SỬ DỤNG THUỐC
Các vắc xin hiện có sẵn để ngăn ngừa bệnh cúm (Xem phần các vắc xin cúm do virút trong bài này)
Đối với bệnh cúm nhẹ, việc làm giảm nhẹ các triệu chứng thì cũng tương tự như đối với bệnh cảm lạnh.
Có 2 loại thuốc kháng virút đã được phát triển để chữa trị bệnh cúm: các loại thuốc ức chế neuraminidaza (neuraminidase inhibitors) và các loại thuốc ức chế M2 (M2 inhibitors). Các loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng nhưng không cho thấy rằng chúng có thể ngăn ngừa và làm giảm bớt các tình trạng lây nhiễm. Các loại thuốc này không có hiệu quả nếu mới bắt đầu sử dụng sau 36 giờ đầu tiên mắc bệnh. Vì xảy ra tình trạng kháng thuốc, cho nên một số nhà chuyên môn đề nghị rằng các loại thuốc này chỉ dành cho các bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng hoặc những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Các Loại Thuốc Kháng Vi Khuẩn: Thuốc Ức Chế Neuraminidaza
Các Tên Thuốc và Các Lợi Ích: Zanamivir (Relenza) và oseltamivir (Tamiflu) là các loại thuốc ức chế neuraminidaza. Chứng là các loại thuốc mới đã được chế tạo để ngăn chặn một loại men virút quan trọng, gọi là neuraminidaza, men này có liên quan đến sự tái tạo bản sao của virút (viral replication). Mặc dù có tác dụng, nhưng hiệu quả toàn diện của các loại thuốc này còn rất khiêm tốn.
Các điểm quan trọng trong việc sử dụng các loại thuốc này:
- Lợi ích chính của các loại thuốc này là có tác dụng làm rút ngắn thời gian khoảng một ngày của các triệu chứng, và chỉ khi nào bắt đầu sử dụng thuốc trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng trở nên rõ rệt. Các loại thuốc này có thể được dùng để điều trị cho cả bệnh cúm loại A và cúm loại B.
- Các loại thuốc này có thể giúp làm giảm bớt sự lan truyền của virút.
- Sự đề kháng của virút đối với thuốc oseltamivir (Tamiflu) đang gia tăng. Do đó, Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (The Centers for Disease Control and Prevention – CDC) khuyến khích rằng, khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh cúm loại A (H1N1), thì việc điều trị sẽ bao gồm sử dụng thuốc zanamivir hoặc trị liệu kết hợp thuốc oseltamivir và rimantadine, thay vì chỉ dùng riêng oseltamivir.
- Cả hai loại thuốc này đều cho thấy một số lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh cúm. Tuy nhiên, chỉ có oseltamivir được chấp thuận, và chỉ được dùng cho các bệnh nhân trên 13 tuổi.
- Các loại thuốc này có thể có tác dụng giảm bớt các biến chứng của bệnh cúm, mặc dù điều này cần được xác minh. Hiện vẫn chưa biết được rằng các loại thuốc này có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót không.
- Oseltamivir là loại thuốc duy nhất được nghiên cứu trong các trường hợp cúm chim (cúm gia cầm). Mặc dù loại thuốc này có tác dụng trong thí nghiệm, nhưng chưa thành công về lâm sàn. Tuy nhiên, kinh nghiệm còn rất hạn chế, và hiện vẫn chưa rõ những người bị nhiễm cúm gia cầm được dùng thuốc đúng lúc có hiệu quả không.
Các hạn chế và Các Tác Dụng Phụ. Mặc dù chúng có nhiều ích lợi hơn so với các loại thuốc ức chế M2, nhưng các loại thuốc ức chế neuraminidaza này thì tốn kém hơn. Để có được hiệu quả, chúng cần phải được uống trong vòng 2 ngày sau khi các triệu chứng mới bắt đầu. Thuốc ức chế neuraminidaza cũng không có hiệu quả để chống lại chứng bệnh có triệu chứng giống cúm (một loại bệnh không phải do virút cúm gây ra). Cũng có một số khác biệt giữa hai loại thuốc này mà có thể rất quan trọng đối với một vài cá nhân:
- Zanamivir được sử dụng dưới dạng thuốc xịt mũi hoặc thuốc hít. Những người bị bệnh suyễn hoặc bị các rối loạn khác về phổi có thể gặp phải tình trạng co cứng đường hô hấp và do đó cần phải lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Các tác dụng phụ thường không đáng kể đối với đa số bệnh nhân. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các bệnh nhân cao tuổi sử dụng đúng quy cách dụng cụ hít thuốc zanamivir.
