Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Wednesday, April 25, 2012

DẦU CÁ (FISH OIL) - Do LQT Biên Dịch



Một số người sử dụng dầu cá để trị khô mắt, bệnh tăng nhãn áp (glaucoma),


Cách sử dụng phần mục lục: Nếu quý vị muốn đọc trang tiếng anh, xin bấm vào dòng chữ tiếng Anh.  Nếu quý vị muốn đọc trang tiếng Việt, xin bấm vào dòng chữ tiếng Việt.


I.             BACK GROUND

II.           SYNONYMS

III.          EVIDENCE
                                                                                                 
IV.         HOW DOES IT WORK

V.          SAFETY


VII.       DOSING

VIII.     REFERENCES

IX.         SOURCES




DẦU CÁ (FISH OIL)


DOSING

The below doses are based on scientific research, publications, traditional use, or expert opinion. Many herbs and supplements have not been thoroughly tested, and safety and effectiveness may not be proven. Brands may be made differently, with variable ingredients, even within the same brand. The below doses may not apply to all products. You should read product labels, and discuss doses with a qualified healthcare provider before starting therapy.

Adults (18 years and older):

Average dietary intake of omega-3/omega-6 fatty acids : Average Americans consume approximately 1.6 grams of omega-3 fatty acids each day, of which about 1.4 grams (~90%) comes from α-linolenic acid, and only 0.1-0.2 grams (~10%) from EPA and DHA. In Western diets, people consume roughly 10 times more omega-6 fatty acids than omega-3 fatty acids. These large amounts of omega-6 fatty acids come from the common use of vegetable oils containing linoleic acid (for example: corn oil, evening primrose oil, pumpkin oil, safflower oil, sesame oil, soybean oil, sunflower oil, walnut oil, wheatgerm oil). Because omega-6 and omega-3 fatty acids compete with each other to be converted to active metabolites in the body, benefits can be reached either by decreasing intake of omega-6 fatty acids, or by increasing omega-3 fatty acids.

Recommended daily intake of omega-3 fatty acids (healthy adults) : For healthy adults with no history of heart disease, the American Heart Association recommends eating fish at least two times per week. In particular, fatty fish are recommended, such as anchovies, bluefish, carp, catfish, halibut, herring, lake trout, mackerel, pompano, salmon, striped sea bass, tuna (albacore), and whitefish. It is also recommended to consume plant-derived sources of α-linolenic acid, such as tofu/soybeans, walnuts, flaxseed oil, and canola oil. The World Health Organization and governmental health agencies of several countries recommend consuming 0.3-0.5 grams of daily EPA + DHA and 0.8-1.1 grams of daily α-linolenic acid. A doctor and pharmacist should be consulted for dosing for other conditions.

Children (younger than 18 years):

Omega-3 fatty acids are used in some infant formulas, although effective doses are not clearly established. Ingestion of fresh fish should be limited in young children due to the presence of potentially harmful environmental contaminants. Fish oil capsules should not be used in children except under the direction of a physician.

BY MOUTH:

