Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Wednesday, April 30, 2014

BỆNH SỞI (MEASLES) - Do LQT Biên Dịch


CÁC BIẾN CHỨNG

Có khoảng 30% các trường hợp nhiễm bệnh sởi xuất hiện biến chứng.  Các biến chứng này có thể bao gồm tiêu chảy (8%), nhiễm trùng tai (7%), viêm phổi (6%), mù mắt (1%), viêm não cấp tính (0,1%), co giật (0,6 – 0,7%), tử vong (0,2%) và viêm não kéo dài (SSPE) (0,0001%).

-      Nhiễm trùng tai.  Một số các biến chứng phổ biến nhất của bệnh sởi là nhiễm khuẩn ở tai.
-      Viêm phế quản (bronchitis), viêm thanh quản (laryngitis) hoặc viêm phù thanh quản (croup).  Bệnh sởi có thể dẫn đến tình trạng viêm thanh quản hoặc viêm nội mạc các ống phế quản của phổi.
-      Viêm phổi.  Viêm phổi là một triệu chứng phổ biến của bệnh sởi.  Những người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể phát triển một dạng viêm phổi đặc biệt nguy hiểm mà thỉnh thoảng có thể gây tử vong.
-      Viêm não (encephalitis).  Khoảng 1/1000 người nhiễm bệnh sởi sẽ phát triển tình trạng viêm não mà nó có thể gây ra nôn mửa, các cơn co giật và, thỉnh thoảng, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.  Viêm não có thể xảy ra ngay sau khi bị bệnh sởi, hoặc có thể xảy ra sau đó vài tháng.
-      Các vấn đề trong lúc mang thai.  Những phụ nữ mang thai cần phải hết sức cẩn thận để tránh nhiễm bệnh sởi, vì căn bệnh này có thể gây sẩy thai, sinh sớm (sinh thiếu tháng), hoặc sinh thiếu cân.
-      Giảm số lượng tiểu huyết cầu (thrombocytopenia).  Bệnh sởi có thể làm giảm số lượng tiểu huyết cầu – đây là một loại huyết cầu cần thiết cho quá trình đông máu.

Phần lớn các biến chứng của bệnh sởi xảy ra là do virut sởi ức chế các đáp ứng miễn dịch của chủ thể, dẫn đến một sự tái kích hoạt của các tình trạng nhiễm bệnh ngấm ngầm hoặc nhiễm trùng chồng lấp (superinfection) bởi một vi khuẩn gây bệnh.  Kết quả, bệnh viêm phổi, cho dù do virut bệnh sởi, do vi khuẩn bệnh lao, hoặc do một loại vi khuẩn khác, là biến chứng phổ biến nhất.  Tràn dịch màng phổi (pleural effusion), sưng hạch bạch huyết rốn phổi (hilar lymphadenopathy), sưng gan và lá lách (hepatosplenomegaly), tăng mẫn cảm (hyperesthesia), và cảm giác ngứa ran (paresthesia) cũng có thể được lưu ý.

Các biến chứng của bệnh sởi có nhiều khả năng xảy ra ở những trẻ dưới 5 tuổi hoặc ở những người trên 20 tuổi, và tỷ lệ xuất hiện các biến chứng gia tăng ở những người bị các rối loạn suy giảm miễn dịch, thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin A, và tiêm chủng không đầy đủ.  Các trẻ em và những người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh nghiêm trọng và nhiễm bệnh chồng lấp.


Measles Complications by Age Group: Các biến chứng bệnh sởi theo nhóm tuổi
Pneumonia: Viêm phổi
Hospitalization: Nhập viện
Percent: Phần trăm (%)
Age group: Nhóm tuổi

Các biến chứng nhiễm trùng phổ biến bao gồm viêm tai giữa(otitis media), viêm phổi khe (interstitial pneumonitis), viêm phổi phế quản (bronchopneumonia), viêm phù thanh quản (croup), bệnh lao tăng mức độ nghiêm trọng, tạm thời mất đi phản ứng tăng mẫn cảm đối với xét nghiệm bệnh lao ở da(tuberculin skin test), viêm não và tủy sống (encephalomyelitis), tiêu chảy, viêm xoang (sinusitis), viêm miệng(stomatitis), viêm gan cận lâm sàng (subclinical hepatitis), viêm hạch bạch huyết (lymphadenitis), và viêm giác mạc mắt (keratitis) mà có thể dẫn đến tình trạng mù.  Thật vậy, bệnh sởi vẫn là một nguyên nhân phổ biến gây mù mắt ở nhiều nước đang phát triển.

Các biến chứng hiếm thấy bao gồm bệnh sởi xuất huyết(hemorrhagic measles: bệnh sởi đen), thối hoại xuất huyết da (purpura fulminans), viêm gan, đông máu nội mạch lan tỏa (disseminated intravascular coagulation - DIC), viêm não xơ hóa bán cấp tiến triển(subacute sclerosing panencephalitis - SSPE), giảm tiểu huyết cầu (thrombocytopenia), viêm ruột thừa (appendicitis), viêm ruột hồi và ruột kết (ileocolitis), viêm màng ngoài tim(pericarditis), viêm tụy cấp tính (acute pancreatitis), và thiếu hụt canxi huyết (hypocalcemia).  Viêm gan tạm thời có thể xảy ra trong thời gian bị nhiễm bệnh cấp tính.

Có khoảng 1/1000 bệnh nhân phát triển chứng viêm não cấp tính (acute encephalitis), thường dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và gây tử vong trong khoảng 10% số bệnh nhân.  Ở những trẻ em bị bệnh bạch huyết ác tính (lymphoid malignant diseases), chứng viêm não cấp tính trễ do bệnh sởi (delayed-acute measles encephalitis) có thể phát triển 1 – 6 tháng sau khi nhiễm bệnh cấp tính và thường gây tử vong.

Một biến chứng càng hiếm thấy hơn là viêm não xơ hóa bán cấp tiến triển (SSPE), một chứng bệnh thoái hóa thần kinh trung ương mà có thể phát sinh từ trường hợp nhiễm bệnh sởi kéo dài.  Chứng SSPE được đặc thù bởi sự bắt đầu của tình trạng suy giảm trí tuệ và hành vi cũng như các cơn co giật nhiều năm sau khi bị nhiễm bệnh cấp tính (thời gian ủ bệnh trung bình cho chứng SSPE là khoảng 10,8 năm).

Các biến chứng của bệnh sởi ở phụ nữ mang thai bao gồm, viêm mô phổi (pneumonitis), sẩy thai tự phát (spontaneous abortion), và sinh sớm (preterm birth: sinh thiếu tháng).  Tỷ lệ truyền nhiễm trong thời gian sắp sinh là không cao.  Xem ra không có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh (không giống như trường hợp nhiễm virut rubella, còn gọi là bệnh sởi Đức).

Đa số trường hợp tử vong từ bệnh sởi là do viêm phổi ở trẻ em và viêm não ở người lớn.  Có khoảng 2,2 trường hợp tử vong trên 1000 người nhiễm bệnh sởi.  Những người có nhiều khả năng nhất bị các biến chứng (bao gồm tử vong) là những người bị thiếu dinh dưỡng, hoặc những người có hệ miễn dịch bị suy yếu (ví dụ, những người nhiễm bệnh AIDS hoặc các tình trạng bệnh lý khác làm suy yếu hệ miễn dịch).

Bệnh sởi không điển hình (atypical measles) chỉ xảy ra ở những người được chủng ngừa bằng vắcxin KMV (Killed Measles Vaccine) và sau đó tiếp xúc với virut sởi tự nhiên.  Có khoảng 600 000 đến 900 000 người được chủng ngừa vắcxin KMV ở Hoa Kỳ từ năm 1963 – 1967.  Vắcxin KMV làm cho người được tiêm chủng mẫn cảm với các kháng nguyên virut sởi mà không cung cấp được sự bảo vệ nào.  Sau đó nhiễm virut sởi sẽ dẫn đến các dấu hiệu bị viêm đa thanh mạc tăng mẫn cảm (hypersensitivity polyserositis).  Căn bệnh này có các đặc điểm là sốt, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, và phù (edema).  Tình trạng phát ban thường là các nốt sần trên da (maculopapular) hoặc đốm xuất huyết (petechial), cũng có thể có các thành phần mày đay (urticarial), ban xuất huyết (purpuric), hoặc các bọng.  Đầu tiên, nó xuất hiện ở các cổ tay và mắt cá chân.  Bệnh sởi không điển hình có thể ngăn ngừa được bằng cách tái chủng ngừa bằng vắcxin sởi virut sống.  Các phản ứng khu vực từ vừa phải đến nghiêm trọng đi kèm hoặc không đi kèm hiện tượng sốt có thể xảy ra sau khi tiêm chủng; các phản ứng này ít nghiêm trọng hơn nếu bị nhiễm bệnh với loại virut sởi tự nhiên (không bị đột biến).

Bệnh sởi biến thể (modified measles) chủ yếu xảy ra ở các bệnh nhân tiếp nhận immune globulin (IG) như một phương pháp phòng bệnh sau khi tiếp xúc và ở những trẻ sơ sinh có một ít kháng thể của người mẹ.  Căn bệnh này thường có các đặc điểm như thời gian ủ bệnh kéo dài, triệu chứng báo trước nhẹ, và ban sởi rải rác, rời rạc trong một thời gian ngắn.  Trường hợp nhiễm bệnh nhẹ này đã được báo cáo trong số các cá nhân đã được tiêm chủng trước đây.


Nguồn bổ sung:















Sunday, April 27, 2014

BỆNH SỞI (MEASLES) - Do LQT Biên Dịch


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Các yếu tố nguy cơ nhiễm virut bệnh sởi bao gồm:

-      Không tiêm chủng.  Những người không tiếp nhận chủng ngừa bệnh sởi có nhiều khả năng phát triển căn bệnh này.
-      Đi du lịch nước ngoài.  Những người không được tiêm chủng đi du lịch đến những nước đang phát triển, nơi mà bệnh sởi thường xảy ra, sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
-      Các trẻ sơ sinh mất đi kháng thể thụ động trước độ tuổi được chủng ngừa định kỳ.
-      Mùa đông và mùa xuân.
-      Bệnh sởi thường xảy ra do kết quả của việc du nhập virut này từ các nước khác bởi các cá nhân không được tiêm chủng, và thỉnh thoảng bởi các cá nhân được tiêm chủng không đầy đủ.
-      Liều vắcxin chính tỏ ra không hiệu quả trong khoảng 5% các cá nhân được tiêm chủng với một liều đơn vắcxin vào 12 tháng tuổi hoặc lớn hơn.
-      Sống ở nơi đông người.
-      Cấy ghép cơ quan.