- Oseltamivir được sử dụng dưới dạng viên nang và dạng thuốc nước. Các tác dụng phụ cũng không đáng kể, nhưng có khoảng 10 – 15% số bệnh nhân bị buồn nôn và nôn mửa. Các bệnh nhân bị suy yếu chức năng thận nên sử dụng các liều lượng thấp hơn.
Cách sử dụng hiện hành của các loại thuốc ức chế neuraminidaza ở độ tuổi khác nhau và các nhóm bệnh nhân khác nhau như sau:
- Những người thành niên: Cả hai loại thuốc này được chấp thuận để điều trị cho các bệnh nhân thành niên.
- Trẻ em: Oseltamivir được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Các nghiên cứu cho thấy các triệu chứng và tỉ lệ nhiễm trùng tai trong nhóm bệnh nhân này giảm xuống đáng kể. Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics) đề xuất: Trị liệu bằng thuốc này nên được áp dụng cho các trẻ em bị cảm nhiễm cúm và các trẻ có nhiều nguy cơ bị cảm nhiễm nghiêm trọng, và áp dụng cho các trẻ em bị cảm nhiễm cúm ở mức độ vừa phải và có thể giảm bớt được thời gian kéo dài của các triệu chứng. Phép phòng bệnh (Prophylaxis) nên sử dụng cho (1) các trẻ em có nhiều nguy cơ cảm nhiễm mà chưa được chủng ngừa và trong vòng 2 tuần sau khi chủng ngừa, (2) các thành viên trong gia đình chưa được chủng ngừa và các nhân viên y tế tiếp xúc gần gũi với các trẻ em chưa được chủng ngừa có nguy cơ cao hoặc các nhũ nhi (trẻ còn ẵm ngửa) chưa đầy 6 tháng tuổi, và (3) để kiểm soát những sự bùng nổ dịch cúm ở các nhân viên chưa được chủng ngừa và các trẻ em trong trường học, hội sở.
- Các bệnh nhân có nguy cơ cao: Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các loại thuốc ức chế neuraminidaza an toàn và hiệu quả đối với các bệnh nhân mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc các tình trạng mà có thể tạo ra nguy cơ bị các biến chứng của bệnh cúm.
Các Loại Thuốc Kháng Virut: Các Loại Thuốc Ức Chế M2
Các Tên Thuốc và Các Lợi Ích. Amantadine (Symmetrel) và rimantadine (Flumadine) là các loại thuốc ức chế M2. Các lợi ích sau đây có thể áp dụng cho một số ít các loại cúm A mà chứng vẫn nhạy cảm với các loại thuốc này:
- Cả hai loại thuốc này có tác dụng bảo vệ chống lại cúm loại A và ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng nếu người đó tiếp xúc với sự lây nhiễm. (Để có được hiệu quả, bệnh nhân phải sử dụng thuốc trong vòng 2 ngày sau khi căn bệnh khởi phát).
- Chúng có thể rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong vòng 48 tiếng sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Các Hạn Chế. Các mặt hạn chế của các loại thuốc ức chế M2 bao gồm:
- Tình trạng kháng thuốc của virut (dung nạp thuốc của virut) đối với các loại thuốc này xuất hiện nhanh chóng.
- Các loại thuốc ức chế M2 không có hiệu quả chống lại cúm loại B.
- Cả 2 loại thuốc này không cho thấy có tác dụng hạ giảm nguy cơ bị các biến chứng của bệnh cúm, bao gồm viêm phổi (pneumonia) và viêm phế quản (bronchitis).
Các Tác Dụng Phụ. Cả hai loại thuốc ức chế M2 thỉnh thoảng gây ra buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, mất ngủ, và ảo giác. Amantadine ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và có khoảng 10% số người mắc phải tình trạng căng thẳng, trầm cảm, lo âu, không tập trung, và chóng mặt. Rimantadine ít bị tình trạng như vậy. Amantadine hiếm khi gây ra các cơn co giật, thường ở những người cao tuổi đã từng có nguy cơ gặp phải các triệu chứng về tâm thần.
