Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH SÁN LÁ PHỔI.

(PARAGONIMIASIS).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

CHỨNG BỆNH CHÂN MADURA

(MADURA FOOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

MỘT BỘ PHẬN NGỰC GIẢ BIẾN MẤT TRONG KHI TẬP MÔN THỂ DỤC PILATES.

(DISAPPEARANCE OF A BREAST PROSTHESIS DURING PILATES).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK).

MỘT VIÊN ĐẠN NẰM TRONG ĐẦU.

(A HEAD SHOT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

TÌNH TRẠNG MÙ SAU KHI TIÊM MỠ

(BLINDNESS AFTER FAT INJECTION)

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH GÚT CÓ SỎI.

(TOPHACEOUS GOUT).

Nguồn (Source): www.nejm.org

Photobucket

HÌNH ẢNH MỖI TUẦN (IMAGE OF THE WEEK)

BỆNH PHÌNH TRƯỚNG XƯƠNG KHỚP

(HYPERTROPHIC PULMONARY OSTEOARTHROPATHY) .

Nguồn (Source): www.nejm.org

Friday, March 6, 2015

SA DẠ CON - SA TỬ CUNG (UTERINE PROLAPSE) - Do LQT Biên Dịch


KIẾN THỨC TỔNG QUÁT 

Bệnh sa dạ con (uterine prolapse: sa tử cung) xảy ra khi các tổ chức cơ ở sàn khung chậu và các dây chằng kéo giãn hoặc bị suy yếu, không còn khả năng chống đỡ tử cung (uterus: dạ con).  Do đó, tử cung sẽ trượt xuống vào trong âm đạo hoặc chạy ra ngoài âm đạo.

Bệnh sa dạ con (sa tử cung) có thể xảy ra với các phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng tình trạng này thường ảnh hưởng đến các phụ nữ trong thời kỳ hậu mãn kinh(postmenopause) mà họ đã từng sinh con qua âm đạo một hoặc nhiều lần.  Sự tổn thương đến các tổ chức mô hỗ trợ trong thời gian mang thai và sinh con, ảnh hưởng của lực hút trái đất, thiếu hụt kích thích tố estrogen, và bị kéo giãn thường xuyên qua nhiều năm, tất cả các yếu tố này có thể làm suy yếu sàn khung chậu (pelvic floor), do đó dẫn đến bệnh sa dạ con (sa tử cung).

Nếu bạn bị sa dạ con nhẹ, thì không cần thiết phải điều trị.  Nhưng nếu bệnh sa dạ con (sa tử cung) làm cho bạn khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, thì việc điều trị có thể sẽ có lợi cho bạn.


Uterus: Tử cung (dạ con)
Urinary bladder: Bàng quang (bọng đái)
Labium minora: Nếp gấp bên trong bao quanh cửa mình (còn gọi là hoa súng)
Ovary: Buồng trứng
Rectum: Trực tràng
Cervix: Cổ tử cung
Vagina: Âm đạo
Anus: Hậu môn
Clitoris: Âm vật
Labium majora: Nếp gấp nhiều thịt bên ngoài cửa mình
Urethral opening: Lỗ niệu đạo
Vagina: Âm đạo

Các cấu trúc bên ngoài của cơ quan sinh sản nữ bao gồm nếp gấp bên trong bao quanh cửa mình và nếp gấp nhiều thịt bên ngoài cửa mình, âm đạo và âm vật.  Các cấu trúc bên trong bao gồm tử cung, các buồng trứng và cổ tử cung.


Uterus: Tử cung (dạ con)
Ovary: Buồng trứng
Internal os: Lỗ tử cung trong
External os: Lỗ tử cung ngoài
Vagina: Âm đạo
Labium minus: Nếp gấp bên trong bao quanh âm hộ
Cervix: Cổ tử cung
Fallopian tube: Ống dẫn trứng

Tử cung (dạ con) là một bộ phận rỗng được cấu tạo bằng cơ nằm trong khung chậu của phụ nữ giữa bàng quang (bọng đái) và trực tràng.  Các buồng trứng sản sinh ra trứng, và trứng sẽ đi qua các ống dẫn trứng.  Sau khi trứng rời khỏi buồng trứng, nó có thể được thụ tinh và tự cấy vào niêm mạc tử cung.  Chức năng chính của tử cung là nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển trước khi được sinh ra.