Các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh sởi nghiêm trọng và các biến chứng do bệnh sởi gây ra, bao gồm:

-      Suy dinh dưỡng
-      Tình trạng suy giảm miễn dịch tiềm ẩn
-      Mang thai
-      Thiếu hụt vitamin A.  Những người không có đủ vitamin A trong chế độ ăn uống thường có nhiều khả năng nhiễm bệnh sởi và có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh sởi bao gồm:

-      Các trẻ em dưới 1 tuổi (mặc dù các trẻ này có được phần nào khả năng miễn dịch truyền từ người mẹ, nhưng không hiệu quả 100%).
-      Các trẻ em bị suy giảm miễn dịch (immunodeficiency) do HIV hoặc bệnh AIDS, bệnh bạch cầu, các loại thuốc alkyl hóa (alkylating agents: một nhóm các loại thuốc được dùng trong trị liệu hóa học [chemotherapy] có tác dụng liên kết với DNA và ngăn ngừa quá trình tái tạo bản sao của DNA.  Các loại thuốc này có các nhóm hóa học mà chúng có thể hình thành các liên kết cộng hóa trị [covalent bond] với các chất ưa hạt nhân [nucleophilic substance] trong DNA), hoặc trị liệu corticosteroid, bất chấp tình trạng chủng ngừa (immunization status).
-      Những người chưa tiếp nhận đầy đủ các liều tiêm chủng.
-      Những người tiếp nhận immunoglobulin vào thời điểm tiêm chủng vắcxin sởi.
-      Những người được chủng ngừa từ 1963 cho đến 1967 với loại vắcxin sởi không hiệu quả.
-      Sinh sau năm 1956 và chưa bao giờ nhiễm bệnh sởi.
-      Các trẻ em được sinh ra từ những người mẹ trẻ tuổi (15 – 24 tuổi) có mức kháng thể thấp hơn và có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh sởi hơn so với các trẻ em được sinh ra từ những người mẹ lớn tuổi hơn.


Nguồn bổ sung:
















Friday, April 25, 2014

BỆNH SỞI (MEASLES) - Do LQT Biên Dịch


CÁC NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây bệnh sởi là một loại virut có tính truyền nhiễm cao, virut này sống trong dịch nhầy ở mũi và họng của cá nhân bị nhiễm bệnh.  Cá nhân bị nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác từ 4 ngày trước khi ban sởi xuất hiện cho đến 4 ngày sau khi ban sởi lặn đi.

Virut bệnh sởi là một loại virut RNA chiều âm (negative-sense), thanh đơn(single-stranded), không phân đoạn (nonsegmented), hình cầu, và là một thành viên của giống Morbillivirus thuộc họ Paramyxoviridae.  Bệnh sởi ban đầu là một bệnh lây nhiễm từ động vật sang người phát sinh từ sự lây truyền chéo loài (cross-species transmission) từ động vật sang người bởi một loại morbillivirus tổ tiên cách đây gần 10 000 năm, khi cộng đồng dân số người có số lượng đủ lớn để duy trì sự lây truyền virut.  Mặc dù các virut RNA thường có tỷ lệ đột biến cao, nhưng virut sởi được xem là một loại virut kháng nguyên chỉ có một thành viên (antigenically monotypic virus); nghĩa là, các protein trên bề mặt chịu trách nhiệm tạo nên tính năng miễn dịch bảo vệ tiếp tục duy trì cấu trúc kháng nguyên của chúng theo thời gian và không gian.  Tầm quan trọng về sức khỏe cộng đồng của đặc tính ổn định này đó là các vắcxin bệnh sởi được phát triển cách đây vài thập kỷ từ một chủng đơn virut sởi vẫn duy trì được khả năng bảo vệ toàn cầu.  Virut sởi bị tiêu diệt bởi ánh sáng cực tím và nhiệt, và các virut vắcxin sởi giảm tính độc vẫn giữ lại được những đặc tính này, đòi hỏi một dây chuyền có nhiệt độ được kiểm soát để vận chuyển và lưu trữ vắcxin.



Khi người mắc bệnh sởi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, những tia nước nhỏ có virut sẽ phun vào không khí, do đó người khác có thể hít vào.  Những tia nước mang virut này cũng có thể đọng trên các bề mặt, ở đây chúng có thể vẫn còn hoạt tính và có khả năng lây nhiễm trong vòng vài giờ.  Bạn có thể tiếp xúc với virut nếu đưa tay vào miệng hoặc mũi, hoặc chạm vào mắt sau khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm virut sởi.

Nếu những người được miễn dịch với virut này (có thể do tiêm chủng hoặc đã từng bị bệnh sởi trong quá khứ), thì họ sẽ không bị bệnh sởi do loại virut này gây ra.  Ví dụ, một người đã từng bị bệnh sởi (rubeola) khi còn nhỏ sẽ không thể mắc bệnh này một lần nữa.  Hãy nhớ rằng rubella và rubeola là hai loại virut khác nhau.  Bị nhiễm hoặc tiêm chủng phòng chống loại virut này (rubeola) sẽ không có khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của virut kia (rubella) hoặc ngược lại.

Một số cha mẹ không cho con trẻ của họ đi tiêm chủng vì lo sợ một cách không căn cứ rằng vắcxin MMR (measles, mumps, rubella vaccine: vắcxin bệnh sởi, quai bị, và bệnh sởi Đức), có tác dụng phòng chống bệnh sởi, bệnh quai bị, và bệnh sởi Đức, có thể gây ra bệnh tự kỷ(autism).  Các nghiên cứu quy mô lớn bao gồm hàng ngàn trẻ em đã không tìm thấy mối liên hệ giữa vắcxin này và bệnh tự kỷ.  Các trẻ em không được tiêm chủng có thể dẫn đến các đợt bùng phát bệnh sởi, quai bị, và bệnh sởi Đức – tất cả đều là những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em.

Ở những khu vực có khí hậu ôn hòa, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất xảy ra vào cuối mùa đông và mùa xuân.  Sự nhiễm bệnh được lây truyền qua những tia nước nhỏ từ đường hô hấp, có thể vẫn còn hoạt tính và khả năng lây nhiễm, trong không khí hoặc trên các bề mặt, lên đến 2 giờ.  Sự nhiễm trùng ban đầu và quá trình tạo bản sao của virut xảy ra trong các tế bào biểu mô ở khí quản và phế quản.

Sau 2 – 4 ngày, virut bệnh sởi lây nhiễm đến các mô bạch huyết khu vực, có thể được các đại thực bào phổi vận chuyển.  Theo sau sự gia tăng số lượng các virut bệnh ở các hạch bạch huyết khu vực, sự hiện diện của virut trong máu liên quan đến tế bào sẽ phát tán virut này đến các cơ quan khác trong cơ thể trước khi ban sởi xuất hiện.

Nhiễm virut bệnh sởi gây ra tình trạng ức chế miễn dịch mở rộng (generalized immunosuppression), được đánh dấu bởi những suy giảm về tăng mẫn cảm loại IV (type-IV hypersensitivity hoặc delayed-type hypersensitivity), quá trình sản sinh interleukin (IL)-12, các đáp ứng liên quan đến sự tăng nhanh mô bạch huyết đặc trưng kháng nguyên (antigen-specific lymphoproliferative response) mà các đáp ứng này kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh cấp tính.  Tình trạng ức chế miễn dịch có thể làm cho các cá nhân có khả năng bị nhiễm bệnh cơ hội thứ phát (secondary opportunistic infection), đặc biệt là viêm phổi phế quản (bronchopneumonia), nguyên nhân chính gây tử vong liên quan đến bệnh sởi ở các trẻ nhỏ.

Ở những cá nhân với khả năng miễn dịch tế bào (cellular immunity) không hoàn chỉnh, virut sởi sẽ gây ra bệnh viêm phổi tiến triển đại bào thường gây tử vong.

Ở những cá nhân có khả năng miễn dịch bình thường, nhiễm chủng virut sởi tự nhiên (không đột biến) giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch hiệu quả, có khả năng loại bỏ loại virut này và dẫn đến khả năng miễn dịch suốt đời.


Nguồn bổ sung:














Thursday, April 24, 2014

BỆNH SỞI (MEASLES) - Do LQT Biên Dịch


CÁC TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu và các triệu chứng bệnh sởi xuất hiện từ 7 đến 14 ngày (trung bình là 10 – 12 ngày) sau khi tiếp xúc với virut này.  Các dấu hiệu và các triệu chứng bệnh sởi thường bao gồm:

-      Sốt (thường kéo dài 4 – 7 ngày)
-      Ho khan
-      Chảy mũi
-      Đau họng
-      Đau cơ
-      Viêm màng kết (mắt bị đỏ và ngứa)
-      Mẫn cảm với ánh sáng (photophobia)
-      Các đốm trắng nhỏ với vùng trung tâm có màu trắng xanh ở trong miệng trên niêm mạc bên trong của vùng má, được gọi là các đốm Koplik
-      Phát ban ở da bao gồm các vết lớn, thường hòa vào nhau, và gây ngứa

Tình trạng nhiễm trùng xảy ra theo các giai đoạn liên tiếp trong thời gian từ 2 đến 3 tuần.

-      Nhiễm trùng và thời gian ủ bệnh.  Trong 7 – 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm bệnh, virut sởi sẽ ủ bệnh.  Bạn sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh sởi trong thời gian này.
-      Các dấu hiệu và các triệu chứng không cụ thể.  Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt từ nhẹ đến vừa, thường đi kèm với hiện tượng ho, chảy mũi, viêm màng kết, và đau họng.  Trạng thái bệnh tương đối nhẹ này có thể kéo dài 2 hoặc 3 ngày.
-      Nội ban (ananthem: phát ban trên màng nhầy).  Các đốm Koplik – các đốm màu xanh xám trên nền đỏ – phát triển trên niêm mạc miệng (buccal mucosa) đối diện răng hàm thứ nhất và thứ hai.  Thường xuất hiện 1 – 2  ngày trước khi phát ban và kéo dài 3 – 5 ngày.  Nội ban là nét đặc trưng của bệnh sởi, nhưng không phải lúc nào cũng hiện diện.