Lưu ý: Amantadine là một phương thuốc điều trị tiêu chuẩn cho bệnh Parkinson và nên được tiếp tục sử dụng để trị liệu cho chứng bệnh này.
Các Loại Vắc Xin Cho Bệnh Cúm Do Virut
“Chích Ngừa Cúm”. Các vắc xin này sử dụng các loại virút đã mất hoạt tính (không còn sống). Chúng được thiết kế để kích thích hệ thống miễn dịch tấn công các kháng nguyên có trên bề mặt của loại virút này. (Các kháng nguyên là những phần tử xâm nhập mà hệ thống miễn dịch đặc biệt xem như kẻ xa lạ và là mục tiêu để tấn công).
Một cách đáng tiếc, các kháng nguyên trong các virút cúm này thực hiện những biến đổi về gen [gọi là thay đổi nhỏ về kháng nguyên (antigenic drift)] theo thời gian, do đó chúng có khả năng kháng loại vắc xin mà nó có hiệu quả vào năm trước. Vì thế, các vắc xin được thiết kế lại mỗi năm để thích ứng với dạng virút hiện hành.
- Cúm loại A. Virut cúm loại A được phân loại thêm bằng các phân tử kháng nguyên chính (hemagglutinin và neuraminidaza), mà chúng được dùng để làm mục tiêu cho các vắc xin. Cúm loại A là một chứng bệnh đặc biệt, vì nó có thể lây nhiễm cho các loài động vật khác, chẳng hạn như heo (lợn) hoặc gà, và thực hiện những sự biến đổi gen quan trọng.
- Virut cúm loại B có xu hướng ổn định hơn virut cúm loại A, nhưng chúng cũng biến đổi. Mặc dù cúm loại B ít phổ biến hơn loại A, nhưng một loại vắc xin dành cho cúm loại B cũng quan trọng vì các chuyên gia lo ngại rằng các trẻ nhỏ không tạo ra được khả năng miễn dịch đối với loại virút này, và sẽ mắc phải tình trạng cúm nghiêm trọng nếu các trẻ nhỏ tiếp xúc với các virut cúm loại B.
Vắc xin trong mũi. Một loại vắc xin nhẹ dùng trong mũi nhưng hoạt tính (FluMist) đang chứng tỏ là có hiệu quả và an toàn cho những người tuổi từ 2 – 49 khỏe mạnh và không mang thai, và đã được chấp thuận bởi cơ quan FDA. Nó được biết đến như một loại vắc xin cúm dùng trong mũi, hoạt tính, làm cho virút cúm yếu dần (Live Attenuated Intranasal influenza Vaccine – LAIV). Vắc xin này được thiết kế chỉ để tăng trưởng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bên trong mũi, không phải ở các lá phổi ấm áp và đường hô hấp bên dưới.
Thời Điểm và Tính Hiệu Quả của Vắc Xin. Một cách lý tưởng, mọi người nên được tiêm chủng mỗi năm vào tháng 10 hoặc tháng 11. Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian khá lâu để toàn bộ nguồn cung cấp vắc xin đến được một số nơi. Trong các trường hợp như vậy, những nhóm người có nguy cơ cao nên được tiêm chủng trước tiên.
Các kháng thể cho vi rút cúm thường phát triển trong vòng 2 tuần sau khi tiêm chủng, và khả năng miễn dịch đạt đến mức cao nhất trong vòng 4 – 6 tuần, rồi dần dần yếu đi.
- Bởi vì các trẻ em dưới 9 tuổi không phát triển được khả năng miễn dịch nếu được tiêm chủng 1 liều vắc xin, do đó Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích 2 lần tiêm chủng cách nhau 1 tháng vào năm đầu tiên các trẻ được chủng ngừa. Nếu các trẻ em dưới 9 tuổi được tiêm chủng 1 liều vắc xin trong năm chủng ngừa đầu tiên, thì các em nên được tiêm chủng 2 liều vắc xin vào năm kế tiếp. Các trẻ em dưới 9 tuổi được tiêm chủng 1 liều đơn trong 3 năm trở lên thì nên tiếp tục được tiêm chủng các liều đơn.
- Nên lưu ý rằng nếu một cá nhân phát triển các triệu chứng cúm và được chẩn đoán chính xác và đúng thời điểm, thì việc chủng ngừa cho các thành viên khác trong hộ gia đình này trong vòng 36 – 48 giờ sẽ có thể bảo vệ hiệu quả cho các thành viên này.
Đối với những người thành niên có sức khỏe tốt, việc chủng ngừa thường có tác dụng làm giảm bớt tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 70 – 90%. Các loại vắc xin hiện nay có thể phần nào ít hiệu quả đối với một số bệnh nhân, chẳng hạn như những người cao tuổi và những người mắc một số chứng bệnh mãn tính. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người có khả năng miễn dịch kém hơn, loại vắc xin này thường có tác dụng bảo vệ chống lại các biến chứng cúm nghiêm trọng, đặc biệt là viêm phổi. Thật vậy, trong số những người cao tuổi, các nghiên cứu đáng quan tâm hiện nay cho thấy rằng việc chủng ngừa cúm có thể giúp bảo vệ chống lại tình trạng đột quỵ (tai biến mạch máu não), các chứng bệnh tim gây hại, và tử vong từ các nguyên nhân khác.
Các Trẻ Em Nào Nên Được Tiêm Chủng. Các trẻ em sau đây trên 6 tháng tuổi nên được chủng ngừa cúm:
- Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics - AAP) và Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích chủng ngừa cúm cho tất cả các trẻ em có sức khỏe tốt từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi.
- Ngoài ra, bất cứ trẻ em nào trên 2 tuổi mắc phải chứng bệnh mà đòi hỏi được chăm sóc thường xuyên hoặc trẻ nào đã từng nằm viện vì một chứng bệnh nghiêm trọng (đặc biệt là bệnh phổi hoặc bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh tế bào máu hình liềm, hoặc thiếu khả năng miễn dịch). Nếu các bậc phụ huynh lo ngại về các vắc xin có chứa chất thimerosal dùng để bảo quản, họ có thể hỏi bác sĩ về loại vắc xin cúm có chứa ít chất thimerosal này.
- Các trẻ em tiếp xúc trực tiếp với người dễ bị các biến chứng từ bệnh cúm cũng nên được tiêm chủng.
- Các trẻ em tiếp nhận trị liệu bằng thuốc aspirin dài hạn cũng nên được chủng ngừa bệnh cúm bởi vì các em có nhiều nguy cơ bị hội chứng Reye (tình trạng não bị hủy hoại đột ngột và có các vấn đề về chức năng gan mà không biết được nguyên nhân), là một chứng bệnh gây tử vong, nếu các em mắc phải bệnh cúm.
- Các trẻ em trên 5 tuổi và có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
Những Người Thành Niên Nào Nên Được Tiêm Chủng. Sau đây, theo thứ tự ưu tiên, là các nhóm dân cư nên được tiêm chủng hàng năm. Hai nhóm đầu tiên có nhu cầu cao nhất cho việc chủng ngừa cúm và được ưu tiên cao nhất:
- Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên. Tất cả những người lớn tuổi được chủng ngừa cúm thì sẽ có tỉ lệ nhập viện thấp hơn những người không được tiêm chủng. Hiện tại có chứng cứ cho thấy rằng việc tiêm chủng có thể giúp bảo vệ chống lại các tình trạng đau tim gây bất lợi (bao gồm các trường hợp xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật tim), đột quỵ, và tử vong từ mọi nguyên nhân ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ khoảng 2 phần 3 số người trong nhóm này được tiêm chủng, phần lớn bởi vì mối lo sợ không chắc chắn về tính không hiệu quả và các tác dụng phụ gây hại.
- Những người ở bất cứ độ tuổi nào có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng cúm nghiêm trọng. Những người này bao gồm những người mắc bệnh tim, bị các vấn đề về phổi, thiếu khả năng miễn dịch, bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh mãn tính về máu. Những người có bất cứ chứng bệnh nào mà có thể làm suy yếu các chức năng hô hấp hoặc làm suy yếu việc xử lý bài tiết đường hô hấp, bao gồm những người bị tình trạng suy yếu chức năng nhận thức, tổn thương tủy sống, các rối loạn về co giật (như động kinh), hoặc các rối loạn về thần kinh cơ khác, được xếp vào nhóm này. (Đã có những lo ngại về tính an toàn của việc tiêm chủng ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người bị nhiễm HIV hoặc bị bệnh suyễn. Hiện tại, các nghiên cứu cho thấy rằng loại vắc xin này nói chung là an toàn cho các nhóm bệnh nhân này. Ngoài ra, nguy cơ họ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm vượt hẳn các tác dụng phụ gây hại có khả năng xảy ra từ các vắc xin này).