CÁC TÊN GỌI KHÁC

Pelvic relaxation; Pelvic floor hernia

CÁC NGUYÊN NHÂN

Tử cung (dạ con) được mô liên kết, cơ, và các dây chằng đặc biệt giữ ở vị trí trong khung chậu.  Tử cung (dạ con) sẽ sa xuống rãnh âm đạo khi các cơ và các mô liên kết này bị suy yếu.

Bệnh sa dạ con (sa tử cung) thường xảy ra ở các phụ nữ đã từng sinh con 1 hoặc nhiều lần qua đường âm đạo.  Tình trạng lão hóa tự nhiên và thiếu hụt kích thích tố estrogen sau khi mãn kinh cũng có thể gây ra bệnh sa dạ con (sa tử cung), tương tự, tình trạng ho mãn tính (chẳng hạn như ho do hút thuốc lá) và chứng béo phì cũng có thể gây ra bệnh sa dạ con (sa tử cung).  Bệnh này cũng có thể do một khối u ở khung chậu gây ra, mặc dù trường hợp này tương đối hiếm.

Tình trạng táo bón mãn tính và rặng khi đi tiêu có thể làm trở xấu bệnh sa dạ con (sa tử cung).

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

-      Nâng (nhấc) vật quá nặng
-      Là người da trắng
-      Phẫu thuật lớn ở khu vực khung chậu làm mất sự chống đỡ bên ngoài.

CÁC TRIỆU CHỨNG

-      Có cảm giác giống như “đang ngồi trên một trái banh nhỏ”
-      Quan hệ tình dục khó hoặc bị đau
-      Đau phần lưng dưới
-      Thịt thòi (lồi) ra từ cửa mình
-      Khung chậu có cảm giác bị đè nặng hoặc bị kéo căng
-      Xuất huyết ở âm đạo
-      Các vấn đề về tiết niệu, chẳng hạn như bị rò rỉ nước tiểu (urine leakage: đái dầm) hoặc bí tiểu (urine retention)
-      Khó đi tiêu (đi cầu)
-      Các triệu chứng ít gây khó chịu vào buổi sáng và càng trở xấu vào buổi chiều tối

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa dạ con (sa tử cung):

-      Sinh một hoặc nhiều con qua đường âm đạo
-      Sinh con quá lớn
-      Lớn tuổi
-      Thường nâng (nhấc) vật nặng
-      Ho thường xuyên
-      Đã từng làm phẫu thuật khung chậu
-      Thường xuyên rặng trong lúc đi tiêu (đi cầu)
-      Có khuynh hướng di truyền bị suy yếu mô liên kết
-      Là người gốc Nam Mỹ và người da trắng

Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, táo bón kinh niên và bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease – COPD), có thể tạo áp lực (kéo giãn) cho các tổ chức cơ và mô liên kết ở khung chậu của bạn, và có thể gây ra bệnh sa dạ con (sa tử cung).

CÁC KIỂM TRA VÀ XÉT NGHIỆM

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngồi xổm giống như đang đi tiêu (đi cầu) để kiểm tra mức độ tử cung bị trượt xuống âm đạo.  Bệnh sa dạ con (sa tử cung) được xem là nhẹ khi cổ tử cung trượt xuống phần dưới của âm đạo.  Bệnh sa dạ con (sa tử cung) được xem là không nghiêm trọng khi cổ tử cung trượt ra khỏi cửa mình.

Việc kiểm tra khung chậu có thể cho thấy bàng quang (bọng đái) và thành trước của âm đạo hoặc trực tràng và thành sau của âm đạo bị trượt vào khoang âm đạo.  Các buồng trứng và bàng quang cũng có thể nằm ở vị trí thấp hơn bình thường trong khung chậu.

Bác sĩ có thể phát hiện một khối u khi kiểm tra khung chậu nếu khối u này gây ra tình trạng sa dạ con (sa tử cung), trường hợp này tương đối hiếm.

