Sunday, March 18, 2012

DẦU CÁ (FISH OIL) - Do LQT Biên Dịch


CHỨNG CỨ

Cơ Sở Dữ Liệu Hỗn Hợp Dược Phẩm Tự Nhiên (Natural MedicinesComprehensive Database) đánh giá tính hiệu quả dựa trên chứng cứ khoa học theo tiêu chuẩn sau đây: Hiệu Quả, Có Khả Năng Có Hiệu Quả, Có Ít Cơ Hội Có Hiệu Quả, Không Hiệu Quả Có Chứng Cứ Khoa Học, Không Hiệu Quả Không Có Chứng Cứ Khoa Học, Không Hiệu Quả, Không Có Đủ Chứng Cứ Để Đánh Giá.

Các đánh giá về tính hiệu quả của DẦU CÁ như sau:

Hiệu Quả cho

-      Tình Trạng Cao Triglyceride.  Hàm lượng triglyceride cao do bệnh tim và bệnh tiểu đường không được điều trị.  Để giảm bớt nguy cơ bị bệnh tim, bác sĩ tin rằng điều quan trọng là phải giữ cho hàm lượng triglyceride xuống dưới một mức nào đó.  Các bác sĩ thường khuyến khích gia tăng vận động và hạn chế tiêu thụ chất béo để giảm hàm lượng triglyceride.  Thỉnh thoảng các bác sĩ cũng chỉ định sử dụng các loại thuốc như gemfibrozil (Lopid) kết hợp với thay đổi lối sống.  Hiện nay các nhà nghiên cứu tin rằng dầu cá, mặc dù không hiệu quả như thuốc gemfibrozil, có thể làm giảm hàm lượng triglyceride khoảng 20% đến 50%.  Một loại thực phẩm chức năng đặc biệt có tên Lovaza đã được cơ quan FDA chấp thuận để hạ giảm triglyceride.  Lovaza chứa 465 mg axit béo omega-3 EPA và 375 mg axit béo omega-3 DHA trong một viên quả nang trọng lượng 1g.  Thực phẩm chức năng dầu cá xem ra cũng phần nào cải thiện được hàm lượng cholesterol “tốt” HDL.  Tuy nhiên, các thực phẩm chức năng dầu cá cũng làm gia tăng (trở xấu) hàm lượng cholesterol “xấu” LDL.  Người ta vẫn chưa rõ axit béo omega-3 alpha-linolenic có tạo ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng triglyceride không, và có chứng cứ mâu thuẫn trong lĩnh vực này.  Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) đã đưa ra các đề xuất về axit béo EPA và DHA.  Do nguy cơ xuất huyết (chảy máu) từ việc sử dụng các axit béo omega-3, những người sử dụng thực phẩm chức năng nên tham khảo với bác sĩ (dược sĩ, y tá).  Có nhiều chứng cứ cho rằng Protein C-Reactive (CRP) có lợi cho tim mạch, mặc dù còn đang chờ đợi có thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.  Các dữ liệu về dầu cá và hàm lượng Protein C-Reactive chưa thống nhất.
-      Cao Huyết Áp.  Có nhiều thử nghiệm ở người báo cáo huyết áp được hạ giảm phần nào khi sử dụng axit béo omega-3.  Axit béo DHA có thể có nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với axit béo EPA.  Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều axit béo omega-3 mỗi ngày có thể cần thiết để có được các hiệu ứng lâm sàn thích hợp, và với liều lượng sử dụng này, sẽ có nguy cơ bị xuất huyết.  Do đó, trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, chúng ta nên tham khảo với bác sĩ (dược sĩ, y tá).  