Saturday, May 26, 2012

TẠI SAO CHÚNG TA MƠ (WHY WE DREAM) - Do LQT Biên Dịch


Nhà khoa học thần kinh Mark Solms giải thích các giấc mơ có thể bảo vệ và làm cho bộ não của chúng ta quên đi thế giới bên ngoài như thế nào đồng thời cho phép cơ thể nghỉ ngơi.


Nếu các giấc mơ là con đường hoàng gia đi đến tiềm thức, như Freud xác nhận, thì con đường đó có thể là một đại lộ đầy những khúc cua gấp và đoạn rẽ - dẫn đến nơi vô định.  Nhưng nó tạo ra những cảnh ngoạn mục dọc theo con đường. 



Đến lượt, các giấc mơ được xem là các dự báo về tương lai, đầy ý nghĩa – chỉ khi một người nào đó có thể tìm ra được ý nghĩa của nó – hoặc là sự giải thoát của các tế bào thần kinh thư giãn một cách ngẫu nhiên sau một ngày bận rộn.  Đã từng được xem là dấu hiệu của các xung điện đột ngột của các hoạt động của não gọi là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (rapid-eye-movement sleep), đến nay giấc mơ xem ra phần nào ít tập trung vào một giai đoạn ngủ nào đó; ít nhất 25% các giấc mơ phân tán đến các giai đoạn khác của giấc ngủ.  Quá trình ngủ mơ được xem rất quan trọng cho việc học hỏi, hoặc ít nhất quan trọng cho khả năng giải quyết vấn đề - hoặc rất đẹp nhưng không cần thiết.  Nó là biểu tượng của tình trạng suy yếu về tinh thần – hay là một tấm chắn an toàn làm lệch hướng nó.

Một bước chuyển hướng mới nhất về giấc ngủ bắt nguồn từ nhà khoa học thần kinh (neuroscientist) Nam Phi Mark Solms.  Solms cho rằng, có lẽ chúng ta bị nhầm lẫn giữa nguyên nhân và hậu quả.  Ông đề xuất rằng, giấc mơ không phải là một sản phẩm phụ của giấc ngủ, mà lâu nay người ta vẫn cho là như vậy.  Giấc mơ có thể là điều đầu tiên cho phép chúng ta ngủ nhiều hơn.

Solms nói rằng, “Các giấc mơ bảo vệ giấc ngủ”.  Chúng sản sinh ra một thế giới nhân tạo để giữ cho bộ não tạm thời bận rộn vì nhu cầu đòi hỏi hoạt động của bộ não.  Tư tưởng cấp tiến (cách tân) về giấc ngủ của ông bắt nguồn từ chứng cứ đang nổi lên cho rằng giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep) và quá trình mơ không đồng nghĩa, và cho rằng các cơ chế hoạt động của não trong giấc ngủ mắt chuyển động nhanh có thể hoàn toàn khác với các cơ chế hoạt động của não trong quá trình mơ.  Thật vậy, quá trình mơ hiện nay được cho rằng sử dụng các khu vực não có liên quan đến các chức năng thần kinh cao hơn.

Nói cách khác, quá trình mơ mang lại cho bộ não những điều mà chương trình hoạt hình sáng thứ bảy mang lại cho trẻ em, đó là, nó làm cho các trẻ em được tiêu khiển đủ để những kẻ hiếu động nhất trong gia đình này có thể có đủ thời gian hồi phục cần thiết.  Nếu không có sự tiêu khiển này, bộ não của chúng ta sẽ luôn bận rộn với những suy nghĩ (về cuộc sống, việc làm,…).

Solms nói tại một buổi họp của các nhà khoa học, “Giấc mơ là một trạng thái ảo giác có tính hoang tưởng” được tác động bởi sự kích hoạt hệ thống mang tính thúc đẩy cơ bản của não.  Và giống như những sự hoang tưởng, các giấc mơ có vẻ như bị kích thích bởi số lượng dồi dào chất dẫn truyền thần kinh dopamine.



Chất dopamine, mà các nhà khoa học hiện nay biết rõ, đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển khả năng chú ý của chúng ta.  Chất truyền dẫn thần kinh này quyết định điều gì quan trọng trong môi trường của chúng ta, cho dù môi trường đó ở bên trong chúng ta hoặc ở bên ngoài.  Dưới sự ảnh hưởng của chất dopamine, các sự việc và ý tưởng nhảy ra từ phía sau, tạo sự chú ý cho chúng ta, thúc đẩy chúng ta hành động và hướng tới hành vi muốn đạt được mục đích.

Giấc mơ đánh lừa (làm cho) chúng ta nghĩ rằng đang vùng vẫy trong một thế giới rộng lớn hơn.  Solms nói rằng, “vấn đề cơ bản để sống còn là chúng ta phải đáp ứng tất cả các nhu cầu của bản thân ở thế giới bên ngoài”.  Bộ não có được câu trả lời này; nó phát sinh một loại động lực được liên kết lại được gọi với nhiều tên khác nhau: hệ thống “tìm kiếm” hoặc là “mong muốn”, một sự phối hợp hài hòa giữa các cấu trúc thần kinh đơn giản và phức tạp có tác dụng hướng chúng ta ra thế giới bên ngoài với một bầu khí đầy hy vọng và mong đợi mang tính tích cực.   Như Solms diễn tả, “nó là một động lực tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống mang tính toàn diện” mà nó có khả năng giúp cho các loài động vật thỏa mãn các nhu cầu của chúng.

Nhà khoa học thần kinh tiên phong Jaak Panksepp mô tả hệ thống tìm kiếm như một “sự thúc đẩy không mục đích” (các mục đích, như việc thu gom thực phẩm, do hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi).  Nó là một trạng thái sẵn sàng hành động, một cơn thèm (ăn), mô hình sinh học thần kinh dựa trên quan niệm của Freud về ham muốn tình dục (libido).  Đại diện cho một chức năng rất cơ bản của não, hệ thống tìm kiếm ra lệnh và kích hoạt một loạt các đường truyền thần kinh.

Các nhà nghiên cứu tạo ra mô hình các chức năng của não đã cho thấy rằng những ảo giác của chứng rối loạn tâm thần (psychosis) liên quan đến sự kích hoạt quá mức các cấu trúc của hệ thống tìm kiếm.  Các ảo giác này cũng liên quan đến tình trạng rối loạn kiểm soát truyền dẫn chất dopamine.  Càng được xem là “cơn gió của ngọn lửa loạn tâm thần”, chất dopamine càng thúc đẩy bộ não đặt ra tính quan trọng không bình thường cho những sự biểu lộ bên trong nó.  Những sự hoang tưởng, nói cách khác, là các sai lầm về sự quy kết nổi bật.  Chúng ta đánh giá quá cao các ý tưởng của bản thân, mà thường bị lầm lẫn với trải nghiệm tri giác về thế giới.

Giấc mơ chia sẻ nhiều đặc điểm với ảo giác.  Chúng chính là các ảo giác mà tất cả chúng ta đều trải nghiệm.  Cả giấc mơ và ảo giác đều có liên quan đến sự kích hoạt mạnh mẽ hệ thống tìm kiếm.  Và Solms nhấn mạnh vào chứng cứ cho rằng quá trình mơ, giống như ảo giác, được tác động bởi chất dopamine.

Nhà khoa học thần kinh người Pháp Claude Gottesmann đã báo cáo rằng chất dopamine tiết ra trong nucleus accumbens (tập hợp các nơron và hình thành phần lớn cấu trúc hạt nhân thể vân trong não), một vị trí từ lâu được xem có liên quan đến các ảo giác của bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), gia tăng đến mức cao nhất trong suốt giai đoạn ngủ mơ.  Gottesmann nói rằng, “quá trình mơ và bệnh tâm thần phân liệt có chung nền tảng về hóa học thần kinh”.

Các nghiên cứu khác cho thấy rằng thuốc tăng dopamine L-dopa, thường được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson, khiến cho bệnh nhân ngủ mơ nhiều hơn, có nhiều cảm xúc với giấc mơ và có nhiều giấc mơ kỳ quái.

Do tác động của dopamine, giấc mơ lấp đầy tâm trí của chúng ta bằng vô số các kích thích làm cho chúng ta cảm thấy đáng quan tâm đến.  Solms nói rằng, “điều đó rất cần thiết bởi vì cơ thể được rút lui khỏi thế giới bên ngoài”.

Được thúc đẩy tìm kiếm nhưng bị ngăn chặn hành động bằng cách làm tê liệt các chất truyền dẫn thần kinh được tiết ra trong suốt giai đoạn ngủ mơ, chúng ta tự ấp ủ sự thể hiện của cuộc sống bên trong bản thân.  Và chúng ta thèm muốn các trải nghiệm mới mà chúng tạo nên cuốn phim thuộc tâm linh về các biểu lộ bên trong.

Solms nói rằng, “thuyết dopamine là luận điểm trung tâm giúp giải thích tại sao chúng ta mơ”.


Nguồn (Source):



0 comments:

Post a Comment