Sunday, April 1, 2012

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯA RA CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN NHẤT TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (HOW DO WE MAKE THE BEST DECISIONS IN OUR LIVES - PART 1: IDENTIFYING THE PROBLEM) - Do LQT Biên Dịch)


Tác giả:

Einstein đã từng nói: “Nếu tôi có 1 giờ đồng hồ để giải một bài toán, thì tôi sẽ dùng 55 phút để suy nghĩ về bài toán đó và 5 phút để suy nghĩ về các đáp án”.  Như vậy ông ấy có bị mất trí (điên) không?  Hoặc là ông ấy đang có ý định gì đây?



Trong việc đưa ra quyết định bình thường mỗi ngày, chúng ta thường dùng nhiều thời gian để “giải quyết” một vấn đề hơn là xác định căn nguyên của vấn đề.  Chúng ta quá hăm hở để đến được đích, ví dụ như tìm một cách giải quyết, mà thường vào lúc đó bất cứ cách giải quyết nào cũng thích hợp.  Nhưng liệu đó có phải là chọn lựa tốt nhất chăng?

Để làm được những quyết định đúng đắn nhất cho bản thân và gia đình chúng ta, thì chúng ta nên suy nghĩ một cách tổng thể (tính quan trọng chung của vấn đề).  Điều này có nghĩa là gì?  Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là suy nghĩ theo tính “toàn diện” của vấn đề.  Tôi đã tạo ra La Bàn Trực Giác (Intuitive Compass) để mọi người làm theo như sau: hãy nhìn các sự việc theo hướng toàn diện, hay là như một bức tranh toàn cảnh.  Và ở mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều có thể rút ra được điều gì đó từ mỗi cung phần tư của La Bàn Trực Giác để áp dụng vào đời sống của chúng ta.  Thật khó để chấp nhận sự tồn tại của một cá nhân nếu bạn không nhìn thấu được tương lai của mình (cung phần tư hướng tây bắc - northwest quadrant), hoặc nếu bạn không thể thực hiện và đạt được điều bạn mong muốn để có được một cuộc sống tử tế (cung phần tư hướng đông nam - southeast quadrant), hoặc nếu bạn không thể sắp xếp được các việc theo một trật tự nào đó (cung phần tư hướng đông bắc - northeast quadrant).  Và thậm chí nếu bạn có khả năng thực hiện được tất cả các việc này, nhưng điều đó vẫn chưa đủ nếu như bạn không cảm nhận được nhịp đập của cuộc sống và ý nghĩa sâu sắc của nó (cung phần tư hướng tây nam - southwest quadrant).

Ý nghĩa sâu sắc này bắt nguồn từ việc biến các giá trị trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thành hiện thực.  Hành động đó có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức.  Nó có thể là việc chúng ta nuôi dạy con cái bởi vì chúng ta coi trọng sự duy trì nòi giống, hoặc chúng ta cống hiến tài năng của chúng ta cho lợi ích của người khác bởi vì chúng ta coi trọng tính cách tự biểu hiện, hoặc chúng ta thường muốn giúp người khác bởi vì chúng ta có lòng trắc ẩn, nhưng nói chung, tất cả mọi người đều cần đến ý nghĩa và các giá trị của cuộc sống.

Điều này được chuyển dịch như thế nào để:

a) làm thế nào chúng ta nhận biết được các vấn đề và
b) làm thế nào chúng ta giải quyết vấn đề đó

Tôi đã quyết định đăng thành 2 phần, như vậy mỗi phần sẽ nhấn mạnh vào trọng điểm của nó.

Để phân tích các vấn đề trong cuộc sống, chúng ta thường đi theo các quan niệm căn bản và những điều giả định.  Như đã thảo luận ở tuần trước, các quan niệm và giả định này thường được dẫn giải bằng lập luận logic.  Khi chúng ta tiến hành giải quyết một vấn đề bằng cách sử dụng các kỹ năng logic, thì chúng ta thường làm theo những quy luật nào đó hoặc những kế hoạch chi tiết dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ đối với một vấn đề tương tự.  Các quy luật và kế hoạch chúng ta tuân theo thường rõ ràng và quan trọng.  Nếu chúng ta thành công giải quyết được vấn đề, thì chúng ta thường cho rằng đó là do tính hiệu quả của các kế hoạch mà chúng ta tuân theo.  Còn nếu chúng ta thất bại trong việc giải quyết vấn đề, thì chúng ta có thể nhìn lại và phân tích các bước để tìm thấy chỗ gây ra thất bại.