- Những người ở bất cứ độ tuổi nào mà có các chứng bệnh mãn tính. Ủy Ban Cố Vấn Thực Hiện Chủng Ngừa Hoa Kỳ (The U.S. Advisory Committee on Immunization Practices - ACIP) đề nghị rằng tất cả những người trên 50 tuổi nên được chủng ngừa.
- Tất cả các nhân viên y tế nên được chủng ngừa.
- Các thành viên trong gia đình tiếp xúc với các cá nhân có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng cúm nên được chủng ngừa.
Những người thành niên khác nên được chủng ngừa cúm bao gồm:
- Những người có nguy cơ mắc phải các biến chứng cúm mà đang du lịch đến các nước ở khu vực nhiệt đới vào bất cứ thời điểm nào hoặc đến khu vực Nam Bán Cầu vào giữa tháng Tư và tháng Chín.
- Các phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc phải các biến chứng cúm và đang trong kỳ phụ sản thứ 2 (second trimester: thời kỳ mang thai 6 tháng) và thứ 3 trong mùa cúm. Các phụ nữ đang mang thai chỉ nên được chủng ngừa loại vắc xin cúm không hoạt tính. (Việc chủng ngừa thường nên được thực hiện sau kỳ phụ sản thứ nhất. Những ngoại lệ có thể là những phụ nữ mà đang ở kỳ phụ sản thứ nhất (first trimester: 3 tháng đầu tiên mang thai) trong mùa cúm, bởi vì nguy cơ họ mắc phải các biến chứng sẽ cao hơn bất cứ nguy cơ mang tính lý thuyết nào xảy ra với thai nhi do vắc xin gây ra).
- Những người như lính cứu hỏa (lính phòng cháy chữa cháy) hoặc cảnh sát có vai trò quan trọng cho việc duy trì an toàn công cộng.
Các Tác Hại. Các phản hồi bất lợi có thể xảy ra đối với các vắc xin này bao gồm:
- Phản ứng dị ứng. Các vắc xin mới có chứa rất ít protein từ trứng, nhưng phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở những người bị dị ứng mạnh với trứng.
- Tình trạng đau nhức ở khu vực được tiêm chủng. Lên tới khoảng 2 phần 3 số người được chủng ngừa cúm phát triển vết đỏ nhạt hoặc tình trạng bị đau nhức ở khu vực được tiêm chủng 1 đến 2 ngày sau đó.
- Các Triệu Chứng giống cúm. Một số người thực sự sẽ gặp phải các triệu chứng giống như cúm, gọi là hội chứng hô hấp kết hợp (oculo-respiratory syndrome), mà bao gồm ho, thở khò khè, bị thắt ở ngực, viêm họng, hoặc một tình trạng kết hợp. Các triệu chứng này có xu hướng xảy ra từ 2 – 24 giờ sau khi chủng ngừa và thường kéo dài đến 2 ngày. Các triệu chứng này bản thân không phải là bệnh cúm nhưng là một phản ứng miễn dịch đáp ứng lại các protein của virút chứa trong vắc xin. (Tuy nhiên, bất cứ ai bị lên cơn sốt vào thời điểm chuẩn bị chủng ngừa nên hoãn lại việc tiêm chủng cho đến khi cơn sốt giảm xuống).
- Hội Chứng Guillain-Barre. Mặc dù các trường hợp bệnh bại liệt được cô lập được biết đến như hội chứng Guillain-Barre đã xảy ra ở một trong số 100 ngàn người được chủng ngừa vắc xin cúm lợn (cúm heo) vào năm 1976, nhưng không thấy có vấn đề đối với các vắc xin sau này. Con số các trường hợp cúm được ngăn chặn bởi việc chủng ngừa vượt trội nguy cơ mắc bệnh.