-      Bệnh cấp tính và phát ban.  Thông thường, ban phát triển trong khoảng 14 ngày sau khi tiếp xúc với virut. Sự phát ban bao gồm các đốm đỏ nhỏ, một số đốm hơi lồi lên.  Các đốm và những chỗ lồi làm cho da có hình dạng các đốm lởm chởm.  Hiện tượng ngứa nhẹ cũng có thể xảy ra. Mặt là vùng phát ban đầu tiên, đặc biệt là ở phía sau tai và dọc theo đường viền tóc(hairline).  Trong vòng 48 giờ, các mụn sởi hợp lại thành các mảng ban đỏ lan xuống cánh tay và phần thân, rồi đến bắp đùi, cẳng chân và bàn chân, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.  Cùng lúc đó, cơn sốt sẽ tăng đột ngột, thường ở nhiệt độ 104 hoặc 105oF (40 hoặc 40,6oC).  Ban sởi sẽ rút dần, đầu tiên là ở mặt và cuối cùng là bắp đùi và bàn chân.  Ban có mật độ cao nhất ở vai, ở đây các mụn sởi có thể hợp lại thành mảng. Mụn sởi có thể là các vết bầm máu (ecchymotic) hoặc xuất huyết (petechial).  Bệnh nhân cảm thấy bị bệnh nặng nhất trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau khi phát ban.  Ngoại ban(exanthema: phát ban ngoài da) kéo dài từ 5 – 7 ngày trước khi biến dần thành các vết có màu nâu đồng đậm, rồi sau đó tróc vảy (desquamate)
-      Thời gian lây truyền.  Một người nhiễm bệnh sởi có thể lây lan virut cho những người khác trong vòng 8 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi ban đỏ xuất hiện và kết thúc khi ban đỏ đã hiện diện được 4 ngày.

Diễn biến lâm sàng (clinical course)

-      Bệnh sởi không biến chứng, từ cuối thời kỳ các triệu chứng báo trước đến khi giảm sốt và ban, kéo dài 7 – 10 ngày
-      Ho có thể là triệu chứng cuối cùng xuất hiện

Bệnh sởi biến thể

-      Xảy ra ở các bệnh nhân tiếp nhận serum immunoglobulin sau khi tiếp xúc với virut sởi
-      Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 21 ngày
-      Các triệu chứng và các dấu hiệu tương tự nhưng nhẹ hơn có thể xảy ra và có khuynh hướng tồn tại trong một thời gian ngắn hơn

Bệnh sởi không điển hình (atypical measles)

-      Xảy ra ở các cá nhân được chủng ngừa với loại vắcxin bệnh sởi diệt virut nguyên thủy (KMV: killed measles vaccine) từ 1963 – 1967 và những người có khả năng miễn dịch không hoàn chỉnh (incomplete immunity).  Vắcxin KMV làm cho bệnh nhân nhạy cảm với virut bệnh sởi mà không tạo ra được bất kỳ sự bảo vệ nào.  Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Bệnh Dịch Hoa Kỳ (CDC) đề xuất rằng những người đã từng được chủng ngừa bằng vắcxin KMV nên tái chủng ngừa bằng loại vắcxin virut sống.
-      Triệu chứng báo trước nhẹ hoặc cận lâm sàng (subclinical) gồm sốt, nhức đầu, đau vùng bụng, và đau cơ xuất hiện trước khi phát ban, tình trạng phát ban bắt đầu ở bàn tay, bàn chân và lan truyền hướng tâm.
-      Hiện tượng nổi mụn sởi nổi bật ở các nếp gấp da và có thể là các chấm trên da (macular), các bọng (vesicular), các đốm xuất huyết (petechial), hoặc mày đay (urticarial).


Nguồn bổ sung:














Tuesday, April 22, 2014

BỆNH SỞI (MEASLES) - Do LQT Biên Dịch


KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

Các Thông Tin Về Bệnh Sởi

-      Bệnh sởi(measles) là một căn bệnh diễn tiến nghiêm trọng.
-      Bệnh sởi do một loại virut gây ra (paramyxovirus) mà nó có khả năng lây truyền dễ dàng.
-      Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng tai, viêm phổi (pneumonia), hoặc viêm não (encephalitis).
-      Nhiễm bệnh sởi ở não có thể gây ra chứng co giật (convulsion), thiểu năng thần kinh (mental retardation), và thậm chí gây tử vong.
-      Bệnh sởi ở các phụ nữ mang thai có thể gây ra tình trạng sẩy thai hoặc sinh sớm (premature delivery: sinh thiếu tháng).
-      Bệnh sởi có thể ngăn ngừa được nhờ tiêm chủng.
-      Mỗi cá nhân không được chủng ngừa phòng chống bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh sởi và có khả năng lây truyền cho những người khác.

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virut gây ra.  Là một chứng bệnh rất phổ biến trước đây, hiện nay bệnh sởi có thể được phòng chống bằng vắcxin.  Các dấu hiệu và các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, chảy nước mũi, sưng mắt, đau họng, sốt và đốm ban đỏ ở da.



Có hai dạng bệnh sởi, mỗi dạng do một loại virut khác nhau gây ra.  Mặc dù cả hai dạng đều tạo ra ban đỏ và sốt, nhưng hai dạng này là hai chứng bệnh khác nhau.  Khi mọi người sử dụng tên “measles” (bệnh sởi), là họ nói đến bệnh sởi do virut rubeola gây ra.

-      Virut rubeola, là một thành viên của giống Morbillivirus thuộc họ Paramyxoviridae, gây ra “bệnh sởi đỏ - red measles”, còn được gọi là “bệnh sởi cứnghard measles” hoặc chỉ đơn giản là bệnh sởi(measles).  Mặc dù đa số bệnh nhân sẽ bình phục mà không gặp phải vấn đề gì, nhưng bệnh sởi do virut rubeola có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm não.
-      Virut rubella gây ra “bệnh sởi ĐứcGerman measles”, còn được gọi là “bệnh sởi 3 ngàythree-day measles”.  Đây thường là một dạng bệnh nhẹ hơn bệnh sởi đỏ.  Tuy nhiên, loại virut này có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nếu người phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh truyền virut sang thai nhi.

Bệnh sởi (measles hoặc rubeola) có thể nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong ở các trẻ nhỏ.  Mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm xuống trên thế giới vì có nhiều trẻ em được chủng ngừa bệnh sởi, nhưng căn bệnh này vẫn giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm, đa số là các trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh sởi là một trong những căn bệnh dễ lây nhiễm nhất, với tỷ lệ nhiễm trùng thứ cấp ít nhất là 90% trong các trường hợp tiếp xúc trong gia đình.  Bệnh sởi bị lây truyền chủ yếu từ người sang người bằng những giọt nước phun ra từ đường hô hấp, nhưng cũng có thể lây truyền qua không khí dưới dạng hạt nhỏ (droplet nuclei: có đường kính 1-10 micromet).  Những người bị nhiễm bệnh thường có khả năng lây bệnh từ 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi ban đỏ xuất hiện.  Cơ thể con người là chủ thể tự nhiên duy nhất giúp virut bệnh sởi lây truyền, do đó làm cho khả năng diệt tận gốc căn bệnh này trở nên khả thi.  Mặc dù bệnh sởi được xem là một căn bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, nhưng căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi độ tuổi.  Bệnh sởi được đánh dấu bởi hiện tượng sốt tiền triệu, ho, chảy nước mũi (coryza), viêm màng kết (conjunctivitis), và các đốm koplik (koplik spot: các đốm đỏ trên màng nhầy của vùng má, và miệng), đi kèm với tình trạng phát ban đỏ sần (erythematous maculopapular rash) vào ngày thứ 3 – 7.  Bệnh sởi sẽ tạo ra khả năng miễn dịch suốt đời.

Tình trạng ức chế miễn dịch mở rộng (generalized immunosuppression) xảy ra sau khi bị nhiễm bệnh sởi cấp tính thường khiến cho bệnh nhân bị viêm tai giữa do vi khuẩn(bacterial otitis media) và viêm cuống phổi (bronchopneumonia).  Trong khoảng 0,1% các trường hợp, bệnh sởi gây ra chứng viêm não cấp tính (acute encephalitis).  Viêm não xơ hóa bán cấp tiến triển (subacute sclerosing panencephalitis - SSPE) là một bệnh thoái hóa mãn tính, xảy ra vài năm sau khi bị nhiễm bệnh sởi.

Các trường hợp nhiễm bệnh sởi đầu tiên được mô tả xuất hiện vào thế kỷ thứ 7.  Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1963 thì các nhà nghiên cứu mới phát triển lần đầu tiên một loại vắcxin để phòng chống bệnh sởi.  Trước khi vắcxin này được đưa vào sử dụng, hầu như mỗi đứa trẻ đều bị nhiễm loại virut này vì nó rất dễ lây truyền.  Trước khi có biện pháp tiêm chủng định kỳ, thì có khoảng 3 – 4 triệu trường hợp bệnh sởi và 500 ca tử vong do bệnh sởi mỗi năm ở Hoa Kỳ.

Vào lúc bắt đầu, có hai loại vắc xin được phát triển để phòng chống bệnh sởi.  Một loại vắcxin được phát triển từ một virut đã bị chết, và một loại vắcxin được phát triển bằng cách sử dụng virut sởi đã bị làm giảm tính độc (attenuated) và không còn khả năng gây bệnh.  Một cách đáng tiếc là, loại vắcxin sử dụng virut đã chết đã tỏ ra không hiệu quả trong việc phòng chống bệnh, do đó loại vắcxin này đã bị ngưng sử dụng vào năm 1967.  Loại vắcxin sử dụng virut sống đã được cải biến nhiều lần để làm cho nó an toàn hơn (giảm tính độc nhiều hơn) và cho đến hôm nay trở nên đặc biệt hiệu quả trong việc phòng chống bệnh sởi.  Loại vắcxin đang được sử dụng là loại vắcxin giảm tính độc virut sống (live-attenuated vaccine).

Sau khi vắcxin bệnh sởi hiệu quả được đưa vào sử dụng năm 1963, tỷ lệ nhiễm bệnh sởi đã giảm xuống đáng kể.  Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn còn là một chứng bệnh phổ biến ở một số vùng và tiếp tục là nguyên nhân gây ra gần 50% trong tổng số 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm do các chứng bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắcxin gây ra.  Tỷ lệ nhiễm bệnh sởi ở Hoa Kỳ và toàn thế giới đang gia tăng, với các đợt bùng phát được báo cáo đặc biệt ở các khu vực dân số có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Các kháng thể của người mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngăn ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi và có thể ảnh hưởng đến vắcxin bệnh sởi đã giảm tính độc của virut sống.  Một liều vắcxin bệnh sởi cho một đứa trẻ trên 12 tháng tuổi sẽ tạo ra được khả năng miễn dịch bảo vệ cho 95% số người tiếp nhận vắcxin.  Vì virut bệnh có khả năng lây truyền cao, do đó 5% dân số dễ bị nhiễm bệnh đủ để kéo dài những đợt bùng phát thường kỳ trong những nhóm người có tỷ lệ tiêm chủng cao.

Liều tiêm chủng thứ hai, hiện nay được đề xuất cho tất cả trẻ em ở tuổi đi học ở Hoa Kỳ, sẽ tạo ra khả năng miễn dịch trong khoảng 95% trong số 5% trẻ không tạo được tính năng miễn dịch với liều đầu tiên.  Sự biến đổi gen không đáng kể trong các chủng đang xuất hiện gần đây đã không ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ hiệu quả của các vắcxin bệnh sởi đã giảm tính độc của virut sống.

Các lập luận không có căn cứ cho rằng vắcxin bệnh sởi có liên quan đến chứng tự kỷ (autism) đã dẫn đến việc giảm bớt sử dụng vắcxin, vì thế góp phần vào sự hồi sinh của bệnh sởi gần đây ở những nước có tỷ lệ tiêm chủng rớt xuống dưới mức cần thiết để duy trì khả năng miễn dịch cộng đồng (herd immunity).

Đối với những nước công nghiệp hóa như Hoa Kỳ, sự lây truyền dịch sởi địa phương có thể quay trở lại nếu khả năng miễn dịch sởi rớt xuống dưới 93 – 95%, do đó các nỗ lực nhằm đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng cao ở các nước phát triển và đang phát triển phải được duy trì.

Biện pháp chăm sóc hỗ trợ (supportive care) là tất cả những gì cần thiết cho các bệnh nhân bị nhiễm bệnh sởi.  Việc bổ sung vitamin A trong thời gian nhiễm bệnh sởi cấp tính sẽ giúp giảm bớt đáng kể nguy cơ hoành hành của bệnh sởi và tỷ lệ tử vong.

Vào năm 2000, vắc xin bệnh sởi đã thực sự loại bỏ được bệnh sởi ở Hoa Kỳ.  Nhưng đã có báo cáo căn bệnh này gần đây lại tái hiện, vì nhiều người chọn lựa không tiêm chủng cho con em của họ.


Nguồn bổ sung:





Monday, April 7, 2014

TIN TỨC Y HỌC - Do LQT Biên Dịch



TIÊU THỤ CHẤT ĐẠM ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ

Theo một nghiên cứu mới, chế độ ăn chứa nhiều chất đạm ở độ tuổi trung niên được xem có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn.

Hạn chế tiêu thụ calorie có tác dụng làm tăng tuổi thọ ở nhiều động vật. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ sự hạn chế này hoạt động theo cơ chế nào – bằng cách cắt giảm năng lượng hấp thụ hay bằng cách giảm bớt tiêu thụ chất đạm hoặc các chất dinh dưỡng khác.  Một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Valter Longo tại Đại học Nam California (University of Southern California - USC) bắt đầu điều tra mối liên hệ giữa chất đạm trong chế độ ăn và tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu này được tài trợ một phần bởi Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ về Lão Hóa(National Institute on Aging - NIA).



Các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin của hơn 6800 người Mỹ ở tuổi trưởng thành từ 50 trở lên, từ Chương Trình Khảo Sát Kiểm Tra Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Quốc Gia Lần Thứ 3 (Third National Health and Nutrition Examination Survey - NHANES III), một chương trình điều tra sức khỏe và dinh dưỡng định kỳ của dân số Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã liên kết các dữ liệu khảo sát với các dữ liệu Chỉ Số Tử Vong Quốc Gia (National Death Index), cung cấp thời điểm và các nguyên nhân tử vong. Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Chuyển Hóa Tế Bào (Cell Metabolism) vào ngày 04 Tháng Ba năm 2014.

Những người tham gia nghiên cứu được phân ra thành 3 nhóm dựa trên tỷ lệ phần trăm năng lượng hấp thụ tự báo cáo từ chất đạm: cao (20% trở lên), vừa (10-19%), hoặc thấp (dưới 10%). Họ tiếp tục được chia thành 2 nhóm tuổi: 50 đến 65, và từ 66 tuổi trở lên.

Những người trong nhóm tuổi từ 50 đến 65 có mức tiêu thụ chất đạm cao đã gia tăng tỷ lệ tử vong toàn diện là 75% và có khả năng tử vong do ung thư trong 18 năm sau cao gấp 4 lần so với nhóm người có mức tiêu thụ chất đạm thấp. Nhóm người tiêu thụ chất đạm ở mức vừa phải được xem có tỷ lệ tử vong do ung thư cao gấp 3 lần khi được so sánh với nhóm tiêu thụ chất đạm ở mức thấp.

Những tương quan này – được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố bao gồm hút thuốc lá, chu vi vòng eo, các chứng bệnh mãn tính – đã không thay đổi khi xem xét tỷ lệ năng lượng hấp thu từ chất béo hoặc carbonhydrate. Tuy nhiên, những tương quan này chỉ được tìm thấy khi các chất đạm có nguồn gốc từ động vật, thay vì từ thực vật.

Ngược lại, đối với những người tham gia nghiên cứu từ 65 tuổi trở lên, những người tiêu thụ số lượng lớn chất đạm đã giảm được nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào là 28% và nguy cơ tử vong do ung thư là 60%. Những tương quan này không bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc loại chất đạm từ động vật hay thực vật.



Chế độ ăn giàu chất đạm cũng liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong gấp 5 lần do bệnh tiểu đường ở mọi lứa tuổi. Theo các nhà nghiên cứu lưu ý, một hạn chế của nghiên cứu này là lượng chất đạm tiêu thụ của những người tham gia nghiên cứu chỉ dựa vào một chế độ ăn trong 24 giờ. Nghiên cứu này cũng không giám sát được tác động của những loại đạm động vật hoặc đạm thực vật cụ thể, chẳng hạn như thịt bò hay cá.

Các nghiên cứu ở chuột đã chứng thực ảnh hưởng của việc tiêu thụ chất đạm với liều lượng cao. Các chú chuột có chế độ ăn với lượng đạm cao hơn đã có các khối u ngực và các khối u sắc tố ác tính ở da tiến triển nhanh hơn so với những chú chuột được nuôi với chế độ ăn có lượng đạm thấp hơn. Tuy nhiên, chế độ ăn ít chất đạm đã gây ra những tác động có hại cho những chú chuột quá già. Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và tuổi thọ xem ra được tiết chế bởi một lộ trình liên quan đến yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (insulin-like growth factor 1 - IGF-1).

“Nghiên cứu này cho thấy rằng một chế độ ăn ít chất đạm ở tuổi trung niên rất hữu ích trong việc phòng ngừa ung thư và tỷ lệ tử vong toàn diện, thông qua một quá trình liên quan đến việc điều tiết IGF-1 và có thể là nồng độ insulin”, theo lời Tiến sĩ Eileen Crimmins, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng đề xuất rằng ở những người cao tuổi hơn, một điều cũng tương đối quan trọng là nên tránh chế độ ăn ít chất đạm để duy trì cân nặng khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật”. (Trở về đầu trang)


HOA QUẢ VÀ RAU CỦ CÓ THỂ CẮT GIẢM NGUY CƠ TỬ VONG

Một chế độ ăn giàu nông sản tươi là rất tốt cho sức khỏe của bạn, và giờ đây một nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều trái cây (hoa quả) và rau củ có khả năng cắt giảm đáng kể nguy cơ tử vong.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các thói quen ăn uống của hơn 65 000 người ở Anh Quốc từ năm 2001 đến 2003.  Kết quả là, họ đã tìm thấy rằng những ai tiêu thụ từ 7 khẩu phần trái cây (hoa quả) tươi và rau củ trở lên mỗi ngày cắt giảm được nguy cơ tử vong ở mọi lứa tuổi so với những người tiêu thụ ít hơn 1 khẩu phần mỗi ngày là 42%.



Nguy cơ tử vong được cắt giảm khoảng 36% khi tiêu thụ từ 5 đến 7 khẩu phần, 29% khi tiêu thụ từ 3 đến 5 khẩu phần, và 14% khi tiêu thụ từ 1 đến 3 khẩu phần, theo các kết quả nghiên cứu được công bố trong Tạp Chí Dịch Tễ Học và Sức Khỏe Cộng Đồng (Journal of Epidemiology and Community Health).

Nhưng nghiên cứu này đã không chứng minh được việc tiêu thụ nhiều trái cây (hoa quả) và rau củ có thể cắt giảm nguy cơ tử vong.  Họ chỉ tìm thấy mối tương quan giữa việc tiêu thụ nông sản tươi và khả năng cắt giảm nguy cơ tử vong.

Các nhà nghiên cứu nói rằng các kết quả tìm thấy chỉ ra rằng tiêu thụ từ 7 khẩu phần trái cây (hoa quả) và rau củ trở lên cắt giảm được nguy cơ tử vong do bệnh tim khoảng 31% và nguy cơ tử vong do ung thư khoảng 25%.