Thông thường, bệnh sa dạ con (sa tử cung) không cần đến các kiểm tra chụp hình, chẳng hạn như siêu âm hoặc MRI.  Nhưng các phương pháp chụp hình này thỉnh thoảng cũng có lợi trong việc đánh giá mức độ sa dạ con (sa tử cung).

ĐIỀU TRỊ

Việc điều trị được xem là không cần thiết trừ khi các triệu chứng gây khó chịu.  Bệnh sa dạ con (sa tử cung) có thể được chữa trị bằng cách đặt vòng hỗ trợ âm đạo (vaginal pessary) hoặc phẫu thuật.

Vòng hỗ trợ âm đạo là một dụng cụ y khoa được đặt vào âm đạo để giữ cho tử cung ở đúng vị trí.  Đây có thể là một phương pháp điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn.  Vòng hỗ trợ âm đạo được thiết kế phù hợp với từng bệnh nhân nữ.  Một số vòng hỗ trợ có hình dạng giống như vòng tránh thai.  Nhiều phụ nữ có thể được hướng dẫn cách thức tự đưa vào hoặc lấy vòng hỗ trợ ra.


Uterus: Tử cung (dạ con)
Rectum: Trực tràng
Vagina: Âm đạo
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Inflatable pessary: Vòng hỗ trợ có thể bơm phồng

Vòng hỗ trợ âm đạo là một dụng cụ có thể lấy ra, được đặt vào trong âm đạo.  Vòng hỗ trợ có thể bơm phồng, được thiết kế để chống đỡ các khu vực của bộ phận ở khung chậu bị sa xuống.  Các vòng hỗ trợ có thể bơm phồng đặc biệt có lợi trong các trường hợp bị sa dạ con (sa tử cung) đi kèm với các tình trạng sa bàng quang, sa trực tràng, sa ruột non, và sa vòm âm đạo (vaginal vault prolapsed).


Uterus: Tử cung (dạ con)
Rectum: Trực tràng
Vagina: Âm đạo
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Doughnut pessary: Vòng hỗ trợ hình bánh doughnut (bánh tiêu đường)

Vòng hỗ trợ âm đạo là một dụng cụ có thể lấy ra, được đặt vào trong âm đạo.  Vòng hỗ trợ hình bánh doughnut được thiết kế để chống đỡ các khu vực của bộ phận vùng khung chậu bị sa xuống, đặc biệt là sa dạ con (sa tử cung).



Uterus: Tử cung (dạ con)
Rectum: Trực tràng
Vagina: Âm đạo
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Gellhorn pessary: Vòng hỗ trợ Gellhorn

Vòng hỗ trợ qua âm đạo là một dụng cụ có thể lấy ra, được đặt vào trong âm đạo.  Vòng hỗ trợ Gellhorn được thiết kế để chống đỡ các khu vực khung chậu bị sa xuống và có thể được sử dụng trong các trường hợp sa dạ con (sa tử cung), sa bàng quang (sa bọng đái), sa trực tràng, và sa ruột non, cũng như sa vòm âm đạo.

Vòng hỗ trợ này có thể gây ngứa và làm chảy nước âm đạo có mùi hôi, đồng thời các vòng hỗ trợ này cần phải được rửa sạch thường xuyên, thỉnh thoảng do bác sĩ và y tá làm công tác rửa sạch này.  Ở một số phụ nữ, vòng hỗ trợ có thể chà xát và gây ngứa thành âm đạo, và trong một số trường hợp nó có thể gây tổn thương âm đạo.  Một số vòng hỗ trợ có thể ảnh hưởng đến quan hệ sinh lý bình thường do làm hạn chế chiều dài của âm đạo.


Uterus: Tử cung (dạ con)
Rectum: Trực tràng
Vagina: Âm đạo
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Gellhorn pessary: Vòng hỗ trợ Gellhorn
Doughnut pessary: Vòng hỗ trợ hình bánh doughnut (bánh tiêu đường)

Bức hình ở trên cho thấy vòng hỗ trợ được đặt vừa vặn vào vị trí.  Các loại vòng hỗ trợ phổ biến nhất là vòng Gellhorn và vòng hình bánh doughnut.  Vòng hỗ trợ được sử dụng để chống đỡ các khu vực khung chậu bị sa xuống.

