Friday, March 6, 2015

NHIỄM TRÙNG TAI - CẤP TÍNH (EAR INFECTION - ACUTE) - Do LQT Biên Dịch


NGĂN NGỪA

Cách thức tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng tai là ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và cảm cúm.

Vệ Sinh Sạch Sẽ.  Cảm lạnh và cảm cúm lan truyền chủ yếu khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi gần những người khác.  Một cách rất phổ biến lan truyền bệnh cảm lạnh là bắt tay.  Mọi người nên luôn luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ra ngoài về.  Rửa tay bằng xà phòng thông thường là đủ sạch.  Các loại chất rửa tay không cần nước mà có chứa cồn cũng rất hiệu quả để sử dụng mỗi ngày và thậm chí có thể tiêu diệt virut cảm lạnh.  (Tuy nhiên, trong trường hợp đòi hỏi mức độ vệ sinh tối đa, thì các loại chất rửa tay này sẽ kém hiệu quả hơn.  Trong những trường hợp như vậy, các loại nước rửa tay có cồn sẽ cần thiết).  Các loại xà phòng kháng khuẩn không có nhiều tác dụng, đặc biệt là chống lại virut.  Lau chùi các bề mặt (tủ, bàn, ghế,….) bằng một dung dịch có chứa 1 phần chất tẩy và 10 phần nước sẽ rất hiệu quả để tiêu diệt virut.

Ngăn Ngừa Bệnh Cảm Cúm Do Virut

Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (The AmericanAcademy of Pediatrics - AAP) và Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ (U.S. Centers for Disease Control - CDC) đề xuất chủng ngừa cúm hàng năm cho tất cả các trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.  Việc ngăn ngừa bệnh cảm cúm có thể là một biện pháp bảo vệ quan trọng chống lại tình trạng nhiễm trùng tai hơn so với việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn.  Ví dụ, các nghiên cứu báo cáo rằng các trẻ em được chủng ngừa cúm mắc phải tình trạng nhiễm trùng tai trong mùa cúm ít hơn 1 phần 3 so với các trẻ em không được tiêm chủng.

Vắcxin Cúm.  Vắcxin cúm tạo ra một phản ứng miễn dịch mà nó sẽ