KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (bao gồm mũi, cổ họng, và khí quản) ảnh hưởng đến đường hô hấp ở mũi, tai và cổ họng.
Soft palate: Vòm miệng mềm
Palatine tonsil: Amiđan
Epiglottis: Nắp thanh quản
Vocal fold: Dây thanh âm
Esophagus: Thực quản
Hard palate: Vòm miệng cứng
Tongue: Lưỡi
Trachea: Khí quản
Cấu trúc của cổ họng bao gồm thực quản, khí quản, nắp thanh quản, và amiđan (hạch hạnh nhân).
Sự cảm nhiễm này có thể do các loại virút, vi khuẩn, hoặc các vi sinh vật khác gây ra. Trong đa số các trường hợp, những sự cảm nhiễm này dẫn đến cảm lạnh hoặc cảm cúm nhẹ (cúm) và chỉ là tạm thời và vô hại. Trong các trường hợp hiếm, cúm có thể trở nên nghiêm trọng, hoặc những sự cảm nhiễm có thể chuyển thành viêm phổi.
Các sinh vật gây cảm nhiễm đường hô hấp trên này thường bị lây lan bằng cách:
- Tiếp xúc trực tiếp (chẳng hạn từ tay truyền đến miệng)
- Ho hoặc hắt hơi.
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh thông thường (theo thuật ngữ y khoa được gọi là viêm nhiễm mũi họng) là loại cảm nhiễm đường hô hấp trên phổ biến nhất. Có trên 200 loại virút có thể gây ra cảm lạnh. Nguyên nhân phổ biến nhất là do rhinovirus gây nên, virút này bị quy trách nhiệm là gây ra khoảng một nửa trong số tất cả các trường hợp cảm lạnh. Các triệu chứng thường khởi phát từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với virút.
Cảm lạnh thường phát triển theo cách thức sau đây:
- Nó gần như luôn bắt đầu rất nhanh với tình trạng cổ họng bị ngứa và bị nghẹt mũi.
- Trong vài giờ, các triệu chứng thật sự bắt đầu xuất hiện, bao gồm hắt hơi, đau cổ họng nhẹ, sốt, nhức đầu nhẹ, đau nhức cơ, và ho.
- Sốt chỉ ở nhiệt độ thấp hoặc không có. Tuy nhiên, ở trẻ em, sốt có thể lên cao đến 1030F (39,4oC) trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Sau đó cơn sốt sẽ hạ xuống, và sẽ trở lại bình thường vào ngày thứ 5.
- Nước mũi thường có màu trong suốt và xuất hiện trong vòng 1 đến 3 ngày đầu. Sau đó nó sẽ đậm đặc hơn và chuyển thành màu vàng đến màu hơi lục.
- Đau cổ họng thường nhẹ và chỉ kéo dài khoảng một ngày. Tình trạng chảy mũi thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày, mặc dù ho và sự kéo đờm có thể kéo dài hơn 2 tuần.
Chủng loại adenovirus gây ra cảm nhiễm đường hô hấp trên (nó là một trong nhiều loại virút gây ra chứng cảm lạnh thông thường). Nó cũng là nguyên nhân gây ra viêm phổi, viêm màng kết, và một số bệnh khác. Một giống virút mới hơn thuộc chủng loại adenovirus đã dẫn đến một số ca tử vong.
Ghi chú:
Màng kết (conjunctiva): Màng nhầy lót bề mặt bên trong của mí mắt và bề mặt tiếp xúc của nhãn cầu.
Bệnh cúm
Hàng năm, bệnh cúm tấn công hàng triệu người trên toàn thế giới. Dịch cúm nghiêm trọng nhất là khi chúng liên quan đến một giống virút mới, một giống loại mà hầu hết mọi người trên khắp thế giới không được miễn dịch. Dịch bệnh toàn cầu (đại dịch) như thế có thể nhanh chóng lây nhiễm cho hơn một phần tư dân số thế giới. Ví dụ, bệnh cúm mang tên Spanish vào năm 1918 và 1919 ước tính đã giết chết khoảng 20 triệu người ở Mỹ và Châu Âu cũng như 17 triệu người ở Ấn Độ. Với xã hội hiện đại lệ thuộc vào việc di chuyển bằng đường hàng không, một đại dịch cúm có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống con người, và làm đình trệ nền kinh tế toàn cầu.