Bác sĩ sẽ cố gắng tìm kiếm vòng hỗ trợ phù hợp với bạn.  Các vòng này sẽ không gây đau.  Bạn có thể cần phải thử các loại vòng có hình dạng và kích cỡ khác nhau để tìm ra loại nào phù hợp với bạn.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách lấy vòng hỗ trợ ra và rửa sạch vòng, và cách đưa nó trở vào vị trí cũ.  Bạn nên thực hiện thao tác này thường xuyên.  Nếu bạn cảm thấy khó lấy vòng hỗ trợ ra và đưa nó trở vào, thì bạn có thể nhờ bác sĩ thực hiện tiến trình này.


Uterus: Tử cung (dạ con)
Rectum: Trực tràng
Vagina: Âm đạo
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Pessary: Vòng hỗ trợ

Vòng hỗ trợ có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau.  Vòng này có thể đươc làm bằng cao su, nhựa, hoặc các chất liệu làm bằng silicon.

Vòng hỗ trợ được nhét vào âm đạo của bạn.  Vòng hỗ trợ của bạn sẽ được đưa vào khít vừa vặn tại phòng khám bác sĩ.  Bạn có thể phải thử nhiều loại vòng hỗ trợ khác nhau để tìm ra vòng phù hợp với khung chậu của bạn mà không gây khó chịu cho bạn.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách lấy vòng ra, rửa sạch, và đưa vòng trở vào âm đạo theo một thời gian biểu đều đặn.  Thời biểu vệ sinh vòng được được thiết lập dựa vào bộ phận nào của khung chậu bị sa xuống và thương hiệu (nhãn hiệu) vòng hỗ trợ.

Đối với các phụ nữ bị béo phì, các chuyên gia y tế đề xuất họ nên đạt được và duy trì cân nặng lý tưởng.  Nên tránh nâng (nhấc) vật nặng, kéo căng vùng khung chậu, hoặc rặng khi đi tiêu (đi cầu).

Các biện pháp điều trị và phòng tránh tình trạng ho mãn tính, chẳng hạn như ngưng hút thuốc lá, cũng được đề xuất thực hiện.

Việc phẫu thuật nên chờ cho đến khi các triệu chứng trở nặng hơn nguy cơ phải phẫu thuật.  Tiến trình phẫu thuật phụ thuộc vào:

-      Mức độ bị sa dạ con
-      Có ý định mang thai trong tương lai
-      Có các chứng bệnh khác
-      Bảo vệ chức năng hoạt động của âm đạo
-      Độ tuổi của người phụ nữ và sức khỏe tổng quát

Có một số tiến trình phẫu thuật có thể được thực hiện mà không cần phải cắt bỏ tử cung, chẳng hạn như thủ thuật khâu âm đạo vào xương cùng (sacral colpopexy).  Tiến trình này bao gồm việc sử dụng cấu trúc mắt lưới để chống đỡ tử cung (dạ con).

Thông thường, bệnh nhân sẽ được thực hiện thủ thuật cắt bỏ tử cung qua âm đạo (vaginal hysterectomy) để điều trị bệnh sa dạ con (sa tử cung).  Nếu bất cứ cấu trúc nào bao gồm thành âm đạo, niệu đạo, bàng quang (bọng đái), hoặc trực tràng bị võng xuống, thì đều có thể được phẫu thuật cùng lúc.

DỰ ĐOÁN BỆNH

Đa số phụ nữ bị sa dạ con (sa tử cung) nhẹ không bao giờ có các triệu chứng và không cần điều trị.

Đặt vòng hỗ trợ tử cung có thể rất hiệu quả cho nhiều phụ nữ bị sa dạ con (sa tử cung)

Phẫu thuật thường mang lại các kết quả khả quan.  Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể cần được điều trị trở lại trong tương lai vì bị tái phát sa thành âm đạo.

CÁC BIẾN CHỨNG

Trong các trường hợp bị sa dạ con nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị loét và nhiễm trùng thành âm đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infections) và các triệu chứng về tiết niệu khác có thể xảy ra do bị sa bàng quang (cystocele).  Tình trạng táo bón và bệnh trĩ (hemorrhoids) có thể xảy ra do bị sa trực tràng (rectocele).