Một kết quả tổng hợp thống kê các nghiên cứu đã cho thấy các thay đổi về huyết áp khi sử dụng dầu cá.  Các lợi ích này có xu hướng xảy ra ở cộng đồng người lớn tuổi (trên 45 tuổi) và thường đòi hỏi sử dụng liều lượng cao.  Mặc dù các thay đổi về huyết áp không đáng kể, nhưng chúng mang ý nghĩa về lâm sàn, vì chỉ cần các thay đổi nhỏ về huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành và đột quỵ gây ra.  Có thể cho rằng các tác dụng tích cực của dầu cá lên huyết áp là kết quả của sự cải thiện về chức năng của màng trong (tim).  
-      Ngăn ngừa bệnh tim mạch thứ cấp (dầu cá / EPA + DHA).  Một vài thử nghiệm được thực hiện chặt chẽ, ngẫu nhiên và được kiểm soát báo cáo rằng ở những người có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, việc tiêu thụ đều đặn cá có dầu hoặc các thực phẩm chức năng dầu cá sẽ giảm bớt được nguy cơ bị nhồi máu cơ tim không gây tử vong, nhồi máu cơ tim gây tử vong, đột tử, và tử vong do các nguyên nhân khác.  Đa số bệnh nhân trong các nghiên cứu này cũng đang sử dụng các loại thuốc trị tim truyền thống, cho thấy rằng các lợi ích của dầu cá có thể kết hợp với các lợi ích của các phương pháp trị liệu khác.
-      Đột tử do tim.  Có chứng cứ rõ rệt về cơ chế bảo vệ tim của các axit béo omega-3 với liều lượng thấp do tiêu thụ cá liên quan đến các tác dụng ảnh hưởng đến các tình trạng tim gây tử vong thay vì là sự hạ giảm thông thường trong tất cả các tình trạng tim.  Ví dụ, trong một thử nghiệm Gruppo Italiano per lo Studio della Sopravvivenza nell’Infarto (GISSI) Miocardico Prevenzione, đã không có dấu hiệu của sự suy giảm các tình trạng tim nói chung, nhưng những người được cho sử dụng EPA+DHA có ít nguy cơ bị các cơn nhồi máu cơ tim gây tử vong.  Do đó, tình trạng đột tử do tim được giảm bớt một cách hiệu quả nhờ vào sự gia tăng tiêu thụ các axit béo omega-3 với liều lượng thấp.  Trong các thử nghiệm trên động vật, cả 3 loại axit béo omega-3 (ALA, EPA, and DHA) đã được chứng minh là có khả năng tương đương trong việc ức chế sự tích tụ hàm lượng cao chất canxi không bào tương (cytosolic-free calcium) trong các tế bào cơ tim và có khả năng ổn định độ hoạt động điện của tế bào, có tiềm năng là phương cách để giảm bớt tình trạng đột tử được tìm thấy trong thử nghiệm GISSI.
-      Tình trạng nghẽn mạch (chứng huyết khối Thrombosis), chứng xơ vữa động mạch (atherosclerosis), tình trạng viêm (inflammation).  Một số tác dụng của các axit béo omega-3 đối với tình trạng nghẽn mạch, chứng xơ vữa động mạch, và tình trạng viêm đã được báo cáo.  Các lợi ích này đòi hỏi phải sử dụng liều lượng cao axit béo EPA trong các thực phẩm chức năng chứa hàm lượng cao EPA.

Có khả năng có hiệu quả cho…

-      Bệnh tim.  Dầu cá có thể có hiệu quả giữ cho những người khỏe mạnh không bị bệnh tim.  Những người đã bị bệnh tim có thể giảm bớt nguy cơ tử vong do bệnh tim bằng cách sử dụng dầu cá.  Mặc dù không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất ý kiến, nhưng một số nhà điều tra tin rằng dầu cá có thể hiệu quả hơn trong việc giảm bớt nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim so với nhóm thuốc hạ giảm cholesterol thường được sử dụng gọi là “statin”.  Một số các nghiên cứu lớn về dân số (epidemiologic study) báo cáo tỉ lệ tử vong do bệnh tim ở nam giới và phụ nữ ăn cá thường xuyên xuống thấp rõ rệt.  Các nghiên cứu khác về dân số không thấy báo cáo về các lợi ích này.  Vẫn chưa rõ rằng các lợi ích được báo cáo có chỉ xảy ra ở một vài nhóm người không, chẳng hạn như những người có nguy cơ phát triển bệnh tim.  Nhìn chung, chứng cứ đã cho thấy các lợi ích của việc tiêu thụ dầu cá thường xuyên.  Tuy nhiên, các thử nghiệm được thiết kế quy mô, ngẫu nhiên và được kiểm soát để phân loại nhóm người theo nguy cơ phát triển bệnh tim sẽ rất cần thiết trước khi đưa ra một kết luận chính xác.
-      Bảo vệ chống lại tính độc hại của thuốc cyclosporine ở các bệnh nhân cấy ghép bộ phận cơ thể.  Có nhiều nghiên cứu về các bệnh nhân ghép tim và thận sử dụng thuốc cyclosporine (Neoral®), các bệnh nhân này đã được cho sử dụng thực phẩm chức năng dầu cá.  Đa số các thử nghiệm cho thấy các cải thiện về chức năng thận, đồng thời ít bị cao huyết áp hơn so với các bệnh nhân không sử dụng dầu cá.  Mặc dù một số nghiên cứu mới đây báo cáo rằng dầu cá không tạo được lợi ích đối với chức năng thận, nhưng các chứng cứ khoa học quan trọng hỗ trợ cho các lợi ích của dầu cá.
-      Viêm thấp khớp (dầu cá).  Nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên được kiểm soát báo cáo các cải thiện về tình trạng đơ cứng vào buổi sáng (morning stiffness) và khớp bị đau khi tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm chức năng dầu cá lên đến 3 tháng.  Khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen hoặc aspirin thì đã được báo cáo là có hiệu quả.  Tuy nhiên, vì nghiên cứu và báo cáo không có tính thuyết phục, do đó cần có thêm nghiên cứu khả thi hơn trước khi đưa ra bất cứ đề xuất nào.  Các tác dụng sau ba tháng điều trị vẫn chưa được đánh giá chi tiết.

Có ít cơ hội có hiệu quả cho…

-      Đau trong kỳ kinh nguyệt (menstrual pain – dysmenorrhea).  Sử dụng riêng dầu cá hoặc kết hợp vitamin B12 xem ra cải thiện được tình trạng đau nhức trong kỳ kinh nguyệt và giảm bớt được nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau chẳng hạn như các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
-      Rối loạn quá hiếu động thiếu tập trung ở trẻ em.  Sử dụng dầu cá xem ra cải thiện được khả năng tư duy và hành vi ở các trẻ em từ 8 – 12 tuổi mắc chứng quá hiếu động thiếu tập trung (Attention deficit-hyperactivity disorder - ADHD).
-      Hội chứng Raynaud’s.  Có chứng cứ cho thấy rằng sử dụng dầu cá có thể cải thiện được tình trạng chịu được lạnh ở một số người có dạng thông thường của hội chứng Raynaud’s.  Tuy nhiên, những người bị hội chứng Raynaud’s do chứng bệnh xơ cứng mô hệ thống tăng dần (progressive systemic sclerosis) xem ra không có hiệu quả khi sử dụng các thực phẩm chức năng dầu cá.
-      Đột quỵ (stroke).  Tiêu thụ dầu cá với số lượng vừa phải (một hoặc hai lần một tuần) xem ra giảm bớt được nguy cơ đột quỵ khoảng 27%.  Tuy nhiên, việc ăn cá không giảm bớt được nguy cơ đột quỵ ở những người đang sử dụng thuốc aspirin để ngăn ngừa.  Mặt khác, việc tiêu thụ cá với số lượng cao (trên 46 g cá mỗi ngày) xem ra sẽ gia tăng nguy cơ đột quỵ, thậm chí có thể gia tăng gấp đôi nguy cơ này.
-      Xương dòn (osteroporosis).  Sử dụng riêng dầu cá hoặc kết hợp với canxi và dầu cây anh thảo (evening  primrose) xem ra làm chậm tỉ lệ loãng xương và gia tăng mật độ xương đùi cũng như cột sống ở những người cao tuổi bị loãng xương.
-      Xơ vữa động mạch (atherosclerosis).  Dầu cá xem ra làm chậm hoặc phần nào đảo ngược sự tiến triển của chứng xơ cứng ở các động mạch cung cấp máu cho tim (các động mạch vành), nhưng không có tác dụng đối với các động mạch bơm máu lên cổ đến với đầu (các động mạch cảnh).
-      Các vấn đề về thận.  Sử dụng dài hạn (2 năm) dầu cá, mỗi ngày 4 – 8 g, có thể làm chậm tiến trình suy giảm chức năng thận ở các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh thận IgA (IgA nephropathy).  Dầu cá xem ra cũng làm giảm số lượng protein trong nước tiểu của những người bị bệnh thân do bệnh tiểu đường gây ra.
-      Rối loạn lưỡng trạng (bipolar disorder).  Sử dụng dầu cá kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường cho chứng rối loạn lưỡng trạng xem ra cải thiện được các triệu chứng của bệnh trầm cảm và gia tăng thời gian giữa các cơn trầm cảm.  Nhưng dầu cá dường như không cải thiện được các triệu chứng nổi cuồng ở những người bị rối loạn lưỡng trạng.
-      Rối loạn tâm thần (psychosis).  Sử dụng thực phẩm chức năng dầu cá có thể giúp ngăn ngừa được sự phát triển hòan toàn của chứng bệnh rối loạn tâm thần ở những người có các triệu chứng nhẹ.  Điều này mới chỉ được thử nghiệm ở các trẻ thiếu niên và những người thành niên từ độ tuổi 25 trở xuống.
-      Giảm cân.  Có chứng cứ cho thấy rằng ăn cá sẽ giúp giảm cân và giảm lượng đường huyết ở những người quá cân và ở những người bị cao huyết áp.  Nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy rằng sử dụng một loại thực phẩm chức năng với liều lượng 6 g một ngày (Hi-DHA, NuMega), cung cấp 260 mg DHA/g và 60 mg EPA/g, làm giảm đáng kể lượng chất béo trong cơ thể khi kết hợp với việc tập thể dục.
-      Ung thư niêm mạc (màng trong) tử cung (endometrial cancer).  Có chứng cứ cho rằng phụ nữ ăn thường xuyên khoảng 2 khẩu phần cá có chất béo (fatty fish) mỗi tuần sẽ hạ giảm được nguy cơ phát triển bệnh ung thư niêm mạc tử cung.
-      Bệnh mắt liên quan đến tuổi tác (bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác – age-related macular degeneration).  Có chứng cứ cho rằng những người ăn cá từ hai lần trở lên mỗi tuần sẽ có ít nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
-      Hạ giảm nguy cơ tái tắc nghẽn mạch máu sau phẫu thuật bắc cầu tim hoặc đặt ống thông bong bóng (balloon angioplasty).  Dầu cá xem ra có thể giảm bớt được tỉ lệ tái tắc nghẽn lên đến 26% khi bệnh nhân được cho sử dụng dầu cá trong vòng một tháng trước khi thực hiện tiến trình này và sau đó tiếp tục cho sử dụng.  Một cách rõ ràng rằng, sử dụng dầu cá trước khi giải phẫu là rất quan trọng.  Khi bệnh nhân được cho sử dụng chưa đủ một tháng trước khi phẫu thuật phục hồi mạch máu, thì dầu cá không thể giúp bảo vệ mạch máu chống lại tình trạng tắc nghẽn.
-      Tình trạng sảy thai tái xuất hiện ở các phụ nữ mang thai bị hội chứng kháng photpholipit.  Sử dụng dầu cá xem ra ngăn ngừa được tình trạng sảy thai và giúp gia tăng tỉ lệ sống sót của thai nhi ở các phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh có tên gọi là hội chứng kháng photpholipit (antiphospholipid syndrome).
-      Cao huyết áp và các chứng bệnh thận sau khi ghép tim.  Sử dụng dầu cá xem ra duy trì được chức năng thận và giảm bớt tình trạng huyết áp tiếp tục gia tăng trong thời gian dài sau khi ghép tim.
-      Tổn thương thận và cao huyết áp do sử dụng thuốc cyclosporine.  Cyclosporine là một loại thuốc có tác dụng giảm bớt cơ hội bài kháng bộ phận ghép trong cơ thể.  Dầu cá có thể giúp giảm bớt một số tác dụng phụ không mong muốn của loại thuốc này.
-      Rối loạn chuyển động ở trẻ em (dyspraxia).  Uống dầu cá, kết hợp với dầu cây anh thảo, dầu cây xạ hương (thyme), và vitamin E, xem ra cải thiện được các rối loạn về chuyển động ở các trẻ em bị chứng bệnh này (khó phối hợp động tác).
-      Rối loạn phối hợp vận động (Developmental coordination disorder).  Sử dụng kết hợp dầu cá (80%) và dầu cây anh thảo (20%) ở các trẻ từ 5 – 12 tuổi bị chứng rối loạn phối hợp vận động xem ra cải thiện được kỹ năng đọc, đánh vần, và hành vi.  Tuy nhiên, dầu cá xem ra không cải thiện được việc phối hợp các động tác ở cơ.
-      Ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn của các bộ phận ghép được sử dụng trong tiến trình lọc thận.  Uống dầu cá xem ra giúp ngăn ngừa được tình trạng tắc nghẽn trong các bộ phận ghép của tiến trình lọc thận (thẩm tách).
-      Bệnh vẩy nến (psoriasis).  Có chứng cứ cho rằng truyền dầu cá qua tĩnh mạch (Intravenous) có thể giảm bớt được các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh vẩy nến.  Nhưng uống dầu cá xem ra không tạo ra bất cứ hiệu quả nào đối với bệnh vẩy nến.
-      Cao cholesterol.  Có các nhu cầu sử dụng dầu cá kết hợp với các loại thuốc “statin” cho một số người bị cao cholesterol.  Đầu tiên các bác sĩ lo ngại rằng sử dụng dầu cá có thể ảnh hưởng đến việc điều trị bằng thuốc statin, nhưng các nghiên cứu trước đây cho thấy điều này không có vấn đề, ít nhất là đối với loại thuốc statin có tên simvastatin.  Các nhà khoa học cho rằng dầu cá có thể hạ cholesterol bằng cách ngăn ngừa cholesterol được hấp thụ vào ruột.  Có chứng cứ cho rằng sử dụng vitamin B12 cùng với dầu cá có thể tăng cường khả năng hạ giảm cholesterol.
-      Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.  Sử dụng dầu cá xem ra có thể ngăn ngừa được tình trạng các bộ phận ghép bắc cầu động mạch vành bị tái tắc nghẽn sau khi thực hiện phẫu thuật.
-      Xuống cân do ung thư.  Sử dụng liều lượng cao dầu cá (7,5 g mỗi ngày) xem ra có thể làm chậm tình trạng xuống cân ở một số bệnh nhân ung thư.  Một số nhà nghiên cứu tin rằng các bệnh nhân này có thể ăn được nhiều hơn bởi vì dầu cá sẽ chống lại chứng trầm cảm và cải thiện được tâm trạng của họ.
-      Bệnh suyễn.  Có nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể giảm bớt được sự xuất hiện của bệnh xuyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ em khi các bà mẹ sử dụng dầu cá vào thời kỳ sắp sinh.  Ngoài ra, dầu cá xem ra có thể cải thiện được lưu lượng không khí, giảm ho, và giảm bớt nhu cầu sử dụng thuốc ở một số trẻ em bị bệnh suyễn.  Tuy nhiên, trị liệu bằng dầu cá xem ra không tạo ra được hiệu quả tương tự ở người thành niên.