Virút cúm biến thể (thay đổi) rất nhanh chóng khi di chuyển từ loài này sang loài kia. Đa số các chủng virút cúm loại A (những chủng loại thông thường nhất) đầu tiên phát triển trong các quần thể chim nước di cư (như vịt, ngỗng...). Trong khi đa số các chủng virút gây cúm gia cầm (cúm gà) là tương đối vô hại, thì có một vài loại phát triển thành “dịch cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao”, mà có thể rất nguy hiểm cho gia cầm và gia súc. Như các sự kiện gần đây cho thấy, các chủng virút này cũng có thể gây tử vong cho người. Con người có thể bị lây nhiễm bởi các chủng cúm gia cầm này qua tiếp xúc với gà và lợn bị nhiễm bệnh. Cộng đồng y tế hiện đang rất quan tâm về virút cúm gia cầm H5N1, loại virút này gây ra sự lây nhiễm và thậm chí gây chết người ở một số quốc gia.
Các triệu chứng cúm. Bệnh nhân thường cảm thấy bị ốm từ 1 đến 4 ngày sau khi tiếp xúc với virút cúm. Căn bệnh cúm thường bao gồm:
- Đột ngột khởi phát bằng các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm đau đầu, nhức mỏi cơ, mệt mỏi, và sốt cao (lên đến 104 oF hoặc 40oC).
- Ho (mà thường là ho khan nhưng có thể nghiêm trọng) và đôi khi chảy nước mũi và đau cổ họng.
- Trẻ em có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, và nhiễm trùng tai, cũng như các triệu chứng cúm khác.
- Các triệu chứng thường thuyên giảm trong vòng 4 đến 5 ngày, mặc dù một số người có thể kéo dài cơn ho và cảm giác bệnh trong hơn 2 tuần. Trong một số trường hợp, cảm cúm có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc làm cho các chứng bệnh khác trở nặng hơn.
Sự lan truyền virút. Virút cúm lây lan chủ yếu là khi một người bị cúm ho hoặc hắt hơi gần một người khác. Người lớn mắc bệnh cúm thường lây lan cho người khác từ 1 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu đến khoảng 5 ngày sau khi các triệu chứng khởi phát. Trẻ em có thể lây truyền căn bệnh này trong hơn 10 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu, và trẻ nhỏ có thể lây truyền virút khoảng 6 ngày hoặc thậm chí sớm hơn trước khi các triệu chứng bùng phát. Những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch nghiêm trọng có thể lây truyền virút trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Các chủng loại cúm. Virút là một tập hợp các gen được bọc trong một lớp màng protein, màng này được bao phủ bởi một lớp chất béo chứa các phân tử được gọi là glycoproteins. Các chủng loại cúm được xác định theo số lượng các màng và loại glycoproteins có trong chủng loại đó .
Influenza virus: Virút cúm
Influenza is a viral infection of the respiratory tract: Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Influenza is a viral infection of the respiratory tract: Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Cúm, còn được gọi là bệnh cúm, là do virút gây ra.
Hai chủng loại cúm chính được gọi là A và B:
- Cúm A là phổ biến nhất và có thể lây nhiễm cho người và động vật. Cho đến nay thì cúm A là nguyên nhân gây ra các đại dịch cúm. Nó thường được phân ra thành 2 loại phụ dựa vào 2 chất xuất hiện trên bề mặt của virút: hemagglutinin (H) và neuraminidase (N)
- Cúm B chỉ lây nhiễm cho người. Nó ít phổ biến hơn so với cúm A, nhưng nó thường liên quan đến các cơn bùng phát cụ thể, như là ở trong các nhà dưỡng lão.
Đa số các trường hợp bị cúm là thuộc loại A. Cúm A thường gây ra bệnh nghiêm trọng hơn cúm B. Tuy nhiên, có một vài điều lo ngại là, vì cúm B ít phổ biến hơn trong một vài năm qua, cho nên ở một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể có ít kháng thể hơn đối với loại cúm này, và do đó có thể có nguy cơ bị lây nhiễm nghiêm trọng cao hơn.