KHI NÀO CẦN LIÊN HỆ VỚI BÁC SĨ

Điện thoại làm hẹn với bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng của bệnh sa dạ con.

CHUẨN BỊ CHO CUỘC HẸN KHÁM BÁC SĨ

Sau đây là một số thông tin giúp bạn chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ

Những điều bạn cần làm

-      Ghi lại các triệu chứng bạn đã gặp phải, kéo dài bao lâu.
-      Ghi chú các thông tin y tế quan trọng, bao gồm các chứng bệnh khác mà bạn đang được điều trị và tên các loại thuốc, vitamin, hoặc các loại thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.
-      Nếu có thể, nhờ một người bạn hoặc người thân đi theo.  Có người khác ở bên cạnh có thể giúp bạn nhớ được các thông tin quan trong hoặc cung cấp các chi tiết quan trọng mà bạn bỏ sót hoặc quên.
-      Ghi lại các vấn đề cần hỏi bác sĩ, liệt kê các câu hỏi quan trọng trước để phòng trường hợp không có thời gian.

Đối với bệnh sa dạ con (sa tử cung), một số câu hỏi cơ bản dành cho bác sĩ bao gồm:

-      Nguyên nhân gì có nhiều khả năng nhất gây ra các triệu chứng của tôi?
-      Có nguyên nhân nào khác không?
-      Tôi có cần được xét nghiệm để chứng thực kết quả chẩn đoán không?
-      Trong trường hợp của tôi, mục tiêu điều trị là gì?
-      Bác sĩ đề xuất phương pháp tiếp cận điều trị gì?
-      Tôi có nguy cơ bị biến chứng do chứng bệnh này gây ra không?
-      Nguy cơ nào sẽ dẫn đến tình trạng tái phát của chứng bệnh này trong tương lai?
-      Tôi có cần kiêng cử gì không?
-      Tôi có cần thực hiện các bước tự chăm sóc nào không?
-      Tôi có nên gặp bác sĩ chuyên khoa không?

Trong thời gian khám bệnh, đừng ngần ngại đặt các câu hỏi tình cờ nảy ra trong đầu bạn cho bác sĩ.

Bác sĩ sẽ đặt những câu hỏi gì cho bạn

Bác sĩ có khả năng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, chẳng hạn như:

-      Bạn gặp phải các triệu chứng gì?
-      Khi nào bạn bắt đầu phát hiện các triệu chứng này?
-      Các triệu chứng có trở xấu theo thời gian không?
-      Các triệu chứng có kèm theo tình trạng đau nhức không? Nếu có, mức độ đau nhức thế nào?
-      Có yếu tố đặc biệt gì kích thích gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như ho hoặc nâng (nhấc) vật nặng?
-      Bạn có dấu hiệu và các triệu chứng bao gồm đái dầm (urine leakage) không?
-      Bạn có bị ho nghiêm trọng và thường xuyên không?
-      Bạn có thường nâng (nhấc) vật nặng trong công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày không?
-      Bạn có rặng trong lúc đi tiêu (đi cầu) không?
-      Bạn có chứng bệnh nào đang được điều trị hoặc gần đây được điều trị không?
-      Bạn đang sử dụng các loại thuốc nào, bao gồm thuốc theo toa bác sĩ và không cần toa bác sĩ cũng như các loại vitamin và thực phẩm chức năng?
-      Những người thân trực hệ của bạn - chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em – có từng bị bệnh sa dạ con (sa tử cung) hoặc các chứng bệnh khác ở vùng khung chậu không?
-      Bạn đã sinh bao nhiêu đứa con?  Bạn sinh qua đường âm đạo hay sinh mổ?
-      Bạn có dự định sinh con trong tương lai không?
-      Bạn còn câu hỏi nào nữa không?

NGĂN NGỪA

Làm rắn chắc các cơ sàn khung chậu (pelvic floor) bằng các bài tập Kegel (Kegel exercises) sẽ giúp củng cố các tổ chức cơ này và giúp giảm bớt nguy cơ bị sa dạ con (sa tử cung)

Trị liệu estrogen, qua âm đạo hoặc uống bằng miệng, ở các phụ nữ hậu mãn kinh có thể giúp duy trì sự rắn chắc của mô liên kết và các nhóm cơ.

