CÁC TRIỆU CHỨNG
Các dấu hiệu và các triệu chứng bệnh sởi xuất hiện từ 7 đến 14 ngày (trung bình là 10 – 12 ngày) sau khi tiếp xúc với virut này. Các dấu hiệu và các triệu chứng bệnh sởi thường bao gồm:
- Sốt (thường kéo dài 4 – 7 ngày)
- Ho khan
- Chảy mũi
- Đau họng
- Đau cơ
- Viêm màng kết (mắt bị đỏ và ngứa)
- Mẫn cảm với ánh sáng (photophobia)
- Các đốm trắng nhỏ với vùng trung tâm có màu trắng xanh ở trong miệng trên niêm mạc bên trong của vùng má, được gọi là các đốm Koplik
- Phát ban ở da bao gồm các vết lớn, thường hòa vào nhau, và gây ngứa
Tình trạng nhiễm trùng xảy ra theo các giai đoạn liên tiếp trong thời gian từ 2 đến 3 tuần.
- Nhiễm trùng và thời gian ủ bệnh. Trong 7 – 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm bệnh, virut sởi sẽ ủ bệnh. Bạn sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh sởi trong thời gian này.
- Các dấu hiệu và các triệu chứng không cụ thể. Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt từ nhẹ đến vừa, thường đi kèm với hiện tượng ho, chảy mũi, viêm màng kết, và đau họng. Trạng thái bệnh tương đối nhẹ này có thể kéo dài 2 hoặc 3 ngày.
- Nội ban (ananthem: phát ban trên màng nhầy). Các đốm Koplik – các đốm màu xanh xám trên nền đỏ – phát triển trên niêm mạc miệng (buccal mucosa) đối diện răng hàm thứ nhất và thứ hai. Thường xuất hiện 1 – 2 ngày trước khi phát ban và kéo dài 3 – 5 ngày. Nội ban là nét đặc trưng của bệnh sởi, nhưng không phải lúc nào cũng hiện diện.
- Bệnh cấp tính và phát ban. Thông thường, ban phát triển trong khoảng 14 ngày sau khi tiếp xúc với virut. Sự phát ban bao gồm các đốm đỏ nhỏ, một số đốm hơi lồi lên. Các đốm và những chỗ lồi làm cho da có hình dạng các đốm lởm chởm. Hiện tượng ngứa nhẹ cũng có thể xảy ra. Mặt là vùng phát ban đầu tiên, đặc biệt là ở phía sau tai và dọc theo đường viền tóc(hairline). Trong vòng 48 giờ, các mụn sởi hợp lại thành các mảng ban đỏ lan xuống cánh tay và phần thân, rồi đến bắp đùi, cẳng chân và bàn chân, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Cùng lúc đó, cơn sốt sẽ tăng đột ngột, thường ở nhiệt độ 104 hoặc 105oF (40 hoặc 40,6oC). Ban sởi sẽ rút dần, đầu tiên là ở mặt và cuối cùng là bắp đùi và bàn chân. Ban có mật độ cao nhất ở vai, ở đây các mụn sởi có thể hợp lại thành mảng. Mụn sởi có thể là các vết bầm máu (ecchymotic) hoặc xuất huyết (petechial). Bệnh nhân cảm thấy bị bệnh nặng nhất trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau khi phát ban. Ngoại ban(exanthema: phát ban ngoài da) kéo dài từ 5 – 7 ngày trước khi biến dần thành các vết có màu nâu đồng đậm, rồi sau đó tróc vảy (desquamate)
- Thời gian lây truyền. Một người nhiễm bệnh sởi có thể lây lan virut cho những người khác trong vòng 8 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi ban đỏ xuất hiện và kết thúc khi ban đỏ đã hiện diện được 4 ngày.
Diễn biến lâm sàng (clinical course)
- Bệnh sởi không biến chứng, từ cuối thời kỳ các triệu chứng báo trước đến khi giảm sốt và ban, kéo dài 7 – 10 ngày
- Ho có thể là triệu chứng cuối cùng xuất hiện
Bệnh sởi biến thể
- Xảy ra ở các bệnh nhân tiếp nhận serum immunoglobulin sau khi tiếp xúc với virut sởi
- Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 21 ngày
- Các triệu chứng và các dấu hiệu tương tự nhưng nhẹ hơn có thể xảy ra và có khuynh hướng tồn tại trong một thời gian ngắn hơn
Bệnh sởi không điển hình (atypical measles)
- Xảy ra ở các cá nhân được chủng ngừa với loại vắcxin bệnh sởi diệt virut nguyên thủy (KMV: killed measles vaccine) từ 1963 – 1967 và những người có khả năng miễn dịch không hoàn chỉnh (incomplete immunity). Vắcxin KMV làm cho bệnh nhân nhạy cảm với virut bệnh sởi mà không tạo ra được bất kỳ sự bảo vệ nào. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Bệnh Dịch Hoa Kỳ (CDC) đề xuất rằng những người đã từng được chủng ngừa bằng vắcxin KMV nên tái chủng ngừa bằng loại vắcxin virut sống.
- Triệu chứng báo trước nhẹ hoặc cận lâm sàng (subclinical) gồm sốt, nhức đầu, đau vùng bụng, và đau cơ xuất hiện trước khi phát ban, tình trạng phát ban bắt đầu ở bàn tay, bàn chân và lan truyền hướng tâm.
- Hiện tượng nổi mụn sởi nổi bật ở các nếp gấp da và có thể là các chấm trên da (macular), các bọng (vesicular), các đốm xuất huyết (petechial), hoặc mày đay (urticarial).
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment