Thursday, March 8, 2012

BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Do LQT Biên Dịch


CHẨN ĐOÁN

Phân tích sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm có thể rất khó khăn. Các triệu chứng cảm lạnh gần như luôn ít nghiêm trọng hơn các triệu chứng của cảm cúm.


So sánh giữa cảm lạnh và cảm cúm

Các triệu chứng

Cảm lạnh
Cảm cúm
Sốt
Ít gặp
Thường gặp và sốt cao (khoảng 102-104 oF (38,8 – 40 oC), kéo dài từ 3 - 4 ngày

Đau đầu

Ít gặp
Luôn luôn hiện diện
Nhức mỏi và đau thông thường

Nhẹ, nếu như chúng xuất hiện

Thường nghiêm trọng
Mệt mỏi, kiệt sức, và yếu đi
Nhẹ, nếu như chúng xuất hiện
Kiệt sức rã rời xuất hiện sớm và trở nên nghiêm trọng, có thể kéo dài 2 - 3 tuần.

Nghẹt mũi
Hầu như luôn xảy ra

Thỉnh thoảng
Hắt hơi
Rất thường thấy

Thỉnh thoảng
Đau cổ họng
Phổ biến
Thỉnh thoảng

Khó chịu ở ngực và ho
Ho sặc sụa từ nhẹ đến vừa phải

Thường thấy, có thể trở nên nghiêm trọng

Nguồn: National Institute of Allergy and Infectious Disease



Chẩn đoán cúm

Một số xét nghiệm hiện nay có thể giúp cách ly và xác định các loại virút chịu trách nhiệm về các chứng cảm nhiễm đường hô hấp. Các xét nghiệm này thường không cần thiết, vì đa số các trường hợp cúm đã tự hiển thị điều đó. Tuy nhiên, các xét nghiệm như vậy có thể rất hữu ích trong việc khẳng định hoặc loại trừ khả năng bị cúm. Nếu một bác sĩ tin rằng việc chẩn đoán là có ích, thì các mẫu xét nghiệm sử dụng một miếng bông gạc sẽ được thực hiện từ xoang mũi hoặc cổ họng trong vòng 4 ngày kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.


 A sterile swab is passed gently through the nostril and into the nasopharynx: Một tăm bông tiệt trùng được đưa nhẹ qua lỗ mũi vào trong mũi hầu.

Lấy mẫu vi khuẩn ở mũi họng (nasopharyngeal culture) là một xét nghiệm được sử dụng để xác định các sinh vật gây bệnh trong dịch bài tiết của mũi. Lấy mẫu vi khuẩn ở mũi họng thì hữu ích trong việc xác định vi khuẩn gây bệnh ho gà Bordetella và bệnh viêm màng não Neisseria (các loại vi khuẩn). Lấy mẫu vi khuẩn này có thể giúp xác định việc điều trị bằng kháng sinh một cách thích hợp.

Ghi chú:
Lấy mẫu vi khuẩn ở mũi họng: Bệnh nhân nên ho trước khi thu thập các mẫu xét nghiệm. Sau đó, khi bệnh nhân ngửa đầu về phía sau, bác sĩ (hoặc y tá) sẽ kiểm tra phía sau của cổ họng bằng cách sử dụng một đèn pin nhỏ và dụng cụ đè lưỡi xuống. Một miếng gạc được gắn vào một sợi dây (kim loại) có thể uốn cong được đưa vào lỗ mũi, khoang mũi và phần trên của cổ họng. Miếng gạc được xoay vòng nhanh và sau đó kéo trở ra. Tiếp theo, miếng gạc được đặt vào một ống vô trùng có dung dịch cấy mẫu vật để chuyển đến phòng thí nghiệm vi sinh. Để tránh bị nhiễm bẩn, miếng gạc này không nên chạm vào lưỡi của bệnh nhân hoặc các bên của lỗ mũi.

Khi mẫu xét nghiệm đến phòng thí nghiệm, miếng gạc sẽ được thoa lên đĩa thạch xét nghiệm và đĩa thạch này sẽ được ủ trong khoảng 24 đến 48 giờ, để cho phép các sinh vật hiện diện trong đĩa thạch phát triển. Các sinh vật này sẽ được xác định và bất kỳ các sinh vật gây bệnh nào cũng có thể được thử nghiệm để xem xét tính nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh cụ thể. Điều này cho phép các bác sĩ điều trị xác định các loại thuốc kháng sinh nào sẽ có hiệu lực.

Một số xét nghiệm nhanh về cúm có thể cho thấy kết quả trong vòng chưa đầy 30 phút, nhưng thời gian khác nhau tùy theo chủng virút cụ thể hoặc các chủng virút mà họ có thể phát hiện ra. Tuy nhiên, các xét nghiệm này không chính xác bằng việc xét nghiệm lấy mẫu vi khuẩn, trong đó virút được sản sinh trong phòng thí nghiệm để theo dõi. Kết quả xét nghiệm lấy mẫu vi khuẩn có thể mất từ 3 đến 10 ngày. Các xét nghiệm máu cũng có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng trong vài tuần sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Chẩn đoán cúm gia cầm

Vào tháng 2 năm 2006, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận một xét nghiệm mới nhanh hơn để chẩn đoán các chủng H5 của cúm gia cầm ở những người bị nghi ngờ bị nhiễm virút này. Xét nghiệm này được gọi là Influenza A/H5 (Asian lineage) Virus Real-time RT-PCR Primer and Probe Set. Xét nghiệm này cho biết kết quả sơ bộ trong vòng 4 giờ. Các xét nghiệm trước đây đòi hỏi phải mất từ 2 đến 3 ngày. Xét nghiệm này sẽ kiểm tra sự hiện diện của các chủng cúm A H5. Nếu sự hiện diện của chủng này đã được xác nhận trong lần xét nghiệm nhanh, thì việc kiểm tra thêm nữa sẽ cần thiết để xác định chính xác chủng loại phụ của virút này. Ví dụ, chủng virút đang gây lo lắng hiện nay là H5, chủng loại phụ N1, gọi tắt là H5N1.

Các nguyên nhân khác gây ra chứng nghẹt mũi

Loại Trừ Khả Năng bị Viêm Mũi Dị Ứng. Các triệu chứng của chứng viêm mũi dị ứng bao gồm tình trạng tắc nghẽn và nghẹt mũi, các triệu chứng này tương tự như các triệu chứng của cảm lạnh. Tuy nhiên, những người bị dị ứng có khả năng gặp phải các triệu chứng sau đây:

-      Nước mũi lỏng, trong suốt, và có đờm.
-      Ngứa ở mũi, mắt, hoặc cổ họng
-      Hắt hơi hồi quy

Có 2 dạng viêm mũi dị ứng:

-      Các triệu chứng chỉ xuất hiện trong mùa dị ứng thì được gọi là viêm mũi dị ứng, thường biết đến như dị ứng phấn hoa hay dị ứng hoa hồng (hay fever hoặc rose fever).
-      Các yếu tố gây dị ứng trong nhà, như ve bụi, nấm mốc, và lông thú nuôi, có thể gây ra viêm mũi dị ứng kéo dài cả năm, được gọi là viêm mũi quanh năm (perennial rhinitis).


Có nhiều loại hợp chất cùng loại mà gây ra dị ứng cũng có thể gây ra bệnh suyễn.  Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm phấn hoa, ve bụi, mốc, và lông thú nuôi.  Những yếu tố gây ra bệnh suyễn bao gồm những chất gây khó chịu như khói, ô nhiễm môi trường, khói độc hại có mùi, các hóa chất để tẩy rửa, và thuốc xịt.  Việc tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng được biết đến và những chất gây kích thích đường hô hấp có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh suyễn.