Có ít cơ hội không có hiệu quả cho…

-      Nhiễm trùng nứu răng (gingivitis).
-      Bệnh gan.
-      Đau nhức chân do các vấn đề về lưu thông máu (claudication).
-      Ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
-      Ngăn ngừa nhức cơ do tập thể dục.
-      Đau ngực
-      Phát ban ở da do dị ứng.
-      Loét bao tử.

Có khả năng không có hiệu quả cho…

-      Bệnh tiểu đường loại 2.  Sử dụng dầu cá xem ra không hạ giảm được hàm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2.  Tuy nhiên, dầu cá có thể tạo ra một số lợi ích cho những người bị bệnh tiểu đường, chẳng hạn như hạ giảm chất béo trong máu có tên là triglyceride.

Không đủ bằng chứng để đánh giá tính hiệu quả cho…

-      Dị ứng.  Có nghiên cứu cho thấy rằng các bà mẹ sử dụng các thực phẩm chức năng dầu cá trong các giai đoạn cuối của thời gian mang thai có thể hạ giảm được tình trạng dị ứng xuất hiện ở con trẻ của họ.
-      Bệnh Alzheimer’s.  Có chứng cứ sơ bộ cho thấy rằng dầu cá có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer’s.  Nhưng xem ra dầu cá không giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm về khả năng suy nghĩ đối với đa số những người bị bệnh Alzheimer’s nhẹ đến vừa phải.
-      Chàm bội nhiễm da mãn tính (atopic dermatitis).  Các bà mẹ sử dụng các thực phẩm chức năng dầu cá trong thời gian mang thai có thể giảm bớt được sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm bội nhiễm da mãn tính ở các trẻ sơ sinh và các trẻ em có nguy cơ bị tình trạng này.  Nhưng dầu cá xem ra không hiệu quả trong việc điều trị chứng bệnh này.
-      Rung tâm nhĩ.  Các nghiên cứu về các tác dụng của dầu cá đối với tình trạng rung tâm nhĩ đã đưa ra các kết quả không thống nhất.
-      Chứng trầm cảm.  Có thông tin không thống nhất về tác dụng của việc sử dụng dầu cá cho chứng trầm cảm.  Có chứng cớ cho thấy rằng sử dụng dầu cá kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện các triệu chứng.  Nhưng có chứng cứ khác cho thấy rằng sử dụng dầu cá không cải thiện được các triệu chứng.
-      Hội chứng khô mắt.  Có chứng cứ cho thấy sự liên quan giữa việc ăn cá và sự hạ giảm nguy cơ bị hội chứng khô mắt ở phụ nữ.  Cũng có nghiên cứu lâm sàn sơ bộ cho thấy sử dụng một loại sản đặc biệt chứa dầu cá và dầu lanh (TheraTears Nutrition) có thể hạ giảm được các triệu chứng khô mắt và gia tăng khả năng sản sinh nước mắt.
-      Ung thư.  Các nghiên cứu về các tác dụng của dầu cá đối với khả năng ngăn ngừa ung thư đã đưa ra các kết quả không thống nhất.
-      Cườm mắt (đục thủy tinh thể - cataract).  Có chứng cứ cho rằng ăn cá một tuần 3 lần có thể có khả năng giảm bớt nguy cơ phát triển bệnh cườm mắt (bệnh đục thủy tinh thể).
-      Hội chứng mệt mỏi mãn tính (Chronic fatigue syndrome).  Có chứng cứ không thuyết phục về việc sử dụng một sản phẩm (Efamol Marine) kết hợp dầu cá và dầu cây anh thảo để giảm bớt các triệu chứng của hội chứng này. 
-      Bệnh thận mãn tính.  Có chứng cứ sơ bộ cho thấy rằng dầu cá có thể có lợi cho một số người bị bệnh thận mãn tính mà những người này đang được lọc máu (dialysis).
-      Kỹ năng suy nghĩ (chức năng nhận thức).  Các nghiên cứu về các tác dụng của dầu cá đối với chức năng nhận thức đã đưa ra các kết quả không thuyết phục.
-      Bệnh Crohn’s.  Các nghiên cứu về tác dụng của dầu cá đối với bệnh Crohn’s đã đưa ra các kết quả không thuyết phục.
-      Tiền tiểu đường.  Các nghiên cứu ban đầu cho rằng dầu cá có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2.
-      Sự phát triển của trẻ sơ sinh.  Có chứng cứ cho rằng các bà mẹ sử dụng 4g dầu cá mỗi ngày trong nửa kỳ sau của thời gian mang thai có thể cải thiện được sự phát triển về nhận thức của con trẻ ở một mức độ nào đó.  Ở độ 2 tuổi rưởi, các trẻ này xem ra có sự phối hợp tay và mắt tốt hơn, nhưng các kỹ năng lý luận, xã hội, vận động và nói không được cải thiện đáng kể.
-      Viêm loét kết tràng mãn tính (Ulcerative colitis).  Các nghiên cứu về tác dụng của dầu cá đối với bệnh viêm kết tràng mãn tính đã đưa ra các kết quả không thuyết phục.
-      Các biến chứng khi mang thai.  Có chứng cứ cho thấy rằng sử dụng dầu cá trong 10 tuần cuối trước khi sinh có thể giúp năng ngừa tình trạng sinh sớm.  Tuy nhiên, dầu cá xem ra không giúp ngăn ngừa được tình trạng huyết áp cao trong thời gian mang thai.
-      Sự sinh sớm.  Các thức ăn dạng lỏng cho trẻ sơ sinh được tăng cường các axit béo từ dầu cá và dược thảo hoa ngôi sao (borage) xem ra giúp cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của hệ thần kinh ở các trẻ sinh sớm, đặc biệt là trẻ nam.
-      Không dung nạp salicylate.  Một số ít nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng dầu cá có thể cải thiện các triệu chứng không dụng nạp salicylate, chẳng hạn như cơn suyễn và ngứa.
-      Bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia).  Có một báo cáo về dầu cá có thể cải thiện bệnh tâm thần phân liệt ở phụ nữ mang thai.
-      Bệnh luput ban đỏ toàn thân (Systemic lupus erythematosus).  Có nghiên cứu cho thấy các kết quả không thuyết phục.  Một số nghiên cứu cho thấy rằng dầu cá có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh này, trong khi đó, các nghiên cứu khác không cho thấy dầu cá có tác dụng nào.
-      Nhịp đập bất thường của tim ảnh hưởng đến tâm thất (ventricular arrhythmias).  Các nghiên cứu về tác dụng của dầu cá đối với tình trạng này đã đưa ra các kết quả không thuyết phục.
-      Các chứng bệnh khác.  Cần có thêm chứng cứ để đánh giá tác dụng của dầu cá đối với các chứng bệnh khác.

