CÁC BIẾN CHỨNG
Có khoảng 30% các trường hợp nhiễm bệnh sởi xuất hiện biến chứng. Các biến chứng này có thể bao gồm tiêu chảy (8%), nhiễm trùng tai (7%), viêm phổi (6%), mù mắt (1%), viêm não cấp tính (0,1%), co giật (0,6 – 0,7%), tử vong (0,2%) và viêm não kéo dài (SSPE) (0,0001%).
- Nhiễm trùng tai. Một số các biến chứng phổ biến nhất của bệnh sởi là nhiễm khuẩn ở tai.
- Viêm phế quản (bronchitis), viêm thanh quản (laryngitis) hoặc viêm phù thanh quản (croup). Bệnh sởi có thể dẫn đến tình trạng viêm thanh quản hoặc viêm nội mạc các ống phế quản của phổi.
- Viêm phổi. Viêm phổi là một triệu chứng phổ biến của bệnh sởi. Những người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể phát triển một dạng viêm phổi đặc biệt nguy hiểm mà thỉnh thoảng có thể gây tử vong.
- Viêm não (encephalitis). Khoảng 1/1000 người nhiễm bệnh sởi sẽ phát triển tình trạng viêm não mà nó có thể gây ra nôn mửa, các cơn co giật và, thỉnh thoảng, hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Viêm não có thể xảy ra ngay sau khi bị bệnh sởi, hoặc có thể xảy ra sau đó vài tháng.
- Các vấn đề trong lúc mang thai. Những phụ nữ mang thai cần phải hết sức cẩn thận để tránh nhiễm bệnh sởi, vì căn bệnh này có thể gây sẩy thai, sinh sớm (sinh thiếu tháng), hoặc sinh thiếu cân.
- Giảm số lượng tiểu huyết cầu (thrombocytopenia). Bệnh sởi có thể làm giảm số lượng tiểu huyết cầu – đây là một loại huyết cầu cần thiết cho quá trình đông máu.
Phần lớn các biến chứng của bệnh sởi xảy ra là do virut sởi ức chế các đáp ứng miễn dịch của chủ thể, dẫn đến một sự tái kích hoạt của các tình trạng nhiễm bệnh ngấm ngầm hoặc nhiễm trùng chồng lấp (superinfection) bởi một vi khuẩn gây bệnh. Kết quả, bệnh viêm phổi, cho dù do virut bệnh sởi, do vi khuẩn bệnh lao, hoặc do một loại vi khuẩn khác, là biến chứng phổ biến nhất. Tràn dịch màng phổi (pleural effusion), sưng hạch bạch huyết rốn phổi (hilar lymphadenopathy), sưng gan và lá lách (hepatosplenomegaly), tăng mẫn cảm (hyperesthesia), và cảm giác ngứa ran (paresthesia) cũng có thể được lưu ý.
Các biến chứng của bệnh sởi có nhiều khả năng xảy ra ở những trẻ dưới 5 tuổi hoặc ở những người trên 20 tuổi, và tỷ lệ xuất hiện các biến chứng gia tăng ở những người bị các rối loạn suy giảm miễn dịch, thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin A, và tiêm chủng không đầy đủ. Các trẻ em và những người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh nghiêm trọng và nhiễm bệnh chồng lấp.
Measles Complications by Age Group: Các biến chứng bệnh sởi theo nhóm tuổi
Pneumonia: Viêm phổi
Hospitalization: Nhập viện
Percent: Phần trăm (%)
Age group: Nhóm tuổi
Các biến chứng nhiễm trùng phổ biến bao gồm viêm tai giữa(otitis media), viêm phổi khe (interstitial pneumonitis), viêm phổi phế quản (bronchopneumonia), viêm phù thanh quản (croup), bệnh lao tăng mức độ nghiêm trọng, tạm thời mất đi phản ứng tăng mẫn cảm đối với xét nghiệm bệnh lao ở da(tuberculin skin test), viêm não và tủy sống (encephalomyelitis), tiêu chảy, viêm xoang (sinusitis), viêm miệng(stomatitis), viêm gan cận lâm sàng (subclinical hepatitis), viêm hạch bạch huyết (lymphadenitis), và viêm giác mạc mắt (keratitis) mà có thể dẫn đến tình trạng mù. Thật vậy, bệnh sởi vẫn là một nguyên nhân phổ biến gây mù mắt ở nhiều nước đang phát triển.
Các biến chứng hiếm thấy bao gồm bệnh sởi xuất huyết(hemorrhagic measles: bệnh sởi đen), thối hoại xuất huyết da (purpura fulminans), viêm gan, đông máu nội mạch lan tỏa (disseminated intravascular coagulation - DIC), viêm não xơ hóa bán cấp tiến triển(subacute sclerosing panencephalitis - SSPE), giảm tiểu huyết cầu (thrombocytopenia), viêm ruột thừa (appendicitis), viêm ruột hồi và ruột kết (ileocolitis), viêm màng ngoài tim(pericarditis), viêm tụy cấp tính (acute pancreatitis), và thiếu hụt canxi huyết (hypocalcemia). Viêm gan tạm thời có thể xảy ra trong thời gian bị nhiễm bệnh cấp tính.
