ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
Việc theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của đứa trẻ (quan sát trong khi chờ đợi) cùng với trị liệu tại nhà có thể là một phương pháp thay thế khả thi cho trị liệu bằng thuốc kháng sinh đối với nhiều trẻ bị viêm tai giữa cấp tính lần đầu tiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bậc phụ huynh nên liên lạc với các bác sĩ ngay:
- Để điều trị ngay tình trạng sốt cao, cơn đau nhức nghiêm trọng, hoặc các dấu hiệu khác của các biến chứng.
- Các bậc phụ huynh nên liên lạc với bác sĩ của các trẻ ngay lập tức nếu các trẻ bị sốt, bất kể là có các triệu trứng khác hay không.
Các Phương Pháp Trị Liệu Tự Nhiên đối với Chứng Đau Tai
Trước khi có thuốc kháng sinh, các bậc cha mẹ đã từng sử dụng các phương pháp trị liệu tại nhà để điều trị tình trạng đau nhức của chứng nhiễm trùng tai. Hiện nay, với sự lo lắng lạm dụng thuốc kháng sinh, rất nhiều các phương pháp trị liệu tại nhà này lại trở nên phổ biến.
- Các phụ huynh có thể ấn (ép) một bình nước ấm hoặc một túi chứa muối ấm vào tai đứa trẻ. Phương pháp trị liệu cũ này vẫn có thể giúp làm giảm cơn đau.
- Do nguy cơ rất dễ bị bỏng (phỏng), nến tai (ear candle) không nên được sử dụng để lấy ráy tai ra. Không có chứng cứ cho thấy rằng các loại nến này an toàn hoặc hiệu quả để điều trị chứng viêm tai giữa cấp tính hoặc các chứng bệnh khác về tai.
Các phương pháp trị liệu bằng dược thảo không được tiêu chuẩn hóa hoặc kiểm soát, và chất lượng cũng như tính an toàn của các loại thuốc này hầu như không được biết đến. Các bậc phụ huynh không bao giờ nên cho trẻ em sử dụng dược thảo, bao gồm việc uống bằng miệng, mà không được sự chấp thuận của bác sĩ.
Phương Pháp Valsalva. Một kỹ thuật đơn giản được gọi là phương pháp Valsalva có thể giúp ích trong việc mở vòi Ót-tat và thỉnh thoảng làm hạ bớt cảm giác bị nghẹt mãn tính đi kèm với chứng viêm tai giữa tràn dịch. Phương pháp này cũng giúp cho tai không bị ù trong khi máy bay hạ cánh. Phương pháp này có các thao tác như sau:
- Đứa trẻ hít sâu vào và ngậm miệng lại.
- Sau đó đứa trẻ hỉ nhẹ mũi, cùng lúc đó, bóp mũi chặt lại.
- Cha mẹ nên nhớ dặn dò đứa trẻ không được hỉ mũi mạnh quá để tránh tình trạng màng nhĩ bị tổn thương.
Đừng nên dùng phương pháp này nếu như đang bị nhiễm trùng tai.
Các Loại Thuốc Giảm Đau
Một số loại thuốc giảm đau có trên thị trường có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng.
- Các trẻ em lớn tuổi hơn có thể dùng những loại thuốc giảm đau do bác sĩ kê toa mà những loại thuốc này có chứa chất codeine nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng.
- Các loại thuốc nhỏ tai chứa chất gây tê (Auralgan) cũng là những loại thuốc được bác sĩ kê toa. Auralgan có tác dụng giảm đau ngắn hạn và có thể giúp trẻ em chịu đựng được tình trạng khó chịu ở tai cho đến khi thuốc giảm đau được uống bằng miệng có tác dụng. Các bậc phụ huynh nên tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc nhỏ tai này. Các loại thuốc nhỏ tai có thể gây tổn thương đến trẻ em khi các trẻ này bị rách màng nhĩ. Chất dịch chảy ra từ ống tai có thể là dấu hiệu bị tình trạng tổn thương này.
Lưu ý: Aspirin và các sản phẩm có chứa aspirin không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em hoặc trẻ vị thành niên. Hội chứng Reye, một chứng bệnh rất nguy hiểm, có liên quan đến việc sử dụng thuốc aspirin ở trẻ em khi các trẻ bị bệnh thủy đậu (đậu mùa) hoặc bệnh cảm cúm.
Các Phương Pháp Trị Liệu Cảm Lạnh và Dị Ứng
Có nhiều loại thuốc không cần toa bác sĩ được bán trên thị trường mà chúng kết hợp các loại antihistamin, thông mũi, và các thành phần khác, và một số được quảng cáo trị cảm lạnh cho trẻ em. Các nghiên cứu đã tìm thấy rất ít hoặc không có tác dụng cho chứng viêm tai giữa cấp tính hoặc viêm tai giữa tràn dịch khi sử dụng thuốc thông mũi (decongestant) (cho dù uống bằng miệng hoặc xịt và nhỏ mũi), antihistamin, hoặc sản phẩm kết hợp. Các loại thuốc này không được khuyến khích sử dụng trị liệu cho chứng viêm tai giữa cấp tính hoặc viêm tai giữa tràn dịch.
Nghiên cứu mới đây đã đặt câu hỏi về tính an toàn chung của những sản phẩm trị ho và cảm lạnh cho trẻ em. Các loại thuốc này hiện bị cấm sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi. Hiệp Hội Các Bác Sĩ Khoa Ngực Hoa Kỳ (The American College of Chest Physicians) đề xuất chống lại việc sử dụng các loại thuốc trị ho và cảm cúm không cần toa bác sĩ (over-the-counter) cho trẻ em từ 14 tuổi trở xuống.
Các Biện Pháp Phòng Ngừa Khi Bơi Lội
Bơi lội có thể gây ra các nguy cơ đặc biệt cho trẻ em đang bị nhiễm trùng tai hoặc đã từng làm phẫu thuật. Các chất ô nhiễm hoặc các chất hóa học trong nước có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, và việc lặn dưới nước sẽ gây ra sự thay đổi về áp suất mà nó có thể gây ra đau nhức. Các biện pháp phòng ngừa sau đây nên được tuân theo:
- Trẻ em bị viêm tai giữa cấp tính rách màng nhĩ (chảy nước ở tai) không nên bơi lội cho đến khi nào tình trạng nhiễm trùng hoàn toàn chấm dứt.
- Trẻ em bị viêm tai giữa cấp tính (mà không bị rách màng nhĩ) không nên nhảy chúi đầu xuống nước hoặc không nên lặn dưới nước.
- Một số bác sĩ khuyến khích rằng trẻ em được cấy ghép ống tai nên dùng nút bịt lỗ tai hoặc bông gòn tẩm thạch dầu (petroleum jelly) khi bơi lội để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Các bác sĩ khác thì cho rằng nút bịt lỗ tai chỉ cần thiết khi trẻ em lặn dưới nước.
0 comments:
Post a Comment