Tác giả: Alison Bonds Shapiro, MBA
Bây giờ chúng ta có khả năng thể hiện bản thân bằng nhiều cách và bằng nhiều phương tiện truyền thông theo phong cách riêng của bản thân. Kết quả là tiếng ồn ào của các mối quan tâm mang tính cạnh tranh làm cho người ta phải nói to hơn để có thể nghe được, cũng giống như các thực khách trong một nhà hàng đông người khi cường độ âm thanh gia tăng và cuộc trò chuyện bình thường trở nên vô nghĩa.
Ở nơi nào đó giữa những tiếng ồn ào này, sự kiềm chế đã trở thành kẻ xấu. Khi chúng ta nói to hơn thì chúng ta đã đầu tư nhiều hơn vào các ý kiến của chính mình. Chúng ta cần có nhiều năng lượng hơn để thu hút được sự tập trung. Và, kết quả là, chúng ta có thể sẽ rất chú ý vào cách nhìn của bản thân, đó là, “Tôi muốn mọi thứ theo ý của tôi, ngay bây giờ”. Thật ích kỷ khi cho rằng ý kiến của một người sẽ quan trọng hơn ý kiến của những người khác. Xem ra đó không phải là một từ hợp lý để sử dụng, nhưng bạn hãy suy nghĩ về điều đó. Đòi hỏi những điều mình mong muốn mà không nghĩ đến hậu quả, cho dù là tiền của, một ly kem, hoặc quan điểm của chúng ta được chiếm ưu thế, nhưng tất cả đều xuất phát từ một điểm, đó là “Tôi muốn thứ tôi cần ngay giây phút này, không cần biết là thế nào!” Tất cả những cách thể hiện quan điểm ồn ào này của chúng ta sẽ dẫn chúng ta đến với tham vọng.
Xem ra thế giới xung quanh ta đang trên đà khuyến khích tham vọng và gạt bỏ sự kiềm chế. Chúng ta đã được dạy rằng, đạt được những thứ chúng ta mong muốn sẽ luôn luôn tốt cho chúng ta, và được dạy rằng sự kiềm chế sẽ “kiềm hãm tự do của chúng ta”. Nhưng nếu chỉ đam mê tham vọng mà quên đi sự kiềm chế thì sẽ làm lệch khả năng xét đoán và phá hoại hạnh phúc của chúng ta, như thế sẽ thực sự hạn chế sự tự do của chúng ta.
Nhưng sự kiềm chế là gì và tại sao nó lại có lợi cho chúng ta? Sự kiềm chế là một bộ phận cần thiết để cơ thể chúng ta hoạt động. Cuộc sống chúng ta tồn tại trong sự cân bằng về năng lượng, luôn luôn thay đổi, từng giây từng phút. Chúng ta sẽ vươn tới điều gì đó đồng thời cũng kiềm chế mong muốn đó, tạo ra sự cân bằng.
Nếu chúng ta cứ mãi cố gắng để đạt được mọi thứ, mãi ăn, mãi làm việc, mãi ngủ, hoặc mãi làm vô số các việc gì đó, thì chúng ta có thể sẽ mất đi chức năng hoạt động. Để có tất cả, thỉnh thoảng chúng ta nên nghỉ ngơi.
Chúng ta có thể cho rằng sự kiềm chế là một lực lượng yếu đuối ngăn cản dòng chảy của tham vọng, nhưng không cần đến cố gắng, chỉ cần thực hành. Sự kiềm chế là một phương pháp tự nhiên để chăm lo cho hạnh phúc của chúng ta. Nó là một quá trình mà cơ thể của chúng ta đã biết rõ.
Sự kiềm chế xuất hiện một cách tự nhiên trong thời gian tạm dừng giữa các hành động. Giữa lúc chúng ta hít vào và thở ra, có một khoảnh khắc tạm dừng ở đó. Cơ thể chúng ta biết cách tạm dừng, ngừng lại và chờ đợi trước khi thực hiện một hành động. Vào thời điểm tạm dừng đó, chúng ta có được không gian để nhận thức và cân nhắc các kết quả của một hành động cụ thể nào đó trước khi chúng ta chọn lựa nó. Đó là tất cả những gì chúng ta cần đến để kiềm chế, khả năng biết tạm dừng và nhận thức. Khi chúng ta ngừng lại và để ý, thì chúng ta có được cơ hội để cảm nhận được cái mà giống như khi chúng ta không bị che mắt bởi tham vọng. Chúng ta chờ đợi. Chúng ta cân nhắc. Sau đó, chúng ta tiến hành hành động dựa trên sự nhận thức sâu sắc về những điều có lợi cho chúng ta. Không cần phải vội vã. Chỉ cần thư giãn đi vào khoảnh khắc tạm dừng.
Giá trị của sự kiềm chế và cách thức nó hỗ trợ cho hạnh phúc của chúng ta trở nên rất rõ ràng khi chúng ta bị thương hoặc mắc bệnh. Chúng ta có xu hướng để ý đến sự cân bằng bên trong, thỉnh thoảng trong lần đầu tiên, khi chúng ta quên đi cách thức làm những việc mà chúng ta đã quen thuộc. Cuộc sống của chúng ta sẽ bị gián đoạn. Chúng ta sẽ cảm thấy mất kiểm soát. Quan điểm mang tính thôi thúc “cái tôi trước tiên” bắt đầu thúc đẩy chúng ta. Chúng ta muốn hành động ngay và muốn đảm bảo rằng chúng ta sẽ lấy lại được những gì chúng ta đã mất. Nhưng việc xây dựng lại cách khéo léo một cuộc sống mới với cơ thể luôn luôn thay đổi của chúng ta không thể thực hiện được bằng tham vọng. Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng sự kiềm chế, bằng cách trở nên lưu ý nhiều hơn và chọn lựa các quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Nếu điểm xuất phát của chúng ta là từ một sự đòi hỏi, tham vọng, và từ vị trí “cái tôi trước tiên”, thì chúng ta sẽ không thể tạm dừng. Chúng ta sẽ không cho bản thân một cơ hội để học hiểu điều gì chúng ta cần biết. Và chúng ta có thể càng làm tổn thương bản thân khi chúng ta tiếp tục đi xa hơn.
Học hiểu cách ngồi thẳng lại sau khi bị chấn thương là một cơ hội để đưa sự nhận thức này vào thực hành. Ban đầu khi tôi vừa mới hồi phục, tôi phải được cột chặt vào xe lăn của tôi. Tôi không thể tự ngồi thẳng được và tôi sẽ bị trượt ra khỏi xe lăn tuột xuống nền nhà nếu như tôi cố gắng ngồi mà không được cột chặt lại. Để học cách tự ngồi thẳng trở lại, tôi thực sự phải tập luyện sự kiềm chế bằng cách cột chặt cơ thể lại. Tôi cần phải nhớ rằng tôi nên chờ đợi cho đến khi tôi có đủ sức để làm điều mà tôi muốn làm.
Khi tôi học cách đi bộ trở lại, tôi đã luyện tập bước từng bước một thật chậm và thật thận trọng, kiềm hãm lại tất cả những khuynh hướng làm cho tôi phải vội vã. Tôi đã cố gắng hướng dẫn chân trái cách di chuyển trong sự kết hợp với chân phải của tôi. Từng bước đòi hỏi một sự tạm dừng khi tôi học lại cách chuyển trọng lượng cơ thể từ bàn chân này sang bàn chân kia trong một nhịp bước. Mỗi bước đi của chân trái đòi buộc tôi phải đảm bảo rằng tôi thực sự cân bằng được nó. Chân trái của tôi yếu hơn nhiều so với chân phải. Chỉ cần một sự chuyển động đột ngột trên chân trái của tôi cũng làm cho nó bị ngã quỵ. Sự tạm dừng thật sự rất cần thiết.
Đây là những ví dụ chú trọng vào giá trị của sự kiềm chế, được nêu bật bằng câu chuyện đầy kịch tính của một trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng. Nhưng các cơ hội để luyện tập sự kiềm chế xảy ra trong từng giây phút trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chỉ cần luyện tập một chút về tính kiềm chế cũng có thể đưa chúng ta lên một nấc thang hoàn toàn mới của sự tự do và thanh nhàn.
Nguồn (Sources):
0 comments:
Post a Comment