- Đã có một số câu hỏi liên quan đến việc chủng ngừa cúm bởi vì có báo cáo cho rằng các vắc xin này có thể làm bệnh suyễn trở xấu. Tuy nhiên các nghiên cứu quan trọng gần đây báo cáo rằng việc chủng ngừa là an toàn cho trẻ em có chứng bệnh suyễn. Việc chủng ngừa này cũng rất quan trọng cho các bệnh nhân này nhằm làm giảm bớt nguy cơ mắc phải các chứng bệnh về hô hấp.
Vacxin Cúm Chim (Cúm Gia Cầm, Cúm Gà)
Cơ quan FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận sử dụng vắc xin đầu tiên cho người chống lại virut cúm H5N1 (H5 là chữ viết tắt của loại thứ 5 trong một số loại được biết đến của protein hemagglutinin, N1 là chữ viết tắt của loại thứ nhất trong một số loại được biết đến của protein neuraminidaza) vào tháng 4 năm 2007. Loại vắc xin này, được chế tạo từ một loại virút trong cơ thể người, có thể được sử dụng cho những người tuổi từ 18 – 64 để ngăn ngừa sự lây truyền của virút từ người sang người. Loại vắc xin này đòi hỏi được chủng ngừa 2 liều, mỗi liều cách nhau một tháng. Loại vắc xin này không được bán ngoài thị trường, nhưng thay vào đó sẽ được chính phủ Hoa Kỳ mua để dự trữ và được phân phối cho các viên chức y tế của chính phủ trong trường hợp có một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm (avian flu). Loại vắc xin này đã tạo ra các kháng thể trong 45% số người tiếp nhận liều lượng cao hơn liều lượng đã được nghiên cứu. Các tác dụng phụ phổ biến nhất được báo cáo là tình trạng đau nhức ở khu vực cơ thể được tiêm chủng, nhức đầu, và đau nhức cơ. Nghiên cứu về loại vắc xin này vẫn còn đang được tiếp tục.
Tình Trạng Kháng Thuốc Kháng Sinh.
Việc sử dụng mức độ lớn và lan tràn thuốc kháng sinh đang dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng trên toàn cầu. Việc sử dụng không hợp lý các loại thuốc kháng sinh mới và có tác dụng mạnh cho các chứng bệnh như cảm lạnh hoặc viêm họng đã gây ra một nguy cơ đặc biệt phát sinh các giống vi khuẩn kháng thuốc. Ví dụ, con số các trường hợp vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (methicillin-resistant Staphylococcus aureus – MRSA) đang gia tăng ở những người mà họ không có các yếu tố gây nguy cơ. (MRSA gây ra các tình trạng nhiễm trùng da mà thỉnh thoảng gây tử vong). Vào năm 2006, tỉ lệ vi khuẩn bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae) kháng lại nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolone vượt quá 10%. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) không còn khuyến khích việc điều trị tình trạng nhiễm bệnh lậu trước tiên bằng thuốc fluoroquinolone.
Khi Nào Thuốc Kháng Sinh Cần Thiết Để Điều Trị Tình Trạng Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp Trên. Các thuốc kháng sinh không có tác dụng đến các virút và, ở các cá nhân có sức khỏe tốt, các loại thuốc này hầu như không bao giờ cần thiết hoặc giúp ích cho bệnh cúm hoặc cảm lạnh, ngay cả với tình trạng ho dai dẳng và có nhiều đờm xanh. Trong một nghiên cứu gây lo ngại, các thuốc kháng sinh được kê toa cho gần như một nửa số trẻ em khi đi khám bác sĩ về bệnh cảm lạnh thông thường.
Các thuốc kháng sinh có thể được sử dụng cho các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên chỉ ở một số trường hợp, chẳng hạn như:
- Các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, có các chứng bệnh gây nguy cơ cao gặp phải các biến chứng do bị nhiễm trùng đường hô hấp, có thể thỉnh thoảng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
- Các bệnh nhân bị viêm xoang mũi nghiêm trọng và căn bệnh không biến mất trong vòng 7 ngày (một số chuyên gia cho rằng 10 ngày) và bao gồm một hoặc nhiều các triệu chứng sau: có nhiều đờm xanh, đau nhức ở mặt, hoặc đau răng, hoặc cảm giác đau khi chạm vào.
