Saturday, April 7, 2012

TRÍ TUỆ LÀ GÌ? (WHAT IS THE MIND?) - Do LQT Biên Dịch



Khi tôi ngồi đây tự hỏi sẽ viết gì, nó thực sự là gì mà làm cho tôi tự hỏi?  Các ý nghĩ bắt nguồn từ đâu? Làm thế nào mà khối chất xám 3 pound (1,36 kg) này làm cho bộ não của tôi cảm nhận được các cảm giác và tư tưởng?  Đôi khi có vẻ như thực sự không thể hiểu được rằng nước của các quá trình vật chất lại có thể tạo ra rượu của ý thức.  Thật vậy, nó đúng là một câu hỏi nổi tiếng hóc búa đến nỗi nó có một cái tên…bài toán não-trí tuệ (hoặc thân xác-trí tuệ).  Sự thất bại trong việc đạt được giải pháp đồng thuận cho bài toán não-trí tuệ tiếp tục tồn tại ở trung tâm của tâm lý học và những khó khăn của nó như là một trạng thái tự chủ bị vỡ vụn.  Mục đích của tôi ở đây là giải thích ngắn gọn cách thức thuyết hợp nhất về tâm lý học (unified theory of psychology - UT) giải đáp bài toán trí tuệ-bộ não.




Đầu tiên chúng ta cần phải làm rõ về cái mà đa số người muốn nói đến khi họ sử dụng thuật ngữ trí tuệ (mind).  Họ thực sự muốn ám chỉ điều gì?  Theo cách nói thông thường, “trí tuệ” thường ám chỉ đến nền tảng của ý thức con người, cái “tôi” cảm nhận-lý luận mà có vẻ là một sức mạnh tạo ra khả năng chọn lựa mà vì một lý do nào đó liên quan đến và cũng có vẻ như tách rời khỏi cơ thể.  Ý tưởng về sự sống sau khi chết xem ra rất hợp lý theo trực giác đối với nhiều người bởi vì đời sống tinh thần của chúng ta xem ra khác với thể xác đến mức chúng ta có thể tưởng tượng linh hồn của chúng ta tiếp tục tồn tại sau khi thân xác của chúng ta đã mục rữa.  Điều này tạo ra một thuyết nhị nguyên theo lẽ thường tình mà đó là một yếu tố cần thiết đối với nhiều niềm tin tôn giáo.

Thuyết hợp nhất UT cho thấy một số vấn đề về ngữ nghĩa ám chỉ hệ thống tự ý thức của con người là “trí tuệ”.  Có một lý do tại sao có liên quan đến điều mà Freud “khám phá” cách đây trên một thế kỷ và hiện nay rất quen thuộc với các nhà tâm lý học hiện đại – ý thức chỉ là một phần nhỏ của các chức năng nhận thức.  Do đó, ý thức và trí tuệ không đồng nghĩa.  Vì thế, chúng ta cần hiểu rõ rằng bài toán trí tuệ-cơ thể phải là bài toán Ý Thức-Bộ Não-Cơ Thể hoặc bài toán Ý Thức-Trí Tuệ-Cơ Thể.

Nhận thức được sự khác biệt giữa trí tuệ và ý thức là một trong các điểm mấu chốt để giải đáp các vấn đề này. Như vậy, trí tuệ và ý thức có mối quan hệ như thế nào? Thuyết hợp nhất UT cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể nhờ đến phong trào cải cách nhận thức (cognitive revolution) trong tâm lý học để xác định câu trả lời.  Phong trào cải cách nhận thức là kết quả của sự kết hợp giữa thuyết thông tin, trí tuệ nhân tạo điện toán (artificial intelligence), và điều khiển học (cybernetics).  Nó tạo ra thuyết điện toán (computational theory) của trí tuệ, mà thuyết điện toán này thực sự đưa ra được câu trả lời cho một vấn đề nan giải lớn.  Thuyết điện toán của trí tuệ khẳng định rằng hệ thần kinh là một hệ thống xử lý thông tin.  Nó có tác dụng chuyển dịch các thay đổi trong cơ thể và môi trường thành một thứ ngôn ngữ của các xung điện thần kinh mà chúng tiêu biểu cho mối quan hệ giữa động vật và môi trường.  Thuyết điện toán của trí tuệ là một sự đột phá vĩ đại vì nó cho phép chúng ta, lần đầu tiên, có khái niệm tách rời trí tuệ khỏi não-cơ thể (brain-body).  Bằng cách nào?  Bởi vì bây giờ chúng ta có thể nhận thức được “trí tuệ” là lưu lượng thông tin đi qua hệ thần kinh và lưu lượng thông tin này có thể được tách rời một cách khái niệm khỏi chất liệu (lý sinh) tạo nên hệ thần kinh.  Để biết được làm thế nào chúng ta có thể xác định được sự tách rời thông tin khỏi bản thân hệ thần kinh thực sự, bạn hãy tưởng tượng đến một cuốn sách.  Khối lượng sách, nhiệt độ của nó, và các kích thước vật lý khác có thể được xem tương tự như bộ não.  Sau đó hãy nghĩ đến nội dung của cuốn sách (nghĩa là, câu chuyện hoặc các đề tài được viết trong cuốn sách).  Đối với thuyết điện toán, nội dung cuốn sách tương tự như trí tuệ.  Do đó, trí tuệ là nguồn thông tin được mô tả bằng ví dụ và được xử lý bởi hệ thần kinh.

