KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Dầu cá có thể hấp thụ được từ việc ăn cá hoặc bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Cá chứa dồi dào các loại dầu có ích như axit béo omega-3 bao gồm cá mackerel, cá tuna, cá hồi (salmon), cá sturgeon, cá đối (mullet), cá xanh (bluefish), cá trống (anchovy), cá sardine, cá trích (herring), cá trout, và cá mòi dầu (menhaden). Chúng cung cấp khoảng 1g axit béo omega-3 trong khoảng 3,5 ounce (100 g) cá.
Các loại thực phẩm chức năng dầu cá thường được làm từ cá mackerel, cá trích, cá tuna, cá halibut, cá hồi, gan cá tuyết (cod), mỡ cá voi (whale blubber), hoặc mỡ hải cẩu. Các thực phẩm chức năng dầu cá thường chứa một số lượng nhỏ vitamin E để ngăn ngừa bị hỏng. Các thực phẩm chức năng này cũng được kết hợp với canxi, sắt, hoặc vitamin A, B1, B2, B3, C, hoặc D.
Các nguồn khác có chứa axit béo omega-3 bao gồm trứng, bánh mì, và sữa được tăng cường axit béo omega-3, được chế biến từ cá dầu (oily fish) hoặc từ các vi tảo (micro-algae). Các thực phẩm này có thể thay thế cho cá, nhưng thường không được khuyến khích sử dụng như một nguồn tiêu thụ thay thế cho cá. Vào thời điểm này, chúng ta không thể hấp thụ được hàm lượng cao axit béo EPA có lợi cho tim từ các thực phẩm tăng cường.
Các nguồn khác có chứa axit béo omega-3 bao gồm trứng, bánh mì, và sữa được tăng cường axit béo omega-3, được chế biến từ cá dầu (oily fish) hoặc từ các vi tảo (micro-algae). Các thực phẩm này có thể thay thế cho cá, nhưng thường không được khuyến khích sử dụng như một nguồn tiêu thụ thay thế cho cá. Vào thời điểm này, chúng ta không thể hấp thụ được hàm lượng cao axit béo EPA có lợi cho tim từ các thực phẩm tăng cường.
Có sự lo ngại về các tác dụng nguy hiểm tiềm ẩn của chất thủy ngân (mercury), các chất đi-ô-xin (dioxin), và các chất polychlorinated biphenyl hiện diện trong một số loài cá, đặc biệt là các loài cá lớn. Các loại cá đặc biệt chứa hàm lượng cao chất thủy ngân bao gồm cá mập, cá kiếm (swordfish), cá king mackerel, và cá lát (tilefish). Trong một kiểm tra thống kê tiếp nối vào năm 2006, Mozaffarian và Rimm đã kết luận rằng việc tiêu thụ cá có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là có hại. Tuy nhiên, các phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú nên tránh tiêu thụ các loài cá đặc biệt bị nhiễm các chất ô nhiễm. Các thực phẩm chức năng omega-3 cung cấp sự tiêu thụ an toàn axit béo omega-3, vì chất thủy ngân liên kết với protein của cá cho nên không có nhiều hàm lượng chất này trong dầu cá. Dầu cá có thể được chưng cất để có độ tinh khiết và hàm lượng cao các axit béo omega-3 EPA hoặc DHA.
Dầu cá được sử dụng cho nhiều chứng bệnh. Nó thường được sử dụng cho các chứng bệnh liên quan đến tim và hệ thống máu. Một số người sử dụng dầu cá để hạ huyết áp hoặc hàm lượng triglyceride (chất béo liên quan đến cholesterol). Dầu cá cũng được thử để ngăn ngừa bệnh tim hoặc đột quỵ. Có chứng cứ khoa học cho thấy rằng dầu cá thực sự hạ giảm hàm lượng triglyceride bị tăng cao, và nó cũng xem ra giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ khi được sử dụng với số lượng được đề xuất. Một cách trớ trêu là, sử dụng quá nhiều dầu cá thực sự gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Cá có thể nổi tiếng là “thực phẩm dành cho não” bởi vì một số người ăn cá để giúp ích cho chứng trầm cảm, chứng rối loạn tâm thần (psychosis), rối loạn quá hiếu động thiếu tập trung (attention deficit-hyperactivity disorder - ADHD), bệnh Alzheimer’s, và các rối loạn về tư duy khác.
Một số người sử dụng dầu cá để trị khô mắt, bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), và bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến độ tuổi (age-related macular degeneration - AMD: một chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi mà có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị giác).
Phụ nữ thường sử dụng dầu cá để ngăn ngừa các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt; đau ngực; và các biến chứng liên quan đến thai kỳ chẳng hạn như sảy thai, cao huyết áp ở giai đoạn sau trong thời gian mang thai, và sinh sớm.
