ĐIỀU TRỊ
Việc điều trị nhiễm trùng tai gây phí tổn cho Hoa Kỳ từ 3 – 4 tỉ Mỹ kim mỗi năm, và có nhiều phương pháp trị liệu trong số này, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh liều nặng và các tiến trình phẫu thuật, thường không cần thiết cho nhiều trẻ em.
Các chuyên gia tiếp tục tranh luận về phương pháp tiếp cận tốt nhất để điều trị chứng nhiễm trùng tai. Các cuộc tranh luận quan trọng nhắm vào việc sử dụng thuốc kháng sinh, phẫu thuật, và quan sát trong khi chờ đợi đối với chứng viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa tràn dịch.
Quan Sát Trong Khi Chờ Đợi Đối Với Chứng Viêm Tai Giữa Cấp Tính. Các nghiên cứu có tính chính xác cao đã đánh giá việc sử dụng và hiệu quả của phương pháp quan sát trong khi chờ đợi (watchful waiting), hay được gọi là “trì hoãn chỉ định trị liệu”. Thông thường, các chuyên gia khuyến khích rằng, đối với trẻ em bị chứng viêm tai giữa cấp tính không biến chứng, tốt nhất là chờ đợi khoảng 2 – 3 ngày trước khi chỉ định trị liệu kháng sinh để xem tình trạng nhiễm trùng tai có tự hạ giảm không. Đa số các trường hợp viêm tai giữa cấp tính không đòi hỏi trị liệu kháng sinh, và việc lạm dụng chỉ định trị liệu kháng sinh đã làm tăng tính năng kháng thuốc của vi khuẩn. Do đó, quan sát trong khi chờ đợi đã trở nên sách lược được ưa chuộng để quản lý chứng viêm tai giữa cấp tính.
Trong một nghiên cứu năm 2005, 223 trẻ em có chứng viêm tai giữa cấp tính không nghiêm trọng được chỉ định trị liệu một cách ngẫu nhiên bằng quan sát trong khi chờ đợi hoặc điều trị kháng sinh tức thời. Nhóm trẻ em được điều trị bằng thuốc kháng sinh hồi phục nhanh hơn, nhưng có tỉ lệ bị các tác dụng phụ khá cao và bị tình trạng kháng (lờn) thuốc. Các bậc phụ huynh đều cảm thấy hài lòng với hai phương pháp trị liệu này, và 2 phần 3 số trẻ em trong nhóm quan sát trong khi chờ đợi đã được hồi phục mà không cần đến thuốc kháng sinh. Trong một nghiên cứu năm 2006 ở các trẻ em có chứng viêm tai giữa và đã được điều trị tại phòng cấp cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng việc cho các bậc phụ huynh chọn lựa trì hoãn trị liệu kháng sinh đã giúp làm giảm bớt việc sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ở trẻ em.
Một nghiên cứu khác năm 2005 thăm dò ý kiến của các bậc phụ huynh và các bác sĩ trong việc sử dụng và nhận thức của họ về phương pháp quan sát trong khi chờ đợi. Kết quả cho thấy rằng mặc dù các hướng dẫn về y tế khuyến khích sử dụng phương pháp quan sát trong khi chờ đợi, nhưng chỉ có một số ít bác sĩ thường xuyên áp dụng phương pháp này. Các bậc phụ huynh có trình độ học vấn cao, có nhiều kiến thức về thuốc kháng sinh, có liên quan nhiều đến các quyết định về y tế thì thường cảm thấy hài lòng với sự đề xuất sử dụng phương pháp quan sát trong khi chờ đợi.
Các Hướng Dẫn Trị Liệu cho Chứng Viêm Tai Giữa Cấp Tính (AOM)
Vào năm 2004, Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ về và Hiệp Hội Bác Sĩ Gia Đình Hoa Kỳ (American Academy of FamilyPhysicians - AAFP) đã phát hành các hướng dẫn được cập nhật cho việc quản lý và chẩn đoán chứng viêm tai giữa cấp tính.
Các hướng dẫn này bao gồm những đề xuất sau:
- Chẩn đoán chính xác chứng viêm tai giữa cấp tính bao gồm việc xác định sự khác biệt với chứng viêm tai giữa tràn dịch.
- Các trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên tiếp nhận trị liệu kháng sinh tức thời.
- Các trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên được điều trị cơn đau nhức trong vòng 24 giờ đầu tiên bằng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen.
- Việc quan sát trong vòng 48 – 72 giờ đầu tiên được khuyến khích cho các trẻ em được chọn lựa để xác định xem tình trạng nhiễm trùng có tự hạ giảm mà không cần đến trị liệu kháng sinh không. (Đa số các trẻ em thực sự được thuyên giảm trong vòng 72 giờ).
- Đối với các trẻ em có độ tuổi từ 6 tháng đến 2 năm, các tiêu chuẩn cho việc đề xuất phương pháp quan sát là khi chẩn đoán không chắc chắn bị chứng viêm tai giữa cấp tính và cho rằng chứng viêm tai giữa cấp tính không nghiêm trọng. Đối với các trẻ em trên 2 tuổi, các tiêu chuẩn cho phương pháp quan sát là khi các triệu chứng không nghiêm trọng hoặc chẩn đoán không chắc chắn. Các triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính nghiêm trọng bao gồm đau nhức nhẹ cho đến nghiêm trọng và lên cơn sốt ít nhất là 102.2oF (39oC). (Một nghiên cứu năm 2006 của tạp chí Lancet đề xuất rằng thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả ở nhóm tuổi này khi cả hai tai bị nhiễm trùng).