-      For high triglycerides: 1-4 grams/day of fish oil.
-      For high blood pressure: Either 4 grams of fish oil or fish oil providing 2.04 grams of EPA and 1.4 grams of DHA per day.
-      For atrial fibrillation (one of the chambers of the heart doesn’t empty properly and this increases the risk of blood clot formation leading to stroke): Eating tuna or baked or broiled fish providing omega-3 fatty acids (fish oil) one or more times per week seems to reduce the risk of atrial fibrillation in patients aged 65 or older compared to consuming fish once per month or less. But there is no benefit from eating fried fish or a fish sandwich.
-      For kidney problems related to using cyclosporine to prevent organ transplant rejection: 12 grams/day containing 2.2 grams EPA and 1.4 grams DHA.
-      For reducing the overall risk of death and risk of sudden death in patients with coronary heart disease: Fish oil providing 0.3-6 grams of EPA with 0.6 to 3.7 grams of DHA.
-      For asthma in children: Fish oil providing 17-26.8 mg/kg EPA and 7.3-11.5 mg/kg DHA for reducing symptoms. Maternal ingestion of fish oil 4 grams daily, providing 32% EPA and 23% DHA with tocopherol, during late-phase pregnancy has been used for preventing the development of asthma in children.
-      For preventing childhood allergies: Maternal ingestion of fish oil 4 grams daily, providing 32% EPA and 23% DHA with tocopherol, during late-phase pregnancy.
-      For preventing childhood atopic dermatitis: Maternal ingestion of fish oil 4 grams daily, providing 32% EPA and 23% DHA with tocopherol, during late-phase pregnancy.
-      For treating asthma: 17-26.8 mg/kg EPA and 7.3-11.5 mg/kg DHA.
-      For preventing and reversing the progression of hardening of the arteries: 6 grams/day of fish oil for the first three months, followed by 3 grams/day thereafter.
-      For rheumatoid arthritis: Fish oil providing 3.8 grams/day of EPA and 2 grams/day DHA.
-      For attention deficit-hyperactivity disorder (ADHD): A specific supplement containing fish oil 400 mg and evening primrose oil 100 mg (Eye Q, Novasel) six capsules daily.
-      For preventing miscarriage in women with antiphospholipid antibody syndrome and a history of past miscarriage: 5.1 grams fish oil with a 1.5 EPA:DHA ratio.
-      For painful menstrual periods: A daily dose of EPA 1080 mg and DHA 720 mg.
-      For Raynaud’s syndrome: A daily dose of 3.96 grams EPA and 2.64 grams DHA.
-      For weight loss: A daily serving of 2-7 ounces of fish containing approximately 3.65 grams omega-3 fatty acids (0.66 gram from EPA and 0.60 gram from DHA).
-      For slowing weight loss in patients with cancer: 7.5 grams/day of fish oil providing EPA 4.7 grams and DHA 2.8 grams.
-      For improving movement disorders in children with poor coordination (dyspraxia): Fish oil providing DHA 480 mg combined with 35 mg arachidonic acid and 96 mg gamma-alpha linoleic acid from evening primrose oil, 24 mg thyme oil, and 80 mg vitamin E (Efalex).
-      For developmental coordination disorder in children: Fish oil providing EPA 558 mg and DHA 174 in 3 divided doses.
-      For depression along with conventional antidepressants: Fish oil 9.6 grams/day.
-      To prevent full psychosis from developing in people with mild symptoms: Fish oil 1.2 grams/day.
-      For keeping veins open after coronary bypass surgery: 4 grams/day of fish oil containing EPA 2.04 grams and DHA 1.3 grams.
-      For preventing the collapse of arteries opened by “balloon” therapy (PTCA): 6 grams/day of fish oil starting one month before PTCA and continuing one month after PTCA, followed by 3 grams of fish oil daily thereafter for six months.
-      For reducing and preventing the long-term continuous rise in blood pressure and to preserve kidney function after heart transplantation: 4 grams/day of fish oil (46.5% EPA and 37.8% DHA).
-      For preventing clotting after placement of a tube for dialysis: 6 grams/day of fish oil.
-      For preserving kidney function in patients with severe IgA nephropathy: 4-8 grams/day of fish oil has been used.
-      For combined high triglycerides and high cholesterol: Fish oil providing EPA 1800-2160 mg and DHA 1200-1440 mg combined with garlic powder 900-1200 mg/day has been used to lower total cholesterol, LDL, triglycerides, and the ratios of total cholesterol to HDL, and LDL to HDL.
-      For salicylate intolerance: Fish oil 10 grams daily.








DẦU CÁ (FISH OIL) - Do LQT Biên Dịch


LIỀU LƯỢNG

Các liều lượng sau đây được dựa trên nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm, truyền thống, hoặc ý kiến của chuyên gia.  Nhiều loại dược thảo và thực phẩm chức năng vẫn chưa được kiểm tra triệt để, tính an toàn và hiệu quả vẫn chưa được xác nhận.  Các nhãn hiệu có thể được thiết kế khác nhau, với các thành phần khác nhau, mặc dù cùng một nhãn hiệu.  Các liều lượng dưới đây có thể không áp dụng cho tất cả các sản phẩm.  Bạn nên đọc nhãn sản phẩm, và tham khảo liều lượng với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.

Người thành niên (18 tuổi trở lên):

Liều lượng tiêu thụ trung bình axit béo omega-3/omega-6: Người Mỹ bình thường tiêu thụ khoảng 1,6 g axit béo omega-3 mỗi ngày, trong đó khoảng 1,4 g (khoảng 90%) là axit alpha-linolenic, và chỉ 0,1 – 0,2 g (khoảng 10%) là axit béo EPA và DHA.  Người Phương Tây tiêu thụ axit béo omega-6 gấp 10 lần axit béo omega-3.  Số lượng lớn axit béo omega-6 này là do sử dụng các loại dầu thực vật chứa axit linoleic [ví dụ: dầu bắp, dầu anh thảo, dầu bí ngô (pumpkin oil), dầu rum (safflower oil), dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu quả óc chó, dầu mầm lúa mì (wheatgerm oil)].  Vì axit béo omega-6 và omega-3 cạnh tranh với nhau để được chuyển đổi thành các chất chuyển hóa trong cơ thể, để có được các lợi ích về sức khỏe thì cơ thể cần giảm tiêu thụ các axit béo omega-6, hoặc gia tăng tiêu thụ các axit béo omega-3.