Một số người sử dụng dầu cá để trị khô mắt, bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), và bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến độ tuổi (age-related macular degeneration - AMD: một chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi mà có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị giác).
Phụ nữ thường sử dụng dầu cá để ngăn ngừa các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt; đau ngực; và các biến chứng liên quan đến thai kỳ chẳng hạn như sảy thai, cao huyết áp ở giai đoạn sau trong thời gian mang thai, và sinh sớm.
Dầu cá cũng được sử dụng cho bệnh tiểu đường, bệnh suyễn, các rối loạn về chuyển động và phối vị (developmental coordination disorder), rối loạn về chuyển động, mất khả năng nhận biết và tiếp thu chữ viết (dyslexia), béo phì, bệnh thận, chứng loãng xương (osteoporosis), một số bệnh liên quan đến tình trạng đau nhức và sưng chẳng hạn như bệnh vẩy nến (psoriasis), và ngăn ngừa tình trạng giảm cân do một số thuốc trị ung thư gây ra.
Dầu cá thỉnh thoảng được sử dụng sau khi thực hiện phẫu thuật ghép tim để ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp và tổn thương thận mà có thể do tiến trình phẫu thuật hoặc do các loại thuốc được sử dụng để giảm bớt khả năng cơ thể bài kháng tim mới được ghép gây ra. Dầu cá thỉnh thoảng được sử dụng sau khi thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Dầu cá xem ra có thể giúp các mạch máu vừa được tái định tuyến (reroute) không bị đóng lại.
Dầu cá thỉnh thoảng được sử dụng sau khi thực hiện phẫu thuật ghép tim để ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp và tổn thương thận mà có thể do tiến trình phẫu thuật hoặc do các loại thuốc được sử dụng để giảm bớt khả năng cơ thể bài kháng tim mới được ghép gây ra. Dầu cá thỉnh thoảng được sử dụng sau khi thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Dầu cá xem ra có thể giúp các mạch máu vừa được tái định tuyến (reroute) không bị đóng lại.
Khi nguồn dầu cá được hấp thụ do ăn cá, thì cách thức nấu cá xem ra sẽ tạo ra một sự khác biệt. Ăn cá nướng xem ra có thể giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng ăn cá chiên (rán) hoặc bánh mì kẹp cá chiên (rán) không chỉ làm mất đi các lợi ích về sức khỏe của dầu cá, mà thực sự còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Các axit béo omega-3, tương tự các axit béo omega-6, là một loại axit béo không bão hòa đa liên kết (polyunsaturated fatty acid – PUFA) mà cơ thể không có khả năng tổng hợp và do đó phải được tiêu thụ từ chế độ ăn uống. Các axit béo omega-3 khác biệt với các nhóm axit béo khác về cấu trúc các chuỗi cacbon. Các axit béo là các chuỗi nguyên tử cacbon được đánh dấu bằng cacbon “alpha” gần nhóm carboxyl và kết thúc bằng cacbon “omega” ngoại biên. Các axit béo omega-3 chứa một liên kết đôi giữa cacbon thứ 3 và thứ 4, đếm từ cacbon omega. Tất cả các axit béo omega-6 có một liên kết đôi đầu tiên giữa vị trí thứ 6 và 7, đếm từ cacbon omega. Cơ thể con người thiếu các men (enzyme) cần thiết để đặt một liên kết đôi dạng cis tại các vị trí omega-3 hoặc omega-6. Vì thế, các axit béo omega-6 và omega-3 rất cần thiết và cần được tiêu thụ trong bữa ăn của chúng ta. Các axit béo omega-6 có chứa trong các loại hạt (thóc, lúa) và các loại đậu. Axit alphalinoleic omega-3 (ALA) là một axit béo 18 cacbon được tìm thấy trong thực vật nhưng không thể dễ dàng được kéo dài thành dạng cacbon 20 quan trọng hơn được hình thành bởi cơ thể con người. Các axit béo omega-3 EPA và DHA được tổng hợp bởi các thực vật phù du, sau đó được cá tiêu thụ và tạo hàm lượng cao trong cá. Hai loại axit béo omega-3 quan trọng nhất có trong dầu cá là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Các axit béo omega-3 này có thể được hấp thụ từ việc tiêu thụ cá, các thực phẩm được tăng cường omega-3, hoặc các loại thực phẩm chức năng có chứa hàm lượng cao omega-3 dinh dưỡng.
Axit linoleic omega-6 (LA)
Axit alphalinoleic omega-3 (ALA)
Axit eicosapentaenoic (EPA)
Axit docosahexaenoic (DHA)
0 comments:
Post a Comment