Có khoảng 1/1000 bệnh nhân phát triển chứng viêm não cấp tính (acute encephalitis), thường dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và gây tử vong trong khoảng 10% số bệnh nhân. Ở những trẻ em bị bệnh bạch huyết ác tính (lymphoid malignant diseases), chứng viêm não cấp tính trễ do bệnh sởi (delayed-acute measles encephalitis) có thể phát triển 1 – 6 tháng sau khi nhiễm bệnh cấp tính và thường gây tử vong.
Một biến chứng càng hiếm thấy hơn là viêm não xơ hóa bán cấp tiến triển (SSPE), một chứng bệnh thoái hóa thần kinh trung ương mà có thể phát sinh từ trường hợp nhiễm bệnh sởi kéo dài. Chứng SSPE được đặc thù bởi sự bắt đầu của tình trạng suy giảm trí tuệ và hành vi cũng như các cơn co giật nhiều năm sau khi bị nhiễm bệnh cấp tính (thời gian ủ bệnh trung bình cho chứng SSPE là khoảng 10,8 năm).
Các biến chứng của bệnh sởi ở phụ nữ mang thai bao gồm, viêm mô phổi (pneumonitis), sẩy thai tự phát (spontaneous abortion), và sinh sớm (preterm birth: sinh thiếu tháng). Tỷ lệ truyền nhiễm trong thời gian sắp sinh là không cao. Xem ra không có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh (không giống như trường hợp nhiễm virut rubella, còn gọi là bệnh sởi Đức).
Đa số trường hợp tử vong từ bệnh sởi là do viêm phổi ở trẻ em và viêm não ở người lớn. Có khoảng 2,2 trường hợp tử vong trên 1000 người nhiễm bệnh sởi. Những người có nhiều khả năng nhất bị các biến chứng (bao gồm tử vong) là những người bị thiếu dinh dưỡng, hoặc những người có hệ miễn dịch bị suy yếu (ví dụ, những người nhiễm bệnh AIDS hoặc các tình trạng bệnh lý khác làm suy yếu hệ miễn dịch).
Bệnh sởi không điển hình (atypical measles) chỉ xảy ra ở những người được chủng ngừa bằng vắcxin KMV (Killed Measles Vaccine) và sau đó tiếp xúc với virut sởi tự nhiên. Có khoảng 600 000 đến 900 000 người được chủng ngừa vắcxin KMV ở Hoa Kỳ từ năm 1963 – 1967. Vắcxin KMV làm cho người được tiêm chủng mẫn cảm với các kháng nguyên virut sởi mà không cung cấp được sự bảo vệ nào. Sau đó nhiễm virut sởi sẽ dẫn đến các dấu hiệu bị viêm đa thanh mạc tăng mẫn cảm (hypersensitivity polyserositis). Căn bệnh này có các đặc điểm là sốt, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, và phù (edema). Tình trạng phát ban thường là các nốt sần trên da (maculopapular) hoặc đốm xuất huyết (petechial), cũng có thể có các thành phần mày đay (urticarial), ban xuất huyết (purpuric), hoặc các bọng. Đầu tiên, nó xuất hiện ở các cổ tay và mắt cá chân. Bệnh sởi không điển hình có thể ngăn ngừa được bằng cách tái chủng ngừa bằng vắcxin sởi virut sống. Các phản ứng khu vực từ vừa phải đến nghiêm trọng đi kèm hoặc không đi kèm hiện tượng sốt có thể xảy ra sau khi tiêm chủng; các phản ứng này ít nghiêm trọng hơn nếu bị nhiễm bệnh với loại virut sởi tự nhiên (không bị đột biến).
Bệnh sởi biến thể (modified measles) chủ yếu xảy ra ở các bệnh nhân tiếp nhận immune globulin (IG) như một phương pháp phòng bệnh sau khi tiếp xúc và ở những trẻ sơ sinh có một ít kháng thể của người mẹ. Căn bệnh này thường có các đặc điểm như thời gian ủ bệnh kéo dài, triệu chứng báo trước nhẹ, và ban sởi rải rác, rời rạc trong một thời gian ngắn. Trường hợp nhiễm bệnh nhẹ này đã được báo cáo trong số các cá nhân đã được tiêm chủng trước đây.
Nguồn bổ sung:
3 comments:
Bài hay!
------------------------------------------------
Siêu thị Đầm bầu Online
Web: http://Bauthoitrang.com
Xem thêm các mẫu đầm bầu : Đầm bầu
Xem them cac mau dam bau : Dam bau
Bài viết hữu ích quá!
------------------------------------------------
Siêu thị Đầm bầu Online
Web: http://Bauthoitrang.com
Xem thêm các mẫu áo bầu : áo bầu
Xem them cac mau ao bau : Ao bau
Bài viết hữu ích quá!
------------------------------------------------
Siêu thị Đầm bầu Online
Web: http://Bauthoitrang.com
Xem thêm các mẫu đồ bầu : đồ bầu
Xem them cac mau do bau: do trang bau
Post a Comment