CÁC NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây bệnh sởi là một loại virut có tính truyền nhiễm cao, virut này sống trong dịch nhầy ở mũi và họng của cá nhân bị nhiễm bệnh. Cá nhân bị nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác từ 4 ngày trước khi ban sởi xuất hiện cho đến 4 ngày sau khi ban sởi lặn đi.
Virut bệnh sởi là một loại virut RNA chiều âm (negative-sense), thanh đơn(single-stranded), không phân đoạn (nonsegmented), hình cầu, và là một thành viên của giống Morbillivirus thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi ban đầu là một bệnh lây nhiễm từ động vật sang người phát sinh từ sự lây truyền chéo loài (cross-species transmission) từ động vật sang người bởi một loại morbillivirus tổ tiên cách đây gần 10 000 năm, khi cộng đồng dân số người có số lượng đủ lớn để duy trì sự lây truyền virut. Mặc dù các virut RNA thường có tỷ lệ đột biến cao, nhưng virut sởi được xem là một loại virut kháng nguyên chỉ có một thành viên (antigenically monotypic virus); nghĩa là, các protein trên bề mặt chịu trách nhiệm tạo nên tính năng miễn dịch bảo vệ tiếp tục duy trì cấu trúc kháng nguyên của chúng theo thời gian và không gian. Tầm quan trọng về sức khỏe cộng đồng của đặc tính ổn định này đó là các vắcxin bệnh sởi được phát triển cách đây vài thập kỷ từ một chủng đơn virut sởi vẫn duy trì được khả năng bảo vệ toàn cầu. Virut sởi bị tiêu diệt bởi ánh sáng cực tím và nhiệt, và các virut vắcxin sởi giảm tính độc vẫn giữ lại được những đặc tính này, đòi hỏi một dây chuyền có nhiệt độ được kiểm soát để vận chuyển và lưu trữ vắcxin.
Khi người mắc bệnh sởi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, những tia nước nhỏ có virut sẽ phun vào không khí, do đó người khác có thể hít vào. Những tia nước mang virut này cũng có thể đọng trên các bề mặt, ở đây chúng có thể vẫn còn hoạt tính và có khả năng lây nhiễm trong vòng vài giờ. Bạn có thể tiếp xúc với virut nếu đưa tay vào miệng hoặc mũi, hoặc chạm vào mắt sau khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm virut sởi.
Nếu những người được miễn dịch với virut này (có thể do tiêm chủng hoặc đã từng bị bệnh sởi trong quá khứ), thì họ sẽ không bị bệnh sởi do loại virut này gây ra. Ví dụ, một người đã từng bị bệnh sởi (rubeola) khi còn nhỏ sẽ không thể mắc bệnh này một lần nữa. Hãy nhớ rằng rubella và rubeola là hai loại virut khác nhau. Bị nhiễm hoặc tiêm chủng phòng chống loại virut này (rubeola) sẽ không có khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của virut kia (rubella) hoặc ngược lại.
Một số cha mẹ không cho con trẻ của họ đi tiêm chủng vì lo sợ một cách không căn cứ rằng vắcxin MMR (measles, mumps, rubella vaccine: vắcxin bệnh sởi, quai bị, và bệnh sởi Đức), có tác dụng phòng chống bệnh sởi, bệnh quai bị, và bệnh sởi Đức, có thể gây ra bệnh tự kỷ(autism). Các nghiên cứu quy mô lớn bao gồm hàng ngàn trẻ em đã không tìm thấy mối liên hệ giữa vắcxin này và bệnh tự kỷ. Các trẻ em không được tiêm chủng có thể dẫn đến các đợt bùng phát bệnh sởi, quai bị, và bệnh sởi Đức – tất cả đều là những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em.
Ở những khu vực có khí hậu ôn hòa, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất xảy ra vào cuối mùa đông và mùa xuân. Sự nhiễm bệnh được lây truyền qua những tia nước nhỏ từ đường hô hấp, có thể vẫn còn hoạt tính và khả năng lây nhiễm, trong không khí hoặc trên các bề mặt, lên đến 2 giờ. Sự nhiễm trùng ban đầu và quá trình tạo bản sao của virut xảy ra trong các tế bào biểu mô ở khí quản và phế quản.
Sau 2 – 4 ngày, virut bệnh sởi lây nhiễm đến các mô bạch huyết khu vực, có thể được các đại thực bào phổi vận chuyển. Theo sau sự gia tăng số lượng các virut bệnh ở các hạch bạch huyết khu vực, sự hiện diện của virut trong máu liên quan đến tế bào sẽ phát tán virut này đến các cơ quan khác trong cơ thể trước khi ban sởi xuất hiện.
Nhiễm virut bệnh sởi gây ra tình trạng ức chế miễn dịch mở rộng (generalized immunosuppression), được đánh dấu bởi những suy giảm về tăng mẫn cảm loại IV (type-IV hypersensitivity hoặc delayed-type hypersensitivity), quá trình sản sinh interleukin (IL)-12, các đáp ứng liên quan đến sự tăng nhanh mô bạch huyết đặc trưng kháng nguyên (antigen-specific lymphoproliferative response) mà các đáp ứng này kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh cấp tính. Tình trạng ức chế miễn dịch có thể làm cho các cá nhân có khả năng bị nhiễm bệnh cơ hội thứ phát (secondary opportunistic infection), đặc biệt là viêm phổi phế quản (bronchopneumonia), nguyên nhân chính gây tử vong liên quan đến bệnh sởi ở các trẻ nhỏ.
Ở những cá nhân với khả năng miễn dịch tế bào (cellular immunity) không hoàn chỉnh, virut sởi sẽ gây ra bệnh viêm phổi tiến triển đại bào thường gây tử vong.
Ở những cá nhân có khả năng miễn dịch bình thường, nhiễm chủng virut sởi tự nhiên (không đột biến) giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch hiệu quả, có khả năng loại bỏ loại virut này và dẫn đến khả năng miễn dịch suốt đời.
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment