CÁC TIẾN TRÌNH CẤY GHÉP
Cấy Ghép Tế Bào Đảo
Các tiến bộ quan trọng trong phương pháp cấy ghép tế bào đảo (islet-cell transplantation) đang cho phép nhiều bệnh nhân không cần đến insulin hoặc giảm bớt việc sử dụng insulin.
Các thử nghiệm lâm sàn quan trọng hiện tại đang sử dụng một tiến trình cấy ghép tế bào đảo (còn được gọi là tế bào beta) được gọi là tiến trình Edmonton (Edmonton protocol), mà thường bao gồm các bước sau đây:
- Ngay sau khi có đầy đủ số lượng tế bào đảo cho việc cấy ghép, thì bệnh nhân được truyền thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch và được cho uống vitamin E, B6, và A.
- Một máy được sử dụng để cách ly các tế bào đảo từ các tuyến tụy được quyên tặng, thông thường từ các tử thi. Thường cần đến hai hoặc ba tuyến tụy để cung cấp đầy đủ các tế bào đảo để việc sản sinh insulin được hiệu quả. (Đây là mặt hạn chế chính của tiến trình này).
- Sau khi các tế bào đảo được cách ly, thì chúng được tiêm trực tiếp vào một tĩnh mạch chính ở gan của bệnh nhân.
- Các tế bào đảo được đưa đến các mao mạch ở gan, và ở đó chúng sản sinh ra insulin.
- Các loại thuốc đặc biệt, chẳng hạn như tacrolimus, sirolimus, hoặc rapamycin (Rapamune), được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch. (Không giống như các loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong các tiến trình cấy ghép khác, các loại thuốc này không chứa các chất steroid, mà chất này sẽ phá hủy các tế bào đảo). Các loại thuốc ức chế miễn dịch cần được sử dụng trong suốt cuộc đời của bệnh nhân để cơ thể của bệnh nhân không bài thải các tế bào đảo lạ này.
- Tiến trình này phải được thực hiện hai hoặc ba lần trong khoảng từ 2 – 3 tháng. Tiến trình này thường đòi hỏi nhiều người quyên tặng tuyến tụy để có thể hoàn toàn không cần đến trị liệu bằng insulin nữa. Đây là mặt hạn chế chính của tiến trình này.
Vào năm 2006, tạp chí New England Journal of Medicine đã đăng các kết quả của thử nghiệm đầu tiên tiến trình Edmonton ở nhiều trung tâm y tế. Các kết quả cho thấy rằng phương pháp điều trị này có thể có lợi cho một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1 nghiêm trọng. Trong số 36 bệnh nhân thực hiện tiến trình cấy ghép này, có 44% số bệnh nhân này không cần tiêm insulin 1 năm sau lần trị liệu cuối cùng. Tuy nhiên, hai phần ba số bệnh nhân phụ thuộc insulin này cần phải tiêm insulin lại trong vòng 2 năm.
Tiến trình Edmonton tạo được chức năng hoạt động bán phần của tế bào đảo ở 28% số bệnh nhân, giúp kiểm soát tình trạng mất nhận thức lượng đường bị giảm trong máu, và đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. (Đối với tình trạng mất nhận thức lượng đường bị giảm trong máu, các bệnh nhân không nhận ra được các triệu chứng của tình trạng lượng đường giảm nghiêm trọng trong máu). Mặc dù các bệnh nhân này vẫn cần đến việc tiêm insulin, nhưng họ đã kiểm soát tốt hơn chứng bệnh tiểu đường của họ. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện tiến trình Edmonton để các lợi ích của phương pháp này có thể duy trì và kéo dài lâu hơn.
Trở ngại chính cho việc cấy ghép tế bào đảo là cần phải có từ hai tuyến tụy được quyên tặng trở lên để cung cấp đầy đủ số tế bào đảo. Một cách đáng tiếc là không có đủ số tuyến tụy để thực hiện thành công tiến trình này thậm chí chỉ cho 1% số bệnh nhân. Do đó, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các nguồn thay thế các tế bào đảo. Ví dụ, ở một trung tâm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tế bào đảo của lợn (heo) làm nguồn thay thế ở các trẻ em và đã không sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Một nửa số trẻ em này đã có được các kết quả khả quan đối với phương pháp tiếp cận này. Một nghiên cứu khác đã báo cáo rằng các bệnh nhân được chọn lựa có thể chỉ cần một người quyên tặng.
Các nghiên cứu khác đang tập trung vào các tế bào cuống rốn, tế bào gốc phôi thai và trưởng thành, cấy ghép tủy xương, và các loại trị liệu tế bào (cellular therapies) khác. Các nghiên cứu này vẫn còn ở các giai đoạn đầu, nhưng các chuyên gia dự đoán rằng sẽ có những tiến bộ nghiên cứu quan trọng trong các lĩnh vực này trong những năm sắp tới. Một nghiên cứu sơ bộ nhỏ được đăng vào năm 2007 trong tạp chí y học Journal of the American Medical Association đã xem xét các tác dụng của phương pháp cấy ghép tế bào gốc phát sinh tế bào máu giảm cường độ tự thân (autologous nonmyeloablative hematopoietic stem cell transplantation - AHST) ở các bệnh nhân vừa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1. Đây là một phương pháp điều trị thử nghiệm cho bệnh tiểu đường loại 1. Phương pháp này bao gồm việc điều trị bệnh nhân bằng liều lượng cao các loại thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch, sau đó chiết xuất các tế bào máu của bệnh nhân, sau đó đưa các tế bào máu này vào lại cơ thể của bệnh nhân. Trong nghiên cứu này, 14 trong số 15 bệnh nhân thực hiện phương pháp AHST đã có thể ngưng sử dụng việc tiêm insulin.
Cấy Ghép Bộ Phận Cơ Thể
Cấy ghép toàn bộ tuyến tụy và cấy ghép gấp đôi tuyến tụy và thận đang chứng tỏ là có tỉ lệ thành công lâu dài khá khả quan đối với một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1. Các tiến trình phẫu thuật giúp ngăn ngừa các tổn thương thêm về thận, và các nghiên cứu có tính dài hạn cho thấy rằng các phẫu thuật này thậm chí cuối cùng có thể thay đổi được một số tổn thương đang tồn tại. Có một số chứng cứ cho thấy rằng bệnh tim và bệnh thoái hóa thần kinh do tiểu đường sẽ được cải thiện sau khi thực hiện cấy ghép tuyến tụy (mặc dù không cải thiện được bệnh võng mạc). Tuy nhiên, tiến trình này có các biến chứng nghiêm trọng trong phẫu thuật và hậu phẫu ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Một cuộc nghiên cứu kéo dài 10 năm đã báo cáo rằng tỉ lệ sống sót trong vòng 10 năm là 76%, và 2 phần 3 số bệnh nhân này đã khôi phục được chức năng hoạt động của tuyến tụy và thận. Các loại thuốc ức chế miễn dịch cần được sử dụng suốt đời sau khi thực hiện tiến trình phẫu thuật này. Các chuyên gia thường đề xuất các phương pháp cấy ghép trong các trường hợp bị suy thận giai đoạn cuối, hoặc khi bệnh tiểu đường gây ra mối đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân thay vì do bản thân phương pháp cấy ghép gây ra.
Heart: Tim
Kidney: Thận
Spleen: Lá lách
Pancreas: Tuyến tụy
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra các tổn thương đến nhiều mô tế bào trong cơ thể, bao gồm thận. Tổn thương thận do bệnh tiểu đường gây ra thường bao gồm tình trạng làm tăng độ dày và chai cứng của các cấu trúc bên trong thận. Việc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng glucose trong máu có thể làm trì hoãn tiến độ phát triển của bệnh thận đối với bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.
0 comments:
Post a Comment