Liều lượng tiêu thụ axit béo omega-3 mỗi ngày được khuyến khích (dành cho người thành niên khỏe mạnh): Đối với người thành niên có sức khỏe tốt và không có bệnh sử về bệnh tim, Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) đề xuất ăn cá ít nhất mỗi tuần 2 lần.  Một cách cụ thể là, cá nhiều chất béo (fatty fish) được khuyến khích tiêu thụ, chẳng hạn như cá trống (anchovy), cá xanh (bluefish), cá chép (carp), cá bông lau (catfish), cá bơn lưỡi ngựa (halibut), cá trích (herring), cá hồi hồ (lake trout), cá thu (mackerel), cá nục (pompano), cá hồi (salmon), cá mú sọc (striped sea bass), cá tuna (albacore), và cá trắng (whitefish).  Hiệp hội này cũng khuyến khích tiêu thụ các nguồn axit alpha-linolenic từ thực vật, chẳng hạn như đậu hũ/đậu nành, quả óc chó (walnut), dầu hạt lanh (flaxseed oil), và dầu cải (canola oil).  Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization) và các tổ chức sức khỏe chính phủ của một số nước đề xuất tiêu thụ từ 0,3 – 0,5 g axit béo EPA+DHA mỗi ngày và từ 0,8 – 1,1 g axit alpha-linolenic mỗi ngày.  Nên tham khảo với bác sĩ và dược sĩ về liều lượng cho các chứng bệnh khác.

Trẻ Em (dưới 18 tuổi):

Các axit béo omega-3 được sử dụng trong một số thức ăn của sơ sinh, mặc dù rằng liều lượng hiệu quả vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.  Nên hạn chế cho các trẻ nhỏ tiêu thụ cá tươi do các chất ô nhiễm môi trường gây hại có thể hiện diện trong cá tươi.  Không nên cho trẻ em sử dụng các viên nang dầu cá, ngoại trừ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

UỐNG BẰNG MIỆNG:

-      Cao triglyceride: 1 – 4 g dầu cá mỗi ngày
-      Cao huyết áp: 4 g dầu cá hoặc dầu cá cung cấp 2,04 g EPA và 1,4 g DHA mỗi ngày.
-      Tình trạng tâm nhĩ co bóp bất thường (atrial fibrillation: một trong các ngăn tim không bơm máu bình thường và do đó làm tăng nguy cơ bị huyết khối dẫn đến tình trạng đột quỵ): Ăn cá tuna hoặc cá nướng (cung cấp các axit béo omega-3) mỗi tuần 1 hoặc nhiều lần xem ra có thể giảm bớt nguy cơ bị tình trạng tâm nhĩ co bóp bất thường ở các bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên so với việc tiêu thụ cá một lần mỗi tháng hoặc ít hơn.  Ăn cá chiên hoặc bánh mì cá chiên không mang lại lợi ích nào.
-      Các vấn đề về thận có liên quan đến việc sử dụng cyclosporine để ngăn ngừa tình trạng bài thải bộ phận ghép: 12 g mỗi ngày chứa 2,2 g EPA và 1,4 g DHA.
-      Giảm nguy cơ chung bị tử vong và nguy cơ bị đột tử ở các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành: Dầu cá cung cấp từ 0,3 – 6 g axit béo EPA với 0,6 đến 3,7 g axit béo DHA.
-      Bệnh suyễn ở trẻ em: Dầu cá cung cấp từ 17 – 26,8 mg/kg EPA và từ 7,3 – 11,5 mg/kg DHA để hạ giảm triệu chứng.  Phụ nữ mang thai tiêu thụ 4 g dầu cá mỗi ngày, cung cấp 32% EPA và 23% DHA với tocopherol (vitamin E), trong giai đoạn cuối mang thai đã được sử dụng để ngăn ngừa bệnh suyễn phát triển ở trẻ em.
-      Ngăn ngừa dị ứng ở trẻ em:  Phụ nữ mang thai tiêu thụ 4 g dầu cá mỗi ngày, cung cấp 32% EPA và 23% DHA với tocopherol (vitamin E), trong giai đoạn cuối mang thai.
-      Ngăn ngừa phát ban ngứa da mãn tính ở trẻ em: Phụ nữ mang thai tiêu thụ 4 g dầu cá mỗi ngày, cung cấp 32% EPA và 23% DHA với tocopherol (vitamin E), trong giai đoạn cuối mang thai.
-      Trị bệnh suyễn: 17 – 26,8 mg/kg EPA và 7,3 – 11,5 mg/kg DHA.
-      Ngăn ngừa và nghịch chuyển sự tiến triển của quá trình xơ cứng động mạch: 6 g dầu cá mỗi ngày trong 3 tháng đầu, sau đó là 3 g mỗi ngày.
-      Viêm thấp khớp (viêm khớp dạng thấp): Dầu cá cung cấp 3,8 g EPA và 2 g DHA mỗi ngày.
-      Rối loạn quá hiếu động thiếu tập trung (attention deficit-hyperactivity disorder – ADHD): Một loại thực phẩm chức năng chứa 400 mg dầu cá và 100 mg dầu anh thảo (Eye Q, Novasel), 6 viên nang mỗi ngày.
-      Ngăn ngừa sẩy thai ở phụ nữ bị hội chứng kháng thể kháng photpholipit (antiphospholipid antibody syndrome) và từng bị sẩy thai trong quá khứ: 5,1 g dầu cá với tỉ lệ 1,5 EPA:DHA.
-      Hành kinh bị đau: Liều lượng mỗi ngày bao gồm 1080 mg EPA và 720 mg DHA.
-      Hội chứng Raynaud: Liều lượng mỗi ngày bao gồm 3,96 g EPA và 2,64 g DHA.
-      Giảm cân: Liều lượng mỗi ngày gồm 2 – 7 oz (57 – 198 g) cá chứa khoảng 3,65 g axit béo omega-3 (0,66 g từ EPA và 0,60 g từ DHA).
-      Làm chậm tình trạng xuống cân ở bệnh nhân ung thư: mỗi ngày 7,5 g dầu cá, cung cấp 4,7 g EPA và 2,8 g DHA.
-      Cải thiện các rối loạn vận động (movement disorder) ở trẻ em bị rối loạn phối hợp vận động: Dầu cá chứa 480 mg DHA kết hợp với 35 mg axit arachidonic và 96 mg axit gamma-alpha linolenic từ dầu anh thảo, 24 mg dầu cỏ xạ hương (húng tây), và 80 mg vitamin E (Efalex).
-      Chứng trầm cảm cùng với các loại thuốc chống trầm cảm truyền thống: 9,6 g dầu cá mỗi ngày.
-      Ngăn ngừa rối loạn tâm thần toàn phần phát triển ở những người bị các triệu chứng nhẹ: 1,2 g dầu cá mỗi ngày.
-      Giữ cho tĩnh mạch mở sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Mỗi ngày 4 g dầu cá chứa 2,04 g EPA và 1,3 g DHA.
-      Ngăn ngừa động mạch đóng lại được khai thông bởi trị liệu “bong bóng” (PTCA):  6 g dầu cá mỗi ngày bắt đầu một tháng trước khi trị liệu “bong bóng” và sau phẫu thuật tiếp tục một tháng, sau đó 3 g dầu cá mỗi ngày trong vòng 6 tháng.
-      Giảm bớt và ngăn ngừa huyết áp tăng cao liên tục và dài hạn cũng như duy trì chức năng thận sau khi ghép tim: Mỗi ngày 4 g dầu cá (46,5% EPA và 37,8% DHA).
-      Ngăn ngừa máu đóng cục sau khi đặt ống thẩm tách (lọc máu): 6 g dầu cá mỗi ngày.
-      Duy trì chức năng thận ở các bệnh nhân bị bệnh thận IgA nghiêm trọng: 4 – 8 g dầu cá mỗi ngày.
-      Cao triglyceride và cao cholesterol: Sử dụng dầu cá cung cấp 1800 – 2160 mg EPA và 1200 – 1440 mg DHA kết hợp với 1800 – 2160 mg bột tỏi mỗi ngày để hạ mức cholesterol tổng cộng, LDL, triglyceride, và tỉ lệ cholesterol tổng cộng với HDL, và tỉ lệ LDL với HDL.
-      Tình trạng không dung nạp salicylate: 10 g dầu cá mỗi ngày.