Nhìn chung, rau củ tỏ ra có lợi ích sức khỏe cao hơn so với trái cây (hoa quả).  Mỗi khẩu phần rau củ tươi mỗi ngày cắt giảm nguy cơ tử vong toàn diện khoảng 16%, so với 13% mỗi khẩu phần xà lách và 4% mỗi khẩu phần trái cây (hoa quả) tươi, các nhà nghiên cứu nói.

“Tất cả chúng ta đều biết rằng ăn trái cây (hoa quả) và rau củ là có lợi cho sức khỏe, nhưng tính hiệu quả thực sự gây kinh ngạc”, tác giả nghiên cứu Oyinlola Oyebode tại khoa dịch tễ và sức khỏe công cộng của trường Đại Học London (University College London), đã nói trong một công bố tin tức của trường đại học.

“Rau củ có tác dụng lớn hơn so với trái cây (hoa quả), nhưng trái cây (hoa quả) vẫn tạo ra được sự khác biệt.  Nếu bạn thích ăn vặt cà rốt và các loại rau củ khác, thì đó là một chọn lựa tuyệt vời, nhưng nếu bạn thèm ăn một loại ngọt hơn, thì chuối hoặc bất kỳ loại trái cây (hoa quả) nào cũng là một chọn lựa rất tốt”, Oyebode nói thêm.

Nghiên cứu này đã không tìm thấy lợi ích sức khỏe quan trọng nào từ nước trái cây (hoa quả).  Đồng thời, các loại trái cây (hoa quả) đóng lon hoặc được đông lạnh có khả năng làm tăng nguy cơ tử vong khoảng 17% cho mỗi khẩu phần, theo lời các nhà nghiên cứu.

“Đa số các loại trái cây (hoa quả) đóng lon chứa rất nhiều đường, còn những loại rẻ tiền hơn thì được đóng lon bằng nước đường thay vì nước trái cây”, Oyebode nói.  “Các tác động xấu lên sức khỏe của đường có thể lấn át bất kỳ lợi ích nào”. (Trở về đầu trang)



CHỨNG TIỀN CAO HUYẾT ÁP LÀM TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ

Huyết áp tăng nhẹ có ảnh hưởng xấu như thế nào? Hóa ra, tình trạng này lại có thể nghiêm trọng hơn những gì chúng ta đã từng nghĩ.

Cách đây 50 năm, quy định về huyết áp tâm thu khỏe mạnh (số đo nằm trên) là 100 cộng với số tuổi của bạn. Ngày nay, huyết áp khỏe mạnh có số đo thấp hơn 120/80. Tình trạng cao huyết áp (bác sĩ thường gọi là tăng huyết áp [hypertension]) có số đo cao hơn 140/90. Vào mùa xuân năm 2003, một nhóm các chuyên gia của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH) đã đưa ra một khái niệm mới – tiền cao huyết áp (prehypertension). Nó bao gồm khoảng 25% dân số Hoa Kỳ trong vùng xám (gray zone) giữa huyết áp bình thường và bệnh cao huyết áp, những người có huyết áp tâm thu nằm giữa 121 và 139 và/hoặc huyết áp tâm trương nằm giữa 81 và 89.



Một số bác sĩ và chuyên gia nói đùa rằng định nghĩa mới này là “thương lái  bệnh”. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thần Kinh Học (Neurology) số ra tháng Tư đã chỉ ra rằng chúng ta nên xem xét tình trạng tiền cao huyết áp một cách nghiêm túc.

Các nhà nghiên cứu từ trường Đại Học Y Khoa Miền Nam(Southern Medical University) ở Quảng Châu, Trung Quốc, đã kiểm tra các kết quả của 19 nghiên cứu chất lượng cao, theo dõi mối liên hệ giữa tiền cao huyết áp và đột quỵ(stroke: tai biến mạch máu não). Các nghiên cứu này bao gồm hơn 750 000 người, với sức khỏe và chất lượng cuộc sống đã được theo dõi trong 36 năm. Các nhà nghiên cứu chia những người tham gia nghiên cứu thành hai nhóm: 


-      Tiền cao huyết áp mức độ thấp: Huyết áp nằm giữa 120/80 và 129/84
-      Tiền cao huyết áp mức độ cao : Huyết áp nằm giữa 130/85 và 139/89

Những người có tình trạng tiền cao huyết áp mức độ cao có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người có huyết áp dưới 120/80 là 95%. Những người thuộc nhóm tiền cao huyết áp mức độ thấp có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người bình thường là 44%.

Thay đổi lối sống giúp giảm bớt các nguy cơ sức khỏe

Số lượng người tham gia nghiên cứu và thời gian theo dõi làm cho các kết quả có thể đáng tin cậy.  Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên xem tiền cao huyết áp là một căn bệnh. Nhưng chúng thực sự nhắc nhở chúng ta nên xem xét tình trạng này một cách nghiêm túc.

Nghiêm túc như thế nào? Cho đến nay, chưa có bằng chứng rõ rệt cho thấy rằng những người bị tiền cao huyết áp cần phải sử dụng thuốc. Các loại thuốc trị huyết áp có tác dụng hạ huyết áp, nhưng chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ có hại. Trong phạm vi tiền cao huyết áp, các lợi ích và rủi ro trung hòa lẫn nhau.

Thay vào đó, thay đổi cách sống thực sự có lợi cho tình trạng tiền cao huyết áp. Sau đây là một số thay đổi có thể giúp hạ huyết áp:



-      Nếu bạn hút thuốc lá, hãy bỏ hút.
-      Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý.
-      Vận động cơ thể mỗi ngày với khả năng của bạn.  Tập thể dục ở mức độ vừa phải ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần.
-      Tạo khẩu phần ăn gồm một nửa là rau củ và trái cây (hoa quả). Khoai tây không được xem như là một loại rau củ.
-      Nửa khẩu phần còn lại, hãy bổ sung chất đạm tốt và các loại carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt.
-      Giảm tiêu thụ muối và natri. Phần lớn muối và natri mà chúng ta tiêu thụ đến từ các thực phẩm đóng gói, do đó hãy kiểm tra kỹ nhãn thực phẩm.
-      Uống nước thay vì các loại nước giải khát có đường.
-      Nếu bạn uống rượu, hãy uống với mức độ vừa phải. Đối với phụ nữ, không uống hơn một ly mỗi ngày, và không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Những thay đổi này sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng tiền cao huyết áp.  Điều đáng mừng hơn là, việc thay đổi lối sống hầu như chắc chắn sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ bị một cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, hoặc phát triển chứng suy tim, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bệnh thận và một số bệnh ung thư. (Trở về đầu trang)



SỰ KHÁC BIỆT LỚN VỀ HUYẾT ÁP GIỮA HAI CÁNH TAY LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ CAO BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM

Vào lần kiểm tra huyết áp kế tiếp, bạn hãy yêu cầu nhân viên chăm sóc sức khỏe kiểm tra huyết áp ở cả hai cánh tay, thay vì chỉ một cánh tay.  Lý do là, một sự khác biệt lớn giữa 2 số đo huyết áp có thể cho bạn biết dấu hiệu cảnh báo sớm về nguy cơ gia tăng bị bệnh tim mạch, một nghiên cứu mới đây cho biết.



Các nhà nghiên cứu tại Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts Liên Kết Đại Học Harvard (Harvard-affiliated Massachusetts General Hospital) và các đồng nghiệp đã đo huyết áp - ở cả hai cánh tay – của gần 3400 nam giới và nữ giới tuổi từ 40 trở lên không có các dấu hiệu bị bệnh tim.  Sự khác biệt trung bình giữa hai cánh tay là khoảng 5 điểm trong huyết áp tâm thu (số đầu tiên hoặc số nằm trên).  Khoảng 10% số tình nguyện viên trong cuộc nghiên cứu đã có những sự khác biệt từ 10 điểm trở lên.  Trong 13 năm tới, những người có sự khác biệt giữa hai cánh tay từ 10 điểm trở lên sẽ có tỷ lệ bị một cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não), hoặc bị một vấn đề liên quan cao hơn so với những người có sự khác biệt giữa hai cánh tay dưới 10 điểm là 38%.  Những phát hiện này, được đăng trên Tạp Chí Y Học Hoa Kỳ (American Journal of Medicine) số ra tháng Ba, đã chứng thực các kết quả nghiên cứu trước đây về sự khác biệt huyết áp giữa hai cánh tay.

Những khác biệt nhỏ về các số đo huyết áp giữa hai cánh tay được xem là bình thường.  Nhưng những sự khác biệt lớn cho thấy sự hiện diện của mảng vữa tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu với huyết áp cao cho cánh tay.  Mảng vữa này là dấu hiệu cho thấy mắc bệnh động mạch ngoại biên (các động mạch bị tắc nghẽn do cholesterol ở bất kỳ khu vực nào trong cơ thể ngoài tim).  Khi có dấu hiệu bị bệnh động mạch ngoại biên(peripheral artery disease), thì sẽ có nhiều cơ hội các động mạch ở tim và não cũng bị tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Mặc dù hầu hết các bác sĩ chuyên khoa tim đều kiểm tra huyết áp định kỳ ở cả hai cánh tay như một phần trong đánh giá ban đầu, nhưng đa số các bác sĩ gia đình không thực hiện điều này.  “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng số đo huyết áp tiêu chuẩn ở cả hai cánh tay do các bác sĩ gia đình thực hiện có thể cung cấp thêm về việc dự đoán nguy cơ tim mạch”, theo lời của bác sĩ Christopher O’Donnell đồng tác giả nghiên cứu, một bác sĩ chuyên khoa tim tại Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts(Massachusetts General Hospital) và là phó giáo sư giảng dạy y khoa tại trường Đại Học Y Khoa Harvard (Harvard Medical School).

Đây là một lý do khác để kiểm tra huyết áp ở cả hai cánh tay: nếu huyết áp ở một cánh tay có số đo cao hơn, thì cánh tay đó sẽ được dùng làm cơ sở điều trị và dùng để kiểm tra huyết áp trong tương lai.