Các tác dụng truyền thống hoặc dựa trên lý thuyết

Các tác dụng dưới đây được dựa trên cách sử dụng truyền thống hoặc các lý thuyết khoa học.  Các tác dụng này thường không được kiểm tra triệt để ở người, và tính an toàn cũng như tính hiệu quả thường không được chứng minh một cách hoàn toàn.  Một số các chứng bệnh dưới đây có khả năng nghiêm trọng, và nên được bác sĩ kiểm tra đánh giá.

Nhồi máu cơ tim, hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính (acute respiratory distress syndrome), thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, hành vi hung dữ, chứng sợ khoảng rộng, SIDA (AIDS), dị ứng, bệnh Alzheimer’s, kháng đông, hội chứng kháng photpholipit, rối loạn quá hiếu động thiếu tập trung, độc hại tim do anthracycline, nhiễm khuẩn, rối loạn tâm lý (borderline personality disorder), u nang ngực (breast cysts), cảm giác đau ở ngực, hội chứng mệt mỏi mãn tính (postviral fatigue syndrome), bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, bệnh xơ gan (cirrhosis), cảm lạnh, suy tim tắc nghẽn, bệnh nghiêm trọng, tình trạng thiếu hụt (omega-3 fatty acid), viêm da cơ (dermatomyositis), bệnh thận tiểu đường (diabetic nephropathy), bệnh thần kinh tiểu đường (diabetic neuropathy), mất khả năng lĩnh hội ngôn ngữ (dyslexia), suy giảm khả năng phối hợp động tác (dyspraxia), các rối loạn tuyến nội tiết (glycogen storage diseases), tăng cường biểu hiện thể dục, đau nhức mô cơ sợi mãn tính (fibromyalgia), sỏi mật, bệnh tăng nhãn áp, viêm mạng lọc thận (glomerulonephritis), bệnh gút, dị ứng phấn hoa (hay fever), nhức đầu, hội chứng suy giảm chức năng thận và xơ gan (hepatorenal syndrome), các vấn đề về khớp, phòng tránh bệnh thận, sỏi thận, bệnh phong cùi (leprosy), bệnh tăng lượng bạch cầu (leukemia), bệnh sốt rét, vô sinh ở nam giới (male infertility), đau ngực (mastalgia), tăng cường trí nhớ, các triệu chứng mãn kinh, hành kinh đau đớn (menstrual cramps), độc hại do thuốc methotrexate, xơ cứng mô ở não và tủy sống (multiple sclerosis), rối loạn mô cơ (myopathy), viêm thận (nephritis), bệnh thần kinh (neuropathy), tăng cường thị giác ban đêm, béo phì, viêm xương khớp (osteoarthritis), loãng xương (osteoporosis), viêm tai giữa (otitis media), rối loạn hốt hoảng (panic disorder), bệnh mạch ngoại vi, bổ xung dinh dưỡng cho người mang thai, phòng tránh sinh sớm, hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS), ngăn ngừa tính độc hại của thuốc isotretinoin, hiện tượng Raynaud’s (Raynaud's phenomenon), hội chứng Refsum’s, viêm võng mạc thay đổi sắc tố (retinitis pigmentosa), hội chứng Reye’s (Reye’s syndrome), rối loạn tai biến ngập máu (seizure disorder), hội chứng Sjogren’s (Sjogren's syndrome), ngăn ngừa tự tử, rối loạn vận động có triệu chứng muộn (tardive dyskinesia), viêm mỏm lồi cầu xương cánh tay bên (tennis elbow), bệnh sỏi niệu (urolithiasis), tăng cường thị giác, giảm cân.









0 comments:

Post a Comment