Điều trị và phòng tránh táo bón.  Uống nhiều chất  lỏng và ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ (sợi), chẳng hạn như trái cây (hoa quả), rau quả, các loại đậu, và ngũ cốc nguyên hạt.

Tránh nâng (nhấc) vật nặng và nâng (nhấc) đúng quy cách.  Khi nâng (nhấc), hãy sử dụng đôi chân thay vì dùng eo hoặc lưng của bạn.

Kiểm soát tình trạng ho.  Hãy đi khám bác sĩ để điều trị tình trạng ho mãn tính hoặc bệnh viêm phế quản (bronchitis), và không nên hút thuốc lá.

Tránh tăng cân.  Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định cân nặng lý tưởng của bạn và yêu cầu bác sĩ đề xuất các phương pháp giảm cân, nếu như bạn cần đến.

Các bài tập luyện cơ sàn khung chậu

Các bài tập luyện cơ sàn khung chậu (Kegel exercises) là một loạt các bài tập được thiết kế để củng cố các tổ chức cơ của sàn khung chậu.

Các bài tập luyện cơ sàn khung chậu được đề xuất cho:

-      Các phụ nữ bị đái dầm (urinary stress incontinence)
-      Những người bị đi tiêu trong quần (fecal incontinence: không kiểm soát được khả năng đi tiêu)

Các bài tập luyện cơ sàn khung chậu có thể giúp củng cố các tổ chức cơ dưới tử cung, bàng quang (bọng đái), và ruột già.  Các bài tập này có thể giúp ích cho cả phụ nữ và nam giới bị các vấn đề kiểm soát việc đi tiểu hoặc đi tiêu.

Các bài tập này giống như bạn đang giả vờ muốn đi tiểu nhưng nín lại.  Bạn hãy thả lỏng và co thắt các cơ kiểm soát lưu lượng nước tiểu.  Điều quan trọng là tìm đúng các tổ chức cơ để co thắt.

Lần sau, khi bạn đi tiểu, cứ để nước tiểu thoát ra bình thường nhưng sau đó nín lại.  Bạn sẽ cảm thấy các cơ ở âm đạo, bàng quang (bọng đái), hoặc hậu môn bị thắt chặt và di chuyển lên trên.  Đây là các cơ ở sàn khung chậu.  Nếu bạn cảm nhận được các cơ này thắt lại, thì bạn đã thực hiện bài tập này đúng quy cách.

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn là bạn đang co thắt đúng các tổ chức cơ, hãy nhớ rằng tất cả các cơ ở sàn khung chậu sẽ co giãn cùng lúc.  Vì các cơ này kiểm soát bàng quang, trực tràng, và âm đạo, do đó các hướng dẫn sau đây có thể giúp ích cho bệnh nhân:

-      Phụ Nữ: Đưa một ngón tay vào âm đạo.  Co thắt các cơ lại giống như bạn đang nín tiểu, rồi thả lỏng ra.  Bạn sẽ cảm thấy các cơ này thắt lại và di chuyển lên xuống.
-      Nam Giới: Đưa một ngón tay vào hậu môn.  Co thắt các cơ giống như bạn đang nín tiểu, rồi thả lỏng ra.  Bạn sẽ cảm thấy các cơ này thắt lại và di chuyển lên xuống.  Đây là các cơ mà sẽ bị co thắt lại khi bạn ngăn lại không để đánh hơi.

Điều quan trọng là bạn phải thả lỏng các cơ sau đây trong khi tập luyện cơ sàn khung chậu:

-      Cơ bụng
-      Cơ mông
-      Cơ đùi

Phụ nữ cũng có thể làm rắn chắc các cơ này bằng cách sử dụng một dụng cụ hình nón được đưa vào âm đạo (vaginal cone).  Sau đó, bạn hãy cố gắng co thắt các cơ sàn khung chậu để giữ cho dụng cụ này ở đúng vị trí.

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn là bạn đang thực hiện các bài tập luyện cơ sàn khung chậu đúng quy cách, thì bạn có thể sử dụng phương pháp phản hồi sinh học(biofeedback) và kích thích điện (electrical stimulation) để giúp tìm ra đúng nhóm cơ để luyện tập.