Ngược lại, khi chúng ta tiến hành giải quyết một vấn đề dựa vào bản năng, thì chúng ta thường đi theo một hướng dành riêng cho vấn đề và bản thân chúng ta vào một thời điểm cụ thể nào đó.  Nếu một người nào đó hỏi làm thế nào chúng ta giải quyết vấn đề, thì chúng ta có thể thuật lại chi tiết những việc đã làm, nhưng ngay cả sự thuật lại chi tiết những việc chúng ta đã làm cũng sẽ không nhất thiết áp dụng cho một vấn đề tương tự.  Và như vậy cũng không có vấn đề gì, vì việc giải quyết vấn đề bằng bản năng không nhất thiết phải sao chép lại; mà nó là một sự thích nghi tích cực với hoàn cảnh.  Vấn đề ở đây là khi chúng ta thành công, chúng ta (và những người khác) có thể cho rằng sự thành công đơn thuần là do may mắn, mặc dù dựa vào bản năng là một kỹ năng mà chúng ta có thể phát triển.  Do đó, mặc dù chúng ta không bao giờ có thể đo lường được tính hiệu quả của kỹ năng giải quyết vấn đề dựa vào bản năng một cách chính xác, nhưng điều này không có nghĩa đó là một hiện tượng ngẫu nhiên.  Sự khác biệt giữa kỹ năng giải quyết vấn đề dựa trên logic và kỹ năng dựa trên bản năng không nhất thiết là tính hiệu quả; mà sự khác biệt là do khả năng nhận biết chính xác hoặc thiếu khả năng xác định chính xác nguyên nhân và hậu quả.  Và khi chúng ta không thể xác định được nguyên nhân và hậu quả, thì chúng ta sẽ cảm thấy mất phương hướng và bất lực.

Nhưng trên thực tế, việc đưa ra quyết định tốt nhất thường kết hợp cả hai yếu tố lập luận và logic.  Và khi cần đến cả hai yếu tố này để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất và có tính tổng thể ngay thời điểm đó, chúng ta cũng sẽ cần phải sử dụng cả hai yếu tố một cách hợp lý để xác định vấn đề.

Sau đây là một số phương pháp có thể giúp kết hợp chặt chẽ cả hai khái niệm này vào khả năng xác định được vấn đề của bạn:

1.  Hãy nhớ viết xuống vấn đề bạn gặp phải.  Ví dụ, “Làm thế nào để tôi có thể làm công việc của tôi hiệu quả hơn?”  Sau khi bạn đã viết xuống vấn đề của bạn gặp phải, hãy nhìn lại nó một lần nữa, và nghĩ đến những cách khác để diễn tả điều tương tự, mà không cần phải xét đoán những gì bạn viết xuống.  Đến khi kết thúc dòng suy nghĩ, bạn có thể đã xác định được căn nguyên của vấn đề, ví dụ “Làm thế nào để tôi dành nhiều thời gian hơn cho gia đình trong một ngày?”

2.  Hãy thách thức những điều bạn đã biết.  Nếu bạn có một đứa con khóc không ngừng chỉ vì không nhận được một món đồ chơi mới trong ngày hôm đó, như vậy mỗi khi đứa trẻ này khóc có phải vì một nguyên nhân chăng?  Nếu bạn cho rằng đứa trẻ khóc vì nó không nhận được quà, thì bạn đã tự động loại bỏ các khả năng khác mà chúng có thể là nguyên nhân, có lẽ đứa trẻ bị bệnh hoặc bị đau nhức, hoặc bị đói, mệt mỏi, hoặc gặp phải một loạt các vấn đề khác.  Những điều này cần phải được khám phá để vấn đề được giải quyết theo cách thức tốt nhất.

3.  Điều quan trọng nhất là, hãy làm dịu bớt những căng thẳng về tinh thần!  Mỗi chọn lựa khó khăn trong cuộc sống sẽ mang lại một loạt những thử thách mà nó có thể tạo ra những căng thẳng về tinh thần, sự sợ hãi, và lo âu.  Trước khi bạn làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề gặp phải, bạn không nên hốt hoảng!  Sự hốt hoảng thường dẫn đến các quyết định táo bạo, và như thế sẽ ném bỏ một giải pháp mang tính tổng thể ra ngoài cửa sổ.  Hãy dành ra ít phút, ngồi xuống và hít thở sâu, tìm một nơi yên tĩnh, cảm nhận bạn là ai, và bạn thực sự muốn đạt được điều gì.  Khi bạn đã sẵn sàng, thì hoàn tất các bước ở trên.


Nguồn (Source):


2 comments:

Anh chị có nhận, trả lời những thắc mắc của bọn em ko?

Post a Comment