- Một số trẻ em bị nhiễm trùng tai giữa, mặc dù các chuyên gia có ý kiến khác nhau về việc ai sẽ được điều trị một cách hiệu quả. Một số chuyên gia khuyến khích rằng chỉ có các trẻ em dưới 2 tuổi nên được điều trị bằng thuốc kháng sinh, và các trẻ em trên 2 tuổi nên được điều trị tùy theo từng trường hợp.
- Các bệnh nhân bị viêm họng khuẩn cầu chuỗi hoặc viêm họng nghiêm trọng mà bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết, và không bị ho. Viêm họng khuẩn cầu chuỗi chỉ gây ra 10 – 15% tất cả các trường hợp viêm họng).
Các Bệnh Nhân có Nguy Cơ Cao Nhất bị Nhiễm Các Giống Vi Khuẩn Kháng. Một số bệnh nhân có nhiều nguy cơ phát triển một loại nhiễm khuẩn có khả năng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường. Vào thời điểm này, một người bình thường không bị nguy hiểm mắc phải tình trạng này. Các yếu tố gây nguy cơ bao gồm:
- Quá cao tuổi hoặc quá trẻ tuổi
- Tiếp xúc với các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn kháng thuốc
- Nhập viện vào khoa hồi sức
- Đã từng thực hiện phẫu thuật
- Ở lại bệnh viện
- Sử dụng thuốc kháng sinh dài hạn, đặc biệt trong vòng từ 4 – 6 tuần qua.
- Bị các thương tích nghiêm trọng
- Luồn ống vào cuống họng, đặt ống thông, truyền tĩnh mạch
- Trị liệu ức chế miễn dịch (bằng thuốc hoặc tia phóng xạ)
Các trẻ em có nhiều nguy cơ kháng thuốc kháng sinh là các trẻ được giữ ở nhà trẻ, các cháu tiếp xúc với khói thuốc, các cháu được nuôi bằng sữa bình, và các cháu có anh chị em hiện đang bị nhiễm trùng tai.
Cộng Đồng Y Tế Hiện Đang Làm Gì. Việc kê toa thuốc kháng sinh khi cần thiết là một bước quan trọng nhất trong việc khôi phục các giống vi khuẩn dễ bị chế ngự bởi thuốc kháng sinh. Các nghiên cứu có tính động viên báo cáo rằng việc kê toa thuốc kháng sinh không hợp lý đang trên đà giảm dần. Việc kê toa cho các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp thông thường, như viêm tai giữa (thường phổ biến ở trẻ em), viêm họng, viêm phế quản cấp tính, cảm lạnh và cảm cúm đang trên đà giảm dần.
Các Bệnh Nhân và Các Bậc Phụ Huynh Có Thể Làm Gì. Các bệnh nhân và các bậc phụ huynh cũng có thể giúp đỡ bằng các mẹo vặt sau đây:
- Sử dụng các phương thuốc có tại nhà hoặc thuốc mua không cần toa bác sĩ để làm giảm bớt các triệu chứng của các tình trạng nhiễm trùng nhẹ đường hô hấp trên.
- Nên biết rằng thuốc kháng sinh sẽ không làm giảm thời gian nhiễm bệnh do virút gây ra. Điều quan trọng là bệnh nhân và các phụ huynh phải hiểu rằng mặc dù thuốc kháng sinh có thể mang lại cảm giác an toàn, nhưng chúng không cung cấp bất kỳ lợi ích đáng kể nào cho một người đang bị nhiễm virút, và việc lạm dụng thuốc có thể tạo nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gia tăng.
- Đừng đòi hỏi bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh nếu không cần thiết và không hợp lý. Thông thường bác sĩ sẽ nhượng bộ.
- Nếu một đứa trẻ cần một loại thuốc kháng sinh, hãy tham khảo với bác sĩ xem rằng có hợp lý để sử dụng liều lượng cao thuốc kháng sinh dài hạn không, mà liều thuốc này có thể hạ bớt nguy cơ phát triển loại vi khuẩn kháng thuốc.
- Nếu được kê toa một loại thuốc kháng sinh, thì hãy uống hết toa thuốc, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn trước khi sử dụng hết toa thuốc.
0 comments:
Post a Comment