Tác giả: Bác sĩ khoa y liệu tự nhiên (Doctor of Naturopathic Medicine) Peter Bongiorno
Một câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thường đặt ra là: đậu nành có lợi, hay không có lợi cho tôi? Đây là một câu hỏi đặc biệt quan trọng dành cho các phụ nữ có bệnh sử bị ung thư vú hay ung thư tử cung.
Thực tế, đậu nành được xem là có chứa “phytoestrogens”. Thuật ngữ phytoestrogen muốn nói đến các chất hóa học của thực vật có thể có tác dụng giống như một phân tử estrogen (estrogen kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính thứ hai và thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như bảo trì hệ thống sinh sản nữ). Một cách thú vị là, người đặt tên “phytoestrogen” là bác sĩ Herman Aldercreutz của trường đại học Helsinki. Bản thân bác sĩ cũng thừa nhận rằng việc đặt tên phytoestrogen là một trong những sự hối tiếc lớn nhất trong nghề nghiệp của ông ấy, vì thuật ngữ này đã làm cho cộng đồng y tế quy các tác dụng của estrogen cho đậu nành mà thực sự nó không có các tác dụng này.
Các chất isoflavone trong đậu nành thực sự có tác dụng giống như các chất estrogen yếu. Một cách thú vị là, đây là cách thức mà thuốc tamoxifen, một loại thuốc trị ung thư vú có tác dụng bảo vệ các tế bào nhạy cảm estrogen, hoạt động bằng cách làm giảm tác dụng của các chất estrogen mạnh được tạo ra trong cơ thể. Các chất “estrogen” yếu trong đậu nành thực sự chặn được các chất estrogen mạnh gây ung thư, bằng cách làm giảm tác dụng của các chất estrogen gây ung thư. Ngoài ra, các chất isoflavone trong đậu nành cũng giúp làm cho các gen gây ung thư ngưng hoạt động bằng cách đóng vai trò của các phân tử methylator. Methylator là các phân tử mà chúng có thể khóa các gen gây ung thư và như thế các gen này không thể biểu thị các đặc tính của chúng.
Một nghiên cứu so sánh (case-controlled study) vào năm 2008 quan sát 24000 phụ nữ Nhật và đã phát hiện rằng những người với hàm lượng isoflavone cao nhất có tỉ lệ mắc bệnh ung thư thấp nhất. Bệnh ung thư vú ở các nước Phương Tây có tỉ lệ cao hơn ở các nước Châu Á, các nước Phương Tây có hàm lượng isoflavone khoảng 0,5% hàm lượng isoflavone ở các nước Châu Á.
Khi được tiêu thụ ở số lượng quá lớn, đậu nành có thể ức chế chức năng hoạt động của tuyến giáp (thyroid gland), làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất, hoặc thậm chí gây ra phản ứng dị ứng ở người tiêu thụ. Nếu được tiêu thụ ở liều lượng hợp lý, thì tình trạng này thường không xảy ra.
Tại trung tâm của chúng tôi, chúng tôi hết sức khuyến khích tiêu thụ các dạng đậu nành tự nhiên và lên men, chẳng hạn như đậu nành luộc (edamame), đậu nành lên men kiểu natto (natto), gia vị miso làm bằng đậu nành (miso), và đậu nành lên men kiểu tempeh (tempeh). Mặc dù một số loại sữa đậu nành và đậu hũ có thể không gây hại, nhưng các nguồn đậu nành này là các dạng trải qua nhiều quá trình xử lý, do đó có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cho một số cá nhân. Những người có nhóm máu A xem ra không bị ảnh hưởng bởi đậu nành, trong khi đó, những người thuộc nhóm máu O xem ra có phản ứng nhiều hơn.
Các Tài Liệu Tham Khảo:
Iwasaki M, Inoue M, Otani T, Sasazuki S, Kurahashi N, Miura T, Yamamoto S, Tsugane S; Plasma isoflavone level and subsequent risk of breast cancer among Japanese women: a nested case-control study from the Japan Public Health Center-based prospective study group. J Clin Oncol. 2008 Apr 1;26(10):1677-83. Epub 2008 Mar 3.
Nguồn (Source):
1 comments:
Chủ đề mình đang tìm hiểu. thanks ad
Đây là blog của mình, xin tham khảo thêm.
Địa chỉ xăm hình uy tín ở tphcm
Post a Comment