Loại Trừ Khả Năng Bị Viêm Xoang. Các dấu hiệu và các triệu chứng cho thấy viêm xoang cấp tính thực sự, bao gồm:

-      Tình trạng nghẹt mũi và khó chịu quay trở lại sau khi có sự cải thiện ban đầu của chứng cảm lạnh (được gọi là bệnh gấp đôi)
-      Chảy mủ (mủ đầy) trong mũi
-      Mất phản ứng với thuốc chống nghẹt mũi hoặc thuốc kháng histamine
-      Đau ở hàm răng trên hoặc đau 1 bên đầu
-      Đau ở trên hoặc dưới cả hai mắt khi cúi xuống

Trẻ em bị viêm xoang ít có khả năng bị đau ở mặt và đau đầu hơn và chỉ có thể bị sốt cao hoặc có các triệu chứng về đường hô hấp trên kéo dài (chẳng hạn ho vào ban ngày mà không cải thện trong khoảng 11 đến 14 ngày). Khi việc chẩn đoán không rõ ràng hoặc các biến chứng bị nghi ngờ, thì cần có thêm các xét nghiệm khác nữa.

Các nguyên nhân khác gây ra ho

Viêm Phế Quản Cấp Tính. Viêm phế quản cấp tính thường do một loại virút gây ra và trong đa số các trường hợp là nó tự điều khiển sự phát triển. Ho thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, nhưng trong khoảng một nửa số bệnh nhân, cơn ho có thể kéo dài đến 3 tuần, và 25% số bệnh nhân tiếp tục ho hơn 1 tháng.

Viêm Phổi Không Điển Hình (thường thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên). Viêm phổi gây ra bởi các sinh vật không điển hình (ví dụ như Mycoplasma pneumonia, chlamydia, Legionella) có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cúm. Chỉ có các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mới có thể chẩn đoán được sự khác biệt.

Loại Trừ Khả Năng Bị Các Tình Trạng Nhiễm Khuẩn Khác. Virút hợp bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus - RSV) và có thể virút gây ra cúm ở người, đặc biệt ở trẻ em (human parainfluenza viruses - HPV), được chứng minh là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, người già, và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. (Cả hai loại trên cũng gây ra các chứng bệnh nhẹ). RSV có thể là một nguyên nhân rất thường gây ra các triệu chứng giống cúm hơn là chúng ta thường nghĩ trước đây.

Ho Gà. Ho gà (pertussis) là một chứng bệnh phổ biến ở trẻ em trong suốt nửa đầu thế kỷ này. Mặc dù các việc chủng ngừa đã làm giảm xuống còn 1,700 trường hợp bệnh ở Mỹ vào năm 1980, gần đây tỷ lệ mắc bệnh đã gia tăng, với 8739 trường hợp bệnh vào năm 2007. Còn nhiều trường hợp hơn nữa được báo cáo trên toàn thế giới.

Hiện nay, gần một nửa số trường hợp bệnh ho gà xảy ra ở những người độ tuổi từ 10 trở lên, có lẽ do sự miễn dịch xuống cấp ở trẻ vị thành niên và người thành niên. Các trường hợp như vậy có thể được báo cáo với con số thấp hơn so với con số thực sự. Trong số những người lớn bị ho dai dẳng mà họ đến gặp bác sĩ thì có đến 25% có thể bị ho gà thực sự. Tuy nhiên, có thể không chẩn đoán ra được tình trạng này, bởi vì các triệu chứng của họ thường nhẹ và ở người thành niên ít có khả năng bị “ho gà” truyền thống. Điều này gây ra một số lo ngại vì những người như thế có thể vô tình lây nhiễm sang các trẻ em chưa được tiêm chủng. Các bệnh nhân càng trẻ tuổi, thì càng có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm phổi, động kinh, và thậm chí tử vong. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi đặc biệt có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh vì khả năng bảo vệ chưa đầy đủ, thậm chí đã được tiêm chủng.

Vào tháng 4 năm 2005, FDA đã phê chuẩn vắc xin ho gà liều tăng cường đầu tiên (“Boostrix”) cho trẻ em độ tuổi từ 10 đến 18.  Vào tháng 12 năm 2008, FDA cũng đã chấp thuận loại vắc xin này sử dụng cho những người lớn từ 64 tuổi trở xuống.