-      Phản hồi sinh học là một phương pháp tăng cường hành vi tích cực.  Các điện cực được đặt trên bụng và dọc theo khu vực hậu môn.  Một số chuyên gia trị liệu sẽ đặt một dụng cụ cảm biến vào trong âm đạo của phụ nữ hoặc hậu môn của nam giới để giám sát sự co thắt của các cơ sàn khung chậu.
-      Màn hình giám sát sẽ hiển thị một đồ thị cho thấy các nhóm cơ nào đang co thắt và các nhóm nào đang thả lỏng.  Các chuyên gia trị liệu có thể giúp tìm ra các nhóm cơ thích hợp cho các bài tập luyện cơ sàn khung chậu.

THỰC HIỆN BÀI TẬP LUYỆN CƠ SÀN KHUNG CHẬU

-      Bước đầu tiên là đi tiểu.
-      Kế đến, co thắt các cơ sàn khung chậu và nín tiểu đếm từ 1 đến 10.
-      Sau đó, thả lỏng các cơ này hoàn toàn đếm từ 1 đến 10.
-      Rồi lặp lại 10 nhịp, mỗi ngày 3 lần (sáng, chiều, và tối)

Bạn có thể thực hiện các bài tập này bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào.  Đa số người chọn thực hiện các bài tập này trong lúc nằm hoặc ngồi trên ghế.  Sau 4 – 6 tuần, đa số những người tập luyện đã lưu ý có sự cải thiện.  Có thể phải mất đến 3 tháng mới có thể có được những thay đổi đáng kể.

Sau hai tuần, bạn cũng có thể thử co thắt cơ sàn khung chậu một lần khi bạn cảm thấy có khả năng bị đái dầm (tiểu trộm) (ví dụ, trong khi rời khỏi ghế ngồi).

Lưu ý: Một số người cảm thấy rằng họ có thể tăng tốc tiến trình hồi phục bằng cách gia tăng số lần co thắt cơ và tăng số lần tập mỗi ngày.  Tuy nhiên, tập thể dục quá mức có thể làm cho cơ bị mệt mỏi và làm tăng nguy cơ bị đái dầm (tiểu trộm).

Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở vùng bụng hoặc ở lưng trong lúc thực hiện các bài tập này, thì có lẽ bạn đã tiến hành sai quy cách.  Hãy hít thở sâu và thả lỏng cơ thể khi bạn đang thực hiện các bài tập này.  Bạn phải nhớ không nên gồng cơ bụng, cơ đùi, cơ mông, hoặc cơ ngực.

Khi được thực hiện đúng quy cách, các bài tập này sẽ tỏ ra rất hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng đái dầm (tiểu trộm, không kiểm soát được khả năng đi tiểu).


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lentz GM. Anatomic defects of the abdominal wall and pelvic floor: abdominal and inguinal hernias, cystocele, urethrocele, enterocele, rectocele, uterine and vaginal prolapse, and rectal incontinence: diagnosis and management. In: Katz VL, Lentz GM, Lobo RA, Gershenson DM, eds. Comprehensive Gynecology. 5th ed. Philadelphia, PA: Mosby Elsevier;2007:chap 20.

Herderschee R, Hay-Smith EJC, Herbison GP, Roovers JP, Heineman MJ. Feedback or biofeedback to augment pelvic floor muscle training for urinary incontinence in women. Cochrane Database Syst Rev. 2011:7:CD009252. DOI: 10.1002/14651858.CD009252.

Dumoulin C, Hay-Smith J. Pelvic floor muscle training versus no treatment, or inactive control treatments, for urinary incontinence in women. Cochrane Database Syst Rev. 2010:1:CD005654. DOI: 10.1002/14651858.CD005654.pub2.

Payne CK. Conservative management of urinary incontinence: behavioral and pelvic floor therapy, urethral and pelvic devices. In: Wein AJ, ed. Campbell-Walsh Urology. 10th ed. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier; 2011:chap 69.

Campbell SE, Glazener CMA, Hunter KF, Cody JD, Moore KN. Conservative management for postprostatectomy urinary incontinence. Cochrane Database Syst Rev. 2012:1 CD001843. DOI: 10.1002/14651858.CD001843.pub4. 


Nguồn (Sources):