Nghiên cứu này không xem xét liệu biện pháp điều trị nâng cấp ở những người có sự khác biệt lớn về huyết áp giữa hai cánh tay có giúp bảo vệ họ không bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não) không.  Tuy nhiên, điều cần thiết là phát hiện nguy cơ bạn mắc phải bệnh tim.  Điều đó càng khuyến khích bạn gia tăng nỗ lực cải thiện sức khỏe tim mạch.  Với mục tiêu đó, sau đây là sáu bước quan trọng:

-      Đừng hút thuốc lá.  Hút thuốc lá gây hại cho tim và các động mạch cũng như không tốt cho phổi.  Nếu bạn hút thuốc lá, nỗ lực bỏ hút thuốc là một món quà lớn nhất bạn dành cho sức khỏe của bản thân.  Hít phải khói thuốc lá của người khác (secondhand smoke) cũng có hại, do đó hãy nên tránh tình trạng này bất cứ khi nào bạn có thể.
-      Luôn vận động.  Tập thể dục và vận động cơ thể là những gì chúng ta có thể làm để chống lại bệnh tim và các tình trạng bệnh lý mãn tính khác.  Bất kỳ thời lượng vận động cơ thể nào cũng tốt hơn là không vận động; ít nhất 30 phút mỗi ngày là tốt nhất.
-      Hướng đến cân nặng hợp lý.  Mang theo số cân dư thừa, đặc biệt ở quanh khu vực bụng, sẽ gây khó khăn cho tim và đưa bạn đến với bệnh tiểu đường (đái tháo đường).  Nếu bạn quá cân, chỉ cần giảm từ 5% đến 10% số cân lúc bắt đầu cũng có thể giúp cải thiện huyết áp và đường huyết (blood sugar) của bạn.
-      Thay đổi chế độ ăn uống.  Thêm trái cây (hoa quả), rau củ, ngũ cốc nguyên hạt (whole grains), chất béo không bão hòa (unsaturated fat), protein tốt (từ các loại đậu, quả hạch, cá, và thịt gia cầm), các loại rau thơm (rau mùi) và các gia vị.  Hạn chế những loại thực phẩm được chế biến sẵn (processed food), muối, các loại carbohydrate tiêu hóa nhanh (từ bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây, ...), thịt đỏ, nước ngọt và các loại nước giải khát được làm ngọt bằng đường (thay vì được làm ngọt bằng các chất tự nhiên khác).


-      Uống rượu bia ở mức độ vừa phải.  Nếu bạn là người thường uống rượu bia, hãy hạn chế lượng tiêu thụ của bạn – 1 đến 2 ly mỗi ngày cho nam giới, không quá 1 ly mỗi ngày cho phụ nữ.
-      Giảm bớt stress.  Tìm cách giảm stress, chẳng hạn như tập thể dục, thiền, tịnh tâm, yoga, và các phương pháp khác, có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho tim và các động mạch. (Trở về đầu trang)


DỊ ỨNG CÓ TỶ LỆ MẮC BỆNH NHƯ NHAU Ở CÁC KHU VỰC SINH SỐNG

Trong một nghiên cứu mang tính toàn diện và quy mô nhất ở cấp quốc gia nhằm kiểm tra tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi, các nhà khoa học từ Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH) báo cáo rằng tỷ lệ dị ứng là như nhau trên các khu vực địa lý khác nhau của Hoa Kỳ, ngoại trừ trẻ em từ 5 tuổi trở xuống.



“Trước cuộc nghiên cứu này, nếu bạn thử hỏi 10 chuyên gia dị ứng liệu tỷ lệ dị ứng có thay đổi tùy theo địa điểm cư trú không, thì trong 10 người đó, tất cả đều đồng tình với ý kiến này, bởi vì các trường hợp tiếp xúc với những phân tử gây dị ứng có khuynh hướng phổ biến hơn ở một số khu vực của Hoa Kỳ”, theo lời của bác sĩ Darryl Zeldin, giám đốc của Viện Quốc Gia về Khoa Học Sức Khỏe Môi Trường (National Institute of Environmental Health Sciences - NIEHS), thuộc Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH). “Nghiên cứu này cho thấy rằng những người dễ bị dị ứng sẽ phát triển bệnh dị ứng với bất kỳ tác nhân gây dị ứng nào trong môi trường mà họ đang sống. Điều đó cho thấy nhiều người trở nên bị dị ứng với các tỷ lệ khác nhau”.

Nghiên cứu này đã xuất hiện trên mạng vào tháng Hai trong Tạp Chí Dị Ứng và Miễn Dịch Lâm Sàng (Journal of Allergy and Clinical Immunology), và là kết quả của các phân tích được thực hiện dựa trên các dữ liệu về huyết thanh được tổng hợp từ khoảng 10 000 người Mỹ trong Chương Trình Thăm Dò Điều Tra Dinh Dưỡng và Sức Khỏe Quốc Gia (National Health and Nutrition Examination Survey - NHANES) năm 2005-2006.

Mặc dù nghiên cứu này tìm thấy rằng tỷ lệ chung mắc các chứng bệnh dị ứng không khác nhau giữa các vùng miền, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một nhóm những người tham gia thực sự đã thể hiện tính năng đáp ứng dị ứng theo khu vực . Ở các trẻ em tuổi từ 1-5, thì những trẻ từ miền nam nước Mỹ có biểu hiện bị các bệnh dị ứng cao hơn so với nhóm cùng lứa tuổi sống ở các vùng khác của Hoa Kỳ. Các tiểu bang miền Nam này bao gồm Texas, Oklahoma, Louisiana, Arkansas, Tennessee, Kentucky, Mississippi, Alabama, Georgia, West Virginia, Virginia, North Carolina, South Carolina, và Florida.

“Tỷ lệ dị ứng cao hơn trong số các trẻ em nhỏ tuổi nhất ở các tiểu bang miền Nam xem ra là do ve bụi và gián”, theo giải thích của Tiến sĩ Paivi Salo, một nhà dịch tễ học trong nhóm nghiên cứu Zeldin và là tác giả dẫn đầu, trong bài viết này. “Khi các trẻ lớn lên, thì các trường hợp dị ứng trong nhà và ngoài trời sẽ trở nên phổ biến hơn, và sự khác biệt về tỷ lệ chung mắc bệnh dị ứng sẽ mất dần đi”.



Chương trình NHANES 2005-2006 không chỉ kiểm tra một số lượng lớn các chất gây dị ứng trên một phạm vi tuổi rộng hơn so với các nghiên cứu NHANES trước đây, mà còn cung cấp thông tin định lượng về mức độ mẫn cảm dị ứng. Cuộc này khảo sát này đã phân tích huyết thanh cho 9 kháng thể khác nhau ở các trẻ em từ 1-5, và 19 kháng thể khác nhau ở các đối tượng từ 6 tuổi trở lên. Các nghiên cứu trước đây của NHANES đã sử dụng các thử nghiệm châm vào da (skin prick test) để kiểm tra dị ứng.

Các nhà khoa học đã xác định các yếu tố nguy cơ làm cho một người có nhiều khả năng bị dị ứng. Nghiên cứu này đã tìm thấy rằng trong nhóm từ 6 tuổi trở lên, nam giới, những người da đen không có nguồn gốc từ Nam Mỹ, và những người không thích thú nuôi có nhiều khả năng có các kháng thể IgE đặc thù chất gây dị ứng (allergen-specific IgE antibody), đây là dấu hiệu phổ biến xác nhận dị ứng.

Tình trạng kinh tế xã hội (socioeconomic status - SES) đã không tiên đoán được các trường hợp dị ứng, nhưng những người trong các nhóm SES có mức thu nhập cao hơn thường bị dị ứng với chó và mèo, trong khi những người thuộc nhóm SES có mức thu nhập thấp hơn thường bị dị ứng với tôm và gián.

Bằng cách tạo ra một bức tranh đầy đủ hơn về tính mẫn cảm dị ứng ở Hoa Kỳ, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những khác biệt về tỷ lệ mắc phải các dạng bệnh dị ứng cụ thể theo khu vực. Tính mẫn cảm với chất gây dị ứng trong nhà xem ra phổ biến hơn ở miền Nam, trong khi tính mẫn cảm với chất gây dị ứng ngoài trời lại phổ biến hơn ở miền Tây. Các trường hợp dị ứng thức ăn trong số các đối tượng từ 6 tuổi trở lên cũng có tỷ lệ cao nhất ở miền Nam.

Các nhà nghiên cứu kỳ vọng sẽ sử dụng thêm nhiều dữ liệu NHANES 2005-2006 để xem xét những câu hỏi mà các chuyên gia dị ứng đã đưa ra trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, sử dụng các mẫu bụi thu được từ những ngôi nhà của các đối tượng nghiên cứu, nhóm này đã lên kế hoạch kiểm tra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với chất gây dị ứng và các kết quả bệnh lý trong một mẫu dân số Hoa Kỳ. (Trở về đầu trang)



NHỔ RĂNG TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT TIM CÓ THÊ TẠO RA CÁC RỦI RO NGHIÊM TRỌNG

Nếu bạn mắc bệnh tim, thì bạn nên hoãn lại việc nhổ răng nếu bạn chuẩn bị tiếp nhận phẫu thuật tim, một nghiên cứu mới đây đề xuất.

Trong một nghiên cứu kiểm tra các nguy cơ trong quá khứ(retrospective study), những nhà nghiên cứu ở viện Mayo Clinic đã tìm thấy rằng khoảng 8% những bệnh nhân mắc bệnh tim đã từng nhổ răng trước khi phẫu thuật tim đã bị những hậu quả bất lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim (heart attack), đột quỵ(stroke: tai biến mạch máu não), suy thận (kidney failure), hoặc tử vong.



“Các hướng dẫn từ Viện Tim Học Hoa Kỳ (American College of Cardiology) và Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) phân loại nhổ răng (dental extraction) là một tiến trình không nghiêm trọng, với nguy cơ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim không gây tử vong ước tính thấp hơn 1%”, đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Mark Smith phát biểu trong một tuyên bố. “Tuy nhiên, các kết quả của chúng tôi đã ghi lại các hậu quả bất lợi từ việc nhổ răng trước khi phẫu thuật tim với tỷ lệ cao hơn”.

Những trường hợp nhổ răng như vậy thường được thực hiện trước một số dạng phẫu thuật tim để làm giảm các cơ hội bị nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật hoặc tránh tình trạng viêm nội mạc tim sau phẫu thuật, các nhà nghiên cứu lưu ý.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra được những rủi ro có thể do việc trì hoãn chăm sóc nha khoa gây ra cho đến sau khi phẫu thuật tim. Nghiên cứu này cũng không chứng minh được mối liên hệ nhân quả.

