastrointestinal and Liver Disease. 9th ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier; 2010:chap 10.
Postier RG, Squires RA. Acute abdomen. In: Townsend CM Jr., Beauchamp RD, Evers BM, Mattox KL, eds. Sabiston Textbook of Surgery . 18th ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier;2007: chap 45.
Rimon, N, Bengiamin RN, Budhram GR, King KE, Wightman JM. Abdominal pain. In: Marx JA, ed. Rosen's Emergency Medicine: Concepts and Clinical Practice . 7th ed. Philadelphia, Pa: Mosby Elsevier;2009:chap 21.
Ohge H. Levitt MD. Intestinal Gas. In: Feldman M, Friedman LS, Sleisenger MH, eds. Sleisenger & Fordtran’s Gastrointestinal and Liver Disease. 8th ed. Philadelphia, Pa: WB Saunders; 2006: Chap. 10.
Bengiamin RN, Budhram GR, King KE, Wightman JM. Abdominal pain. In: Marx JA, ed. Rosen's Emergency Medicine: Concepts and Clinical Practice. 7th ed. Philadelphia, Pa: Mosby Elsevier;2009:chap 21.



Nguồn (Sources):