- Nếu cần đến thuốc kháng sinh, amoxicillin được khuyến khích chỉ định trị liệu đầu tiên (ngoại trừ đối với trẻ em bị dị ứng với thuốc penicillins).
Các Hướng Dẫn Điều Trị cho Chứng Viêm Tai Giữa Tràn Dịch (OME)
Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), Hiệp Hội Bác Sĩ Gia Đình Hoa Kỳ (AAFP), và Học Viện Hoa Kỳ về Phẫu Thuật Tai Mũi Họng Đầu và Cổ (American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery - AAO-HNS) đã phát hành các hướng dẫn về ứng dụng lâm sàn đối với chứng viêm tai giữa tràn dịch vào năm 2004. Các hướng dẫn này bao gồm các đề xuất trị liệu sau đây:
Quan Sát Trong Khi Chờ Đợi đối với Chứng Viêm Tai Giữa Tràn Dịch. Đứa trẻ thường được theo dõi trong vòng 3 tháng đầu tiên. Các loại thuốc kháng sinh thường không có tác dụng đối với đa số bệnh nhân bị viêm tai giữa tràn dịch. Bởi vì đối với hầu như tất cả các trẻ em, chứng bệnh sẽ tự hạ giảm mà không cần đến điều trị, đặc biệt ở các trẻ em có chứng viêm tai giữa tràn dịch xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng tai cấp tính. Khoảng 75 – 90% các trường hợp có chứng viêm tai giữa tràn dịch sau khi bị nhiễm trùng tai cấp tính sẽ hạ giảm trong vòng 3 tháng. Nếu chứng viêm tai giữa tràn dịch kéo dài trên 3 tháng, bệnh nhân sẽ được kiểm tra chức năng nghe (hearing test). Cho dù chứng viêm tai giữa tràn dịch có kéo dài hơn 3 tháng, thì tình trạng này cũng sẽ tự hạ giảm và có thể không cần đến trị liệu. Bác sĩ sẽ tái kiểm tra định kỳ đứa trẻ để xác định nguy cơ bị suy giảm chức năng nghe.
Trị Liệu Bằng Thuốc. Các loại thuốc kháng sinh và corticosteroid không có tác dụng và không được khuyến khích cho việc quản lý định kỳ chứng viêm tai giữa tràn dịch. Các loại thuốc này không có hiệu quả đối với chứng viêm tai giữa tràn dịch, cho dù được sử dụng riêng hoặc kết hợp. Thật vậy, một nghiên cứu năm 2006 đề xuất rằng các loại thuốc antihistamine và thuốc thông mũi (chống sung huyết - decongestant) có thể gây hại bằng cách tạo ra các tác dụng phụ như khó tiêu và buồn ngủ. Hiện tai, chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy rằng việc điều trị dị ứng có thể giúp ích cho chứng viêm tai giữa tràn dịch, và không cho thấy mối quan hệ nhân quả nào giữa dị ứng và chứng viêm tai giữa tràn dịch.
Phẫu Thuật. Các trẻ em có thể được xem xét để thực hiện phẫu thuật nếu các trẻ có:
- Chứng viêm tai giữa tràn dịch kéo dài trên 4 tháng kèm theo tình trạng suy giảm chức năng nghe
- Chứng viêm tai giữa tràn dịch kéo dài hoặc tái phát (cho dù không bị suy giảm chức năng nghe) và có thể gây ra tình trạng chậm phát triển ở đứa trẻ hoặc các cấu trúc trong tai bị tổn thương.
- Chứng viêm tai giữa tràn dịch và bị tổn thương các cấu trúc của màng nhĩ hoặc tai giữa.
Quyết định thực hiện phẫu thuật phải được xác định rõ dựa trên nền tảng của mỗi cá nhân.
- Đưa ống vào màng nhĩ là chọn lựa đầu tiên của trị liệu can thiệp bằng phẫu thuật. Khoảng 20 – 50% số trẻ em thực hiện tiến trình này có thể bị tái phát chứng viêm tai giữa tràn dịch và cần thêm phẫu thuật.
- Phẫu thuật cắt bỏ hạch hạnh nhân ở họng (Adenoidectomy) cùng với phẫu thuật rạch màng nhĩ (myringotomy), với việc đưa ống vào hoặc không đưa ống vào, được khuyến khích thực hiện như một tiến trình phẫu thuật lập lại.
- Phẫu thuật cắt bỏ hạch hạnh nhân ở họng không được khuyến khích thực hiện đầu tiên trừ khi bệnh nhân có các chứng bệnh khác (viêm xoang mãn tính, tắc nghẽn mũi, viêm hạch hạnh nhân ở họng).
- Giải phẫu rạch màng nhĩ hoặc phẫu thuật cắt amidan không được khuyến khích điều trị cho chứng viêm tai giữa tràn dịch.
0 comments:
Post a Comment