Tuy nhiên, phát hiện này “thực sự giúp ích cho chúng ta hiểu được nguy cơ mà chúng ta tạo ra cho bệnh nhân khi họ nhổ răng trước khi phẫu thuật tim”, theo lời tiến sĩ Kendra Grim, một bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minn, đồng tác giả nghiên cứu. “Kết quả này mở ra rất nhiều cánh cửa khác nhau cho nghiên cứu và thảo luận”.

Vấn đề đặt ra là phải làm gì với những bệnh nhân có những vấn đề răng miệng và các bệnh lý tim mạch. Sự kết hợp của hai tình trạng này không phải là không phổ biến, theo giải thích của Tiến sĩ Ann Bolger, giáo sư y khoa tại Đại học California, San Francisco, và cũng là người phát ngôn của Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ.

“Với tần suất của các yếu tố nguy cơ mà tình trạng sức khỏe răng miệng kém và bệnh tim mạch chia sẻ, chẳng hạn như tuổi tác, hút thuốc và bệnh tiểu đường (đái tháo đường), thì vấn đề các yếu tố này chồng lấp nhau không có gì là ngạc nhiên”, Tiến sĩ Bolger nói.

Nhưng sự kết hợp này có thể rất nguy hiểm.

“Chúng ta biết rằng các bệnh nhân với sức khỏe răng miệng kém có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong máu, do đó có thể gây nhiễm trùng van tim”, Tiến sĩ Grim giải thích.

Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các bệnh nhân với van tim nhân tạo bị nhiễm trùng có nguy cơ tử vong cao hơn so với các bệnh nhân khác là 38%, theo thông tin tổng quát trong nghiên cứu này.

Các bác sĩ phẫu thuật có thể đề xuất việc chăm sóc nha khoa trước khi phẫu thuật van tim và các loại phẫu thuật tim khác, chẳng hạn như các tiến trình bắc cầu động mạch vành và cấy ghép tim.



Nhưng các tác giả của nghiên cứu này nói rằng họ vẫn chưa rõ liệu có nên điều trị răng miệng trước khi phẫu thuật tim không. Để có được một câu trả lời chính xác hơn, họ đã kiểm tra các kỷ lục bệnh lý của 205 bệnh nhân đã được nhổ răng trước khi tiến hành phẫu thuật tim.

Trong số những bệnh nhân đó, tổng cộng có khoảng 8% (16 người) đã từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não), suy thận hoặc tử vong. Mười hai bệnh nhân đã tử vong trong vòng 30 ngày sau khi nhổ răng – bao gồm 6 người đã chết trước khi mổ tim và 6 người đã chết sau phẫu thuật tim, theo phát hiện của các nhà nghiên cứu.

Chuyện gì đã xảy ra?

Tình trạng của những bệnh nhân này đã trở nên quá tồi tệ đến nỗi không chịu đựng được sự gây mê trong tiến trình chăm sóc răng miệng, Tiến sĩ Grim nói. Và liệu tình trạng đó có khác đi nếu như bệnh nhân không tiến hành điều trị nha khoa không, Tiến sĩ Grim nói rằng điều này vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, nguy cơ tử vong và các vấn đề bệnh lý khác tỏ ra nghiêm trọng hơn những gì các tác giả nghiên cứu đã tiên đoán, bà lưu ý.

“Nếu răng bị đau và rõ ràng bị nhiễm trùng, thì bạn phải xử lý nó”, Tiến sĩ Grim cho biết. “Các quy trình chăm sóc nha khoa được thảo luận ở đây, và là các quy trình phổ biến nhất, chỉ mang tính dự phòng. Đó là, việc nhổ răng sâu có thể không phải là một vấn đề nha khoa cấp thiết, nhưng khi bệnh nhân đã được lên lịch phẫu thuật tim – đặc biệt là phẫu thuật thay van tim – thì tiến trình chụp hình răng miệng và nhổ răng sẽ được ưu tiên tiến hành”.

Cho đến bây giờ, nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được bất kỳ hướng dẫn hoặc điều luật gì. Do đó, các nhà nghiên cứu không biết chính xác nguy cơ gia tăng bắt nguồn từ đâu. Thật không dễ dàng để tìm ra biện pháp ngoại trừ cẩn thận kiểm soát cơn đau hoặc kiểm tra huyết áp cao do tiến trình nha khoa gây ra, Tiến sĩ Bolger nói.

“Đây là một nghiên cứu thú vị, xác định một lỗ hổng trong sự hiểu biết về rủi ro của cách tiến hành này. Nhưng điều đó không chứng minh được rằng làm điều ngược lại sẽ cải thiện được hậu quả”.  Bolger nói. “Kết quả này cần được theo dõi thêm trước khi chúng ta có chứng cứ xác thực”. (Trở về đầu trang)


XÉT NGHIỆM CÓ KHẢ NĂNG TIÊN ĐOÁN BỆNH ALZHEIMER

Những thành viên trong gia đình bạn có bệnh Alzheimer – và không chỉ vì đó là một rối loạn có tính di truyền.  Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Georgetown (Georgetown University), Hoa Kỳ, đã phát minh một phương pháp xét nghiệm máu có khả năng xác định – với độ chính xác trên 90% - liệu trong vòng 3 năm tới bạn có phát triển bệnh Alzheimer hoặc tình trạng suy giảm nhận thức không.



Ở các giai đoạn đầu của những rối loạn nhận thức(cognitive disorder), các khớp thần kinh (synapses) và các tế bào thần kinh (neuron) ở não – các tế bào não sử dụng để trao đổi thông tin – bắt đầu thoái hóa và mất chức năng hoạt động, theo giải thích của đồng tác giả nghiên cứu bác sĩ, tiến sĩ Howard Federoff.  Đây chính là nguyên nhân làm cho các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ liên quan đến bệnh Alzheimer, nhưng cũng có thể rằng sự phân rã này để lại dấu vết trong máu của bạn.  Xét nghiệm mới này tìm kiếm các lipit đặc biệt trong máu mà chúng có thể có nguồn gốc từ hiện tượng các màng tế bào thần kinh bị phá hủy.

Mặc dù chưa có cách chữa khỏi hoặc thậm chí chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh Alzheimer – nguyên nhân gây tử vong thứ 6 ở Hoa Kỳ - nhưng xét nghiệm này sẽ cảnh báo những người chưa biết về mức độ nguy cơ cao.  Nhờ đó, các bệnh nhân có khả năng bị Alzheimer có thể xem xét tiến hành các thử nghiệm lâm sàng sớm hơn, các trị liệu kiểm tra có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển bệnh, bác sĩ Federoff nói.  Ngoài ra, xét nghiệm này sẽ cho phép gia đình bệnh nhân giám sát họ kỹ hơn, sớm hơn, và sắp đặt những sự điều chỉnh đi kèm với kết quả chẩn đoán bất ngờ, ông thêm vào.

Mặc dù nhóm nghiên cứu của bác sĩ Federoff không chắc chắn khi nào và nếu xét nghiệm này có thể được đưa vào sử dụng không, nhưng một ngày nào đó bác sĩ gia đình của bạn có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm này cùng với các xét nghiệm khác khi bạn đi kiểm tra tổng quát định kỳ, ông nói. (Trở về đầu trang)


TRỊ LIỆU TÂM LÝ THAY ĐỔI NÃO NHƯ THẾ NÀO

Trị liệu tâm lý (psychotherapy) cũng mang tính “sinh học” theo nghĩa rằng nó có thể dẫn đến những thay đổi thực sự về chức năng và cấu trúc ở não.  Thật vậy, thỉnh thoảng trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc tạo ra những thay đổi giống nhau một cách kinh ngạc ở não.  Chúng ta vẫn còn phải tìm hiểu nhiều về chủ đề này, nhưng dưới đây là một số ví dụ về những gì các nhà nghiên cứu đã và đang tìm kiếm cho đến nay.

Những Thay Đổi Về Chức Năng Não

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học tại trường Đại Học UCLA (University of California, Los Angeles), Hoa Kỳ, đã tìm thấy rằng những người bị chứng trầm cảm (depression) có mức độ hoạt động rất cao ở một khu vực của não có tên là vỏ não trước trán (prefrontal cortex).  Những bệnh nhân mà họ cảm thấy tình trạng bệnh được cải thiện sau khi tiếp nhận điều trị bằng một phương pháp trị liệu có tên là trị liệu tương tác giữa các cá nhân (interpersonal therapy – IPT) đã cho thấy các hoạt động ở vỏ não trước trán giảm xuống sau khi điều trị.  Mặt khác, trị liệu IPT tỏ ra có tác dụng “bình thường hóa” hoạt động não ở khu vực hoạt động mạnh này.

Một nghiên cứu khác xem xét những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder – OCD), có xu hướng có một khu vực não hoạt động quá mức được gọi là nhân đuôi (caudate nucleus).  Điều trị với một phương pháp trị liệu có tên là trị liệu hành vi nhận thức(cognitive behavior therapy - CBT) được xem có tác dụng làm giảm tính năng động của nhân đuôi, và sự tác động thể hiện rõ nét nhất ở những người có phản ứng khả quan với trị liệu hành vi nhận thức.  Nói một cách khác, trị liệu càng có hiệu quả, thì hoạt động của não càng thay đổi.



Những Thay Đổi Về Thể Tích Não:

Những người có hội chứng mệt mỏi mãn tính (chronic fatigue syndrome – CFS) gặp phải tình trạng mệt mỏi gây suy nhược.  Những người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính có xu hướng giảm số lượng một loại mô não có tên là chất xám (grey matter) ở vỏ não trước trán.  Các nhà nghiên cứu ở Hà Lan cho những người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính tiến hành 16 buổi trị liệu hành vi nhận thức, và phát hiện thể tích chất xám ở vỏ não trán trước tăng lên.  Điều này xem ra cho thấy rằng các bệnh nhân bị hội chứng mệt mỏi mãn tính có khả năng “khôi phục” lại được phần nào thể tích chất xám sau khi tiếp nhận trị liệu hành vi nhận thức.