Sunday, April 22, 2012

ĐẬU NÀNH: TỐT HAY XẤU? (SOY: GOOD OR BAD?) - Do LQT Biên Dịch



Một câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thường đặt ra là: đậu nành có lợi, hay không có lợi cho tôi?





ĐẬU NÀNH: TỐT HAY XẤU? (SOY: GOOD OR BAD?) - Do LQT Biên Dịch


Tác giả: Bác sĩ khoa y liệu tự nhiên (Doctor of Naturopathic Medicine)Peter Bongiorno

Một câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thường đặt ra là: đậu nành có lợi, hay không có lợi cho tôi?  Đây là một câu hỏi đặc biệt quan trọng dành cho các phụ nữ có bệnh sử bị ung thư vú hay ung thư tử cung.

Thực tế, đậu nành được xem là có chứa “phytoestrogens”.  Thuật ngữ phytoestrogen muốn nói đến các chất hóa học của thực vật có thể có tác dụng giống như một phân tử estrogen (estrogen kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính thứ hai và thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như bảo trì hệ thống sinh sản nữ).  Một cách thú vị là, người đặt tên “phytoestrogen” là bác sĩ Herman Aldercreutz của trường đại học Helsinki.  Bản thân bác sĩ cũng thừa nhận rằng việc đặt tên phytoestrogen là một trong những sự hối tiếc lớn nhất trong nghề nghiệp của ông ấy, vì thuật ngữ này đã làm cho cộng đồng y tế quy các tác dụng của estrogen cho đậu nành mà thực sự nó không có các tác dụng này.




Các chất isoflavone trong đậu nành thực sự có tác dụng giống như các chất estrogen yếu.  Một cách thú vị là, đây là cách thức mà thuốc tamoxifen, một loại thuốc trị ung thư vú có tác dụng bảo vệ các tế bào nhạy cảm estrogen, hoạt động bằng cách làm giảm tác dụng của các chất estrogen mạnh được tạo ra trong cơ thể.  Các chất “estrogen” yếu trong đậu nành thực sự chặn được các chất estrogen mạnh gây ung thư, bằng cách làm giảm tác dụng của các chất estrogen gây ung thư.  Ngoài ra, các chất isoflavone trong đậu nành cũng giúp làm cho các gen gây ung thư ngưng hoạt động bằng cách đóng vai trò của các phân tử methylator.  Methylator là các phân tử mà chúng có thể khóa các gen gây ung thư và như thế các gen này không thể biểu thị các đặc tính của chúng.




Một nghiên cứu so sánh (case-controlled study) vào năm 2008 quan sát 24000 phụ nữ Nhật và đã phát hiện rằng những người với hàm lượng isoflavone cao nhất có tỉ lệ mắc bệnh ung thư thấp nhất.  Bệnh ung thư vú ở các nước Phương Tây có tỉ lệ cao hơn ở các nước Châu Á, các nước Phương Tây có hàm lượng isoflavone khoảng 0,5% hàm lượng isoflavone ở các nước Châu Á.

Khi được tiêu thụ ở số lượng quá lớn, đậu nành có thể ức chế chức năng hoạt động của tuyến giáp (thyroid gland), làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất, hoặc thậm chí gây ra phản ứng dị ứng ở người tiêu thụ.  Nếu được tiêu thụ ở liều lượng hợp lý, thì tình trạng này thường không xảy ra. 



Tại trung tâm của chúng tôi, chúng tôi hết sức khuyến khích tiêu thụ các dạng đậu nành tự nhiên và lên men, chẳng hạn như đậu nành luộc (edamame), đậu nành lên men kiểu natto (natto), gia vị miso làm bằng đậu nành (miso), và đậu nành lên men kiểu tempeh (tempeh).  Mặc dù một số loại sữa đậu nành và đậu hũ có thể không gây hại, nhưng các nguồn đậu nành này là các dạng trải qua nhiều quá trình xử lý, do đó có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cho một số cá nhân.  Những người có nhóm máu A xem ra không bị ảnh hưởng bởi đậu nành, trong khi đó, những người thuộc nhóm máu O xem ra có phản ứng nhiều hơn.  


Các Tài Liệu Tham Khảo:

Iwasaki M, Inoue M, Otani T, Sasazuki S, Kurahashi N, Miura T, Yamamoto S, Tsugane S; Plasma isoflavone level and subsequent risk of breast cancer among Japanese women: a nested case-control study from the Japan Public Health Center-based prospective study group. J Clin Oncol. 2008 Apr 1;26(10):1677-83. Epub 2008 Mar 3.


Nguồn (Source):