Cúm H1N1 (cúm heo, cúm lợn)
Vào tháng 4 năm 2009, một cơn bùng phát dịch cúm heo bắt đầu ở Mexico và lây lan đến Mỹ và các quốc gia khác. Dịch cúm heo là dịch cúm được tìm thấy ở heo. Virút này gây ra sự lây nhiễm ở heo có thể thay đổi (biến thể) để lây nhiễm đến người. Chứng bệnh này là mối quan tâm đối với nhân loại, mà không có khả năng miễn dịch chống lại nó. Vào tháng 6 năm 2009, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tuyên bố một đại dịch cúm heo trên toàn thế giới.
Chủng loại virút hiện tại của cúm heo được xác định là H1N1. Virút này dễ lây nhiễm và có thể lây lan từ người sang người. Vào thời điểm này, người ta vẫn chưa biết được là làm cách nào mà virút này lại có thể lây nhiễm giữa người với người một cách dễ dàng như vậy. Các triệu chứng ở người thì tương tự như các triệu chứng của bệnh cúm truyền thống, mà có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, chóng mặt, thiếu sinh lực, tiêu chảy, và nôn mửa.
Cơn bùng phát dịch cúm H1N1 ở Mexico cho đến nay đã dẫn đến một số ca tử vong ở Mexico. Có ít nhất 3 ca tử vong được báo cáo ở Mỹ tại thời điểm viết báo cáo này. Các quan chức đã chuẩn bị để cung cấp thêm thông tin.
Đa số những người mắc bệnh cúm H1N1 sẽ có khả năng phục hồi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virút để chữa trị cho những người bị cúm nặng hoặc có nguy cơ cao bị các biến chứng.
Nếu bạn cần chữa trị cúm H1N1, CDC (Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ) khuyên rằng bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng thuốc zanamivir (Relenza) hoặc osteltamivir (Tamiflu). Các loại thuốc này có công dụng tốt nhất nếu bạn uống chúng trong vòng 2 ngày kể từ khi bị bệnh. Bạn có thể uống chúng sau nếu như bạn bị bệnh rất nặng hoặc nếu bạn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng.
Để ngăn ngừa bị nhiễm cúm H1N1, những người sống cùng nhà với bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm virút thì nên yêu cầu bác sĩ xem bản thân họ có nên cần một toa các loại thuốc này không. Vệ sinh cẩn thận hệ hô hấp và rửa tay thường xuyên cũng là các bước được đề xuất nhằm giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm H1N1.
Dịch cúm gia cầm (cúm gia cầm)
Mặc dù nguy cơ gây tử vong của virút thường là rất thấp, các nhà khoa học đang rất lo ngại về một loại virút đặc biệt được gọi là H5N1, loại này là nguyên nhân gây ra cúm gia cầm. Từ năm 1997, virút H5N1 đã gây ra các cơn bùng phát nghiêm trọng ở gia cầm khắp vùng Đông Nam Á. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2008, đã có 391 người bị nhiễm cúm gia cầm tại 15 quốc gia. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization), trong số những người này, có 247 người đã tử vong. Không có trường hợp nào được báo cáo tại Hoa Kỳ.
Cho đến nay, virút này đã lây lan từ gia cầm sang người. Loại virút này dường như không dễ dàng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các quan chức y tế đang theo dõi sự lây lan của H5N1 và tìm cách ngăn chặn nó. Các nỗ lực bao gồm việc tiêu hủy các gia cầm nhiễm bệnh, nghiên cứu tạo ra vắc xin mới, và dự trữ thuốc kháng virút như oseltamivir (Tamiflu). Nhiều quốc gia nghèo còn hạn chế các nguồn hỗ trợ đã phải đấu tranh với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm HIV-AIDS. Nếu như H5N1 thực sự biến thể và lây lan, thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng cho các quốc gia này.
Vào tháng 4 năm 2007, FDA (Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) đã chấp thuận một loại vắc xin để bảo vệ con người chống lại cúm gia cầm. Hiện nay loại vắc xin này không được sử dụng để tiêm ngừa theo định kỳ. Tuy nhiên, nếu dịch cúm gia cầm phát triển khả năng lây lan một cách khá dễ dàng từ người sang người, thì vắc xin này có thể được đưa vào sử dụng.
0 comments:
Post a Comment