Mặc dù phong trào cải cách nhận thức là một bước tiến nhảy vọt, nhưng lại xuất hiện các vấn đề.  Điều này một phần là do trí tuệ có thể dễ dàng được tách rời khỏi bộ não trên khái niệm, các nhà nghiên cứu bị thu hút bởi các mô hình bộ xử lý tách rời hoặc giải toán nhân tạo mà chúng ít liên quan đến các yếu tố khác của các hiện tượng trí tuệ, chẳng hạn như trải nghiệm ý thức (conscious experience), văn hóa, hành vi công khai (overt behavior), hoặc bộ não.  Vấn đề ở đây là các mô hình này hoàn toàn tách biệt với hệ thống não trí tuệ (mindbrain system) của con người.  Với cách nhìn vĩ mô và khả năng lĩnh hội đồng thời hợp nhất các quan điểm quan trọng, thuyết hợp nhất UT cho phép chúng ta có được một sự am hiểu sâu sắc điểm cốt lõi của phong trào cải cách nhận thức và đồng thời kết nối nó trở lại với bộ não, sự tiến hóa, khoa học hành động/hành vi của con người, và văn hóa.

Nhưng mối quan hệ giữa quá trình xử lý thông tin thần kinh ngôn ngữ (neuro-linguistic information processing) và ý thức là thế nào?  Ý thức là lưu lượng thông tin “được trải nghiệm”.  Tôi sẽ quay trở lại để giải thích lý do tại sao cụm từ “được trải nghiệm” lại được đặt trong ngoặc kép.  Còn bây giờ, tôi sẽ cho thấy mô hình xử lý kép của nhận thức (một mô hình tự động nhanh, liên hợp, phản xạ, cảm nhận, thể hiện xúc cảm và một mô hình chậm hơn, sử dụng lời nói, sử dụng phân tích) tương đẳng hài hòa với trải nghiệm ý thức của chúng ta.  Chúng ta hãy lưu ý rằng mặc dù sự trải nghiệm ý thức của chúng ta có tính chất đơn nhất, nhưng dễ dàng tạo ra hai mặt đối lập.  Một lĩnh vực thuộc ý thức của chúng ta là sự cảm nhận trực tiếp.  Nhìn thấy màu đỏ, cảm thấy đói, cảm giác sợ hãi.  Các cấu trúc hình thức cảm nhận không bằng lời nói, cảm giác say mê, và xúc cảm được trải nghiệm là các yếu tố thuộc về cảm giác của ý thức mà một số người gọi là đặc tính cần thiết (qualia).  Các cấu trúc này khác với vị trí khác của sự cảm nhận ý thức được tìm thấy ở con người, mà đó là lĩnh vực thứ hai của cảm nhận ý thức.  Đây là công việc của một nhân vật tường thuật phản ánh, cái tôi của con người giải thích cho các hành động của một người bằng lời nói.

Thuyết Đầu Tư Hành Vi (Behavioral Investment Theory) cung cấp cấu trúc khái niệm cho quá trình xử lý thông tin thần kinh và lĩnh vực liên quan đến cảm giác của ý thức.  Thuyết này cho chúng ta biết hệ thần kinh là một hệ thống kiểm soát bằng điện toán có tác dụng hướng dẫn các hành động theo tỉ lệ giá trị đầu tư, chi phí và lợi nhuận.  Niềm vui và đau khổ là giải pháp thiết thực của tự nhiên đối với các nhận thức mang tính hệ thống, động lực, và các tiến trình hành động cùng nhau phát triển sự chỉ đạo hành vi hướng tới hoặc quay lưng lại với các lợi ích và chi phí.  Thuyết Biện Chứng (Justification Hypothesis) cho chúng ta biết rằng quá trình xử lý thông tin về ngôn ngữ được tổ chức theo chức năng trở thành các hệ thống biện chứng.

Sau cùng, nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman đã từng nói: nếu bạn thực sự muốn chứng tỏ rằng bạn hiểu được cách thức hoạt động của một vấn đề nào đó, thì bạn hãy thiết kế nó.  Và bây giờ chúng ta có thể thấy được kiến thức hạn chế của chúng ta về ý thức.  Tôi đã đặt cụm từ “được trải nghiệm” trong ngoặc kép trong phần trên của bài bởi vì không ai biết cách đưa lưu lượng thông tin vào các trạng thái nổi của sự cảm nhận đầu tiên của một người (đó là, cảm giác).  Bài toán kiến tạo ý thức vẫn còn là một vấn đề hết sức bí ẩn.


Nguồn (Source):


0 comments:

Post a Comment