Những Điểm Giống và Khác Nhau So Với Việc Sử Dụng Thuốc

Thỉnh thoảng, trị liệu tâm lý tỏ ra hiệu quả theo những cách thức giống với việc sử dụng thuốc, và đôi khi tỏ ra có những cơ chế hoạt động khác nhau.

Trong nghiên cứu được đề cập ở trên về những người bị trầm cảm, trị liệu tương tác giữa các cá nhân (IPT) và thuốc chống trầm cảm paroxetine (Paxil) cả hai đều cho thấy hoạt động ở vỏ não trước trán giảm xuống.  Còn với các bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), thì trị liệu hành vi nhận thức và thuốc chống trầm cảm fluoxetine (Prozac) cả hai đều tạo sự suy giảm hoạt động giống nhau ở nhân đuôi.  

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, thuốc chống trầm cảm venlafaxine (Effexor) đã tạo ra những thay đổi ở những khu vực khác của não so với trị liệu tương tác giữa các cá nhân (IPT) ở các bệnh nhân bị trầm cảm.  Điều này cho thấy có sự biến thiên về tác dụng của các điều trị khác nhau đối với não.

Trị Liệu Tâm Lý Tạo Ra Sự Thay Đổi Ở Não Như Thế Nào

Bây giờ chúng ta đều biết rằng não liên tục thay đổi, ngay cả sau khi chúng ta đã trưởng thành.  Quá trình học hỏi dẫn đến sự sản sinh các protein mới, từ đó có thể thay đổi sự kết nối ở não của chúng ta trong một tiến trình được gọi là thay đổi kết nối mạng lưới thần kinh (neuroplasticity).  Thật vậy, các nhà nghiên cứu ở Đức đã chứng minh rằng một số chất hóa học thần kinh (neurochemical) tham gia vào quá trình thay đổi kết nối mạng lưới thần kinh đã gia tăng số lượng ở những bệnh nhân bị trầm cảm, những bệnh nhân này đã cải thiện được tình trạng bệnh sau một chương trình trị liệu tương tác giữa các cá nhân (IPT).



Chọn Lựa Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả Nhất Cho Bạn

Mặc dù chúng ta biết rằng sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý đều có thể thay đổi não bộ của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài tìm hiểu chính xác cách thức xảy ra và thời điểm sử dụng trị liệu thích hợp.  Với một căn bệnh thần kinh cụ thể, có lúc sử dụng thuốc tỏ ra hiệu quả nhất, có lúc trị liệu tâm lý tỏ ra là chọn lựa tốt nhất, và cũng có lúc cần đến sự phối hợp của cả hai phương pháp.  Ngoài ra, còn có các hình thức trị liệu tâm lý khác nhau thích hợp cho các căn bệnh khác nhau, cũng giống như có nhiều loại thuốc khác nhau.  Nếu bạn đang cân nhắc tìm kiếm trị liệu cho bệnh thần kinh, tốt nhất bạn nên tham khảo với một bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn. (Trở về đầu trang)


ĐIỀU GÌ LÀM CHO NÃO CÓ TỐC ĐỘ XỬ LÝ THÔNG TIN CHẬM LẠI, VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC

Theo giải thích của một chuyên gia não, thì tốc độ xử lý thông tin chính là tốc độ con người nắm bắt được thông tin, nhờ đó đưa ra một số quyết định và hình thành một sự phản ứng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ xử lý thông tin thay đổi với tuổi tác theo một đường cong hình chữ U, theo đó suy nghĩ của chúng ta tăng dần từ thời kỳ thơ ấu cho đến tuổi vị thành niên, duy trì một thời gian tương đối ổn định và kéo dài cho đến tuổi trung niên, và sau cùng, vào cuối thời kỳ tuổi trung niên trở lên thì giảm dần nhưng đều đặn.



Tốc độ xử lý thông tin đó bị chậm lại với tuổi tác mà hầu hết mọi người đều có thể cảm nhận được. Nhiều người lớn tuổi nhận ra rằng họ phải tốn nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề hay đưa ra các quyết định so với khi họ còn trẻ. Tuy nhiên, những lý do cho sự suy giảm trong quá trình xử lý thông tin này (liên quan đến tuổi tác) thật khó để hiểu được một cách thấu đáo và có thể thay đổi khác nhau ở mỗi cá nhân. Một số bằng chứng có tính thuyết phục cho thấy rằng sự suy giảm này phản ánh hiện tượng hủy hoại chất trắng (white matter) trong não theo thời gian, mà chất trắng này hình thành tất cả các mạng lưới dây, hoặc sợi trục thần kinh, kết nối các vùng não với nhau. Sự chuyển tải thông tin dọc theo các sợi trục thần kinh bị chậm lại có thể cản trở tốc độ xử lý thông tin. Nhưng vào lúc bắt đầu, điều gì làm cho quá trình trao đổi thông tin sợi trục này bị chậm lại?

Ở một số người, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), hút thuốc lá, huyết áp cao hoặc cái gọi là các yếu tố nguy cơ tim mạch khác có thể gây tổn thương ở các mạch máu nuôi dưỡng chất trắng của não, làm cạn kiệt nguồn oxy và glucose cần thiết cho các sợi trục. Một số người có thể có gen di truyền bị tình trạng phân rã chất trắng liên quan đến tuổi tác, một giả thuyết chưa được hiểu rõ nhưng đang được nghiên cứu. Ở những người khác, tốc độ xử lý chậm có thể là dấu hiệu đầu tiên của một căn bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer. Chấn thương đầu, bao gồm chấn động não, có thể là một tác nhân. Đây là một vài trong số nhiều ý kiến phỏng đoán – các yếu tố khác vẫn còn đang được nghiên cứu khám phá.

Điều quan trọng hơn là, quá trình xử lý thông tin bị chậm lại ảnh hưởng đến hầu hết những người cao tuổi ở một mức độ nào đó, và ranh giới giữa bình thường và bất bình thường lại không rõ nét. Một người có thể duy trì hoặc thậm chí cải thiện tốc độ xử lý thông tin bằng cách chú ý tới các yếu tố nguy cơ tim mạch, tham gia vào bài tập aerobic thường xuyên, ăn uống lành mạnh và tiếp tục thử thách chính mình về mặt trí tuệ. (Trở về đầu trang)



ĐIỀU GÌ XẢY RA VỚI CƠ THỂ KHI BẠN ĐANG MƠ

Khi cơ thể bạn chìm vào giấc ngủ vào ban đêm, thì não và trí tưởng tượng của bạn hoạt động một cách mất kiểm soát.

Điều này bắt đầu ở thân não (brain stem), dẫn dắt bạn vào trạng thái ngủ - và sau khi bạn đi vào giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh(rapid eye movement sleep – REM sleep) - thì hoạt động của cơ bắp được khép lại. Tất cả mọi thứ, ngoài đôi mắt của bạn, tạm thời bị tê liệt. (Đây là một cơ chế độc đáo, nếu không, bạn sẽ rơi vào trạng thái mộng du).



Trong lúc đó, các tế bào thần kinh ở thân não có thể phóng điện một cách hỗn loạn. Một số chuyên gia tin rằng hiện tượng mơ xảy ra khi bộ phận điều khiển suy nghĩ của não cố gắng tạo ý nghĩa cho các tín hiệu điện này.

Các bộ phận của vùng não trước (frontal cortex) – nghĩa là, nơi bắt nguồn của trí thông minh – ngưng kết nối. Nếu không có sự suy luận, lý luận, phán đoán, thì những quy tắc thông thường về không gian và thời gian sẽ mất đi tác dụng. Do đó, một phút trước đây bạn có thể có một nỗi lo sợ vô căn cứ, thì một phút sau đó bạn lại có thể trở nên tự tin một cách lạ thường.

Các giấc mơ thực sự gắn liền với vùng hải mã (hippocampus) của não, cái nôi của trí nhớ, và cấu trúc hạch hạnh nhân ở não(amygdala), một nhân tố quan trọng hình thành nên cảm xúc. Đó là lý do tại sao chúng có thể liên đới đến những sự việc đã từng xảy ra (mặc dù theo những cách lồng chéo vào nhau) và làm cho bạn cảm thấy thực sự sợ hãi hoặc thực sự hạnh phúc.

Mặc dù không có gì để cho mắt bạn nhìn thấy, nhưng vùng thị giác của não, nơi diễn giải các hình ảnh tiếp nhận, đang hoạt động tích cực. Đây là lý do tại sao bạn có thể “nhìn thấy” được những hoạt động xảy ra trong đầu.

Hầu hết các giấc mơ xảy ra trong giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep). Tuy nhiên, bạn có thể có những giấc mơ trong giai đoạn ngủ mắt không chuyển động nhanh (non-rapid eye movement sleep – non-REM sleep), mặc dù những giấc mơ trong giai đoạn mắt không chuyển động nhanh có xu hướng khác với những giấc mơ trong giai đoạn mắt chuyển động nhanh – nhưng chúng chỉ thường xuất hiện "trong mơ” (ví dụ, lái xe so với trúng vé số).

Mặc dù mọi người dành từ 1 – 2 giờ mỗi đêm cho giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh, nhưng hầu hết không nhớ được những giấc mơ của họ. Các chuyên gia không biết rõ lý do chính xác, nhưng nó có thể là một cơ chế đối phó: Nếu bạn nhớ tất cả mọi thứ, thì đầu óc của bạn có thể khó phân biệt được các sự kiện thực tế và các sự kiện trong giấc mơ.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng thuận về lý do tại sao chúng ta mơ thấy những gì chúng ta làm (điều này liệu có xảy ra một cách hoàn toàn ngẫu nhiên hay đó là lối thoát cho những cảm xúc?). Những giấc mơ có thể giúp bạn giải quyết những chuỗi tình cảm phức tạp của cuộc sống, bằng những hình ảnh tái diễn lạ lẫm, các ký ức đeo bám một cách vô thức. Hay có lẽ nó là điều gì đó đơn giản hơn: Bởi vì các giấc mơ trở nên xuất hiện thường xuyên hơn khi giờ tỉnh giấc đến gần, do đó thế giới ảo có thể dẫn dắt bạn đi vào thế giới thật. (Trở về đầu trang)


Nguồn(Sources):