Các nguyên nhân khác gây đau cổ họng

Bên cạnh virút gây cảm lạnh thông thường, còn có các loại khác gây ra đau cổ họng ít phổ biến hơn, bao gồm:

-      Viêm họng do khuẩn cầu chuỗi
-      Nhiễm trùng do lây lan qua nước uống và thực phẩm (khuẩn cầu chuỗi C và G)
-      Một sinh vật ít phổ biến được gọi là Arcanobacterium haemolyticum (nhiễm vi khuẩn này có thể giống như chứng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi và thậm chí có thể gây ra ban ngứa)
-      Nhiễm bạch cầu đơn (bệnh đơn nhân nhiễm trùng)
-      Virút gây bệnh herpes 1

Chứng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi là gì?

Nhóm khuẩn cầu chuỗi loại A là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra bệnh viêm cổ họng nghiêm trọng thường biết đến như là “viêm họng do khuẩn cầu chuỗi”.  Chứng bệnh này xảy ra chủ yếu ở trẻ em độ tuổi đi học, nhưng mọi người ở tất cả các độ tuổi cũng có thể mắc phải. (Viêm họng do khuẩn cầu chuỗi chiếm khoảng 12% trong số tất cả các trường hợp đau cổ họng được các bác sĩ phát hiện).

Các triệu chứng của viêm họng do khuẩn cầu chuỗi bao gồm:

-      Một cơn khởi phát đột ngột của tình trạng viêm cổ họng nặng
-      Khó khăn khi nuốt
-      Sốt
-      Đau đầu
-      Đau dạ dày
-      Ói mửa

Chỉ có khoảng một nửa số bệnh nhân bị viêm họng do khuẩn cầu chuỗi có các triệu chứng rõ ràng như thế. Hơn nữa, một nửa số bệnh nhân có các triệu chứng này thực sự không phải bị chứng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi.

Viêm Họng Do Khuẩn Cầu Chuỗi Được Chẩn Đoán Thế Nào? Hầu hết các chứng viêm họng có liên quan đến cảm lạnh là do virút gây ra và không cần điều trị. Chúng thường kéo dài không quá một ngày. Khi chứng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi kéo dài và gây đau đớn, thì bác sĩ sẽ có thể loại trừ hoặc xác nhận sự hiện diện của khuẩn cầu chuỗi.

-      Bác sĩ sẽ tìm kiếm để phát hiện các mảng đỏ và chứa mủ trên amidan và phía trong cổ họng. Nếu amidan bị sưng to, thì ít có khả năng cho thấy tình trạng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi.
-      Bác sĩ sẽ chạm vào các bên của cổ để tìm các hạch bạch huyết bị sưng lên. Nếu các hạch bạch huyết không bị sưng, thì có ít khả năng bị viêm họng do khuẩn cầu chuỗi.
-      Một miếng bông gạc được sử dụng để lấy mẫu mủ trong cổ họng để thực hiện lấy mẫu vi khuẩn ở cổ họng.

Lấy mẫu vi khuẩn ở cổ họng là xét nghiệm hiệu quả và ít tốn kém nhất cho việc xác định sự hiện diện của chứng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi. Nó mất khoảng 24 đến 48 giờ để có được kết quả.

Xét Nghiệm Phát Hiện Nhanh Kháng Nguyên cho Viêm Họng Khuẩn Cầu Chuỗi. Một xét nghiệm nhanh hơn, được gọi là xét nghiệm kháng nguyên khuẩn cầu chuỗi, sử dụng hóa chất để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn trong vài phút. Một kết quả dương tính gần như luôn luôn có nghĩa rằng khuẩn cầu chuỗi là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Tuy nhiên, xét nghiệm có thể không phát hiện ra khoảng 5 đến 10% các trường hợp bệnh, vì vậy việc lấy mẫu vi khuẩn vẫn còn có thể cần thiết để nắm bắt các trường hợp bệnh nhiễm trùng bị sơ sót, đặc biệt ở trẻ em.

Viêm Họng Do Khuẩn Cầu Chuỗi Nghiêm Trọng Như Nhế Nào? Việc sử dụng thuốc kháng sinh đã loại bỏ được mối đe dọa của hầu hết các biến chứng từ tình trạng nhiễm khuẩn cầu chuỗi trong cổ họng. Tuy nhiên, nếu viêm họng do khuẩn cầu chuỗi không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng sau:

-      Chứng áp xe trong amidan
-      Bệnh ban đỏ
-      Sốt thấp khớp (rất hiếm ở Hoa Kỳ)

Viêm Họng Do Khuẩn Cầu Chuỗi Được Điều Trị Như Thế Nào? Nhiễm khuẩn cầu chuỗi đòi hỏi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm gọi là sốt thấp khớp, mà có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho tim. May mắn là, biến chứng này hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ. Nếu bắt đầu chữa trị ngay, thì việc điều trị viêm họng do khuẩn cầu chuỗi bằng thuốc kháng sinh sẽ hầu như luôn luôn ngăn ngừa được biến chứng này. Ngoài ra, các thuốc kháng sinh còn rút ngắn được thời gian hồi phục từ chứng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi.

Các loại thuốc kháng sinh sau đây thường được dùng để điều trị viêm họng do khuẩn cầu chuỗi:

-      Penicillin thường là loại thuốc kháng sinh được lựa chọn trừ khi bệnh nhân bị dị ứng với nó. Điều trị trọn 10 ngày có thể rất cần thiết để loại bỏ được tình trạng nhiễm khuẩn này. Amoxicillin, một dạng của penicillin, được chứng minh là có hiệu quả khi được uống mỗi ngày một liều trong vòng 10 ngày.
-      Các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolide (Azithromycin, Clarithromycin, Dirithromycin, Erythromycin, Roxithromycin, Telithromycin). Erythromycin) là sự lựa chọn đầu tiên cho bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin. Chế độ điều trị 10 ngày là cần thiết để loại bỏ tình trạng nhiễm khuẩn. Một loại khác thuộc nhóm macrolide là azithromycin, có thể dùng 1 liều mỗi ngày và có thể có hiệu quả trong vòng 5 ngày. Tuy nhiên, loại thuốc này khá đắt tiền, và tính đề kháng của vi khuẩn đối với các loại thuốc macrolide càng lúc càng cao. Vì vậy, nó không phải là lựa chọn đầu tiên.
-      Cephalosporins (Cephalosporins, thế hệ thứ nhất: Cefadroxil, Cefazolin, Cephalexin; Cephalosporins, thế hệ thứ 2: Cefaclor, Cefoxitin, Cefprozil, Cefuroxime, Loracarbef; Cephalosporins, thế hệ thứ 3: Cefixime, Cefdinir, Cefditoren, Cefoperazone, Cefotaxime, Cefpodoxime, Ceftazidime, Ceftibuten, Ceftizoxime, Ceftriaxone: Cephalosporins, thế hệ thứ 4: Cefepime; Cephalosporins, thế hệ thứ 5: Ceftobiprole) rất hiệu quả trong việc tận diệt vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh thường không thích hợp được kê toa cho chứng viêm họng KHÔNG do khuẩn cầu chuỗi gây ra. Các nghiên cứu cho thấy rằng chưa đến một nửa số thành niên và thậm chí rất ít số trẻ em có các dấu hiệu và các triệu chứng rõ ràng của chứng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi thực sự bị nhiễm khuẩn cầu chuỗi.

Các bậc phụ huynh nên được an ủi rằng việc điều trị kháng sinh chậm trễ trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm không làm gia tăng nguy cơ trẻ em phát triển các biến chứng nghiêm trọng lâu dài, bao gồm sốt thấp khớp cấp tính. Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân bị bệnh rất nặng, thì rất thích hợp để bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh trước khi nhận được kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm mẫu vi khuẩn là âm tính (không có chứng cứ có vi khuẩn), bác sĩ sẽ thông báo cho gia đình để yêu cầu bệnh nhân ngưng dùng thuốc kháng sinh, và bất kỳ những viên thuốc nào còn lại cũng sẽ bị bỏ đi.

Trẻ em bị đau cổ họng đồng thời từng bị sốt thấp khớp trong quá khứ nên được điều trị bằng thuốc kháng sinh ngay lập tức, thậm chí trước khi nhận được kết quả xét nghiệm vi khuẩn. Trẻ em bị đau cổ họng mà trong gia đình có thành viên bị chứng viêm họng do khuẩn cầu chuỗi hoặc sốt thấp khớp cũng nên được điều trị bằng thuốc kháng sinh ngay lập tức.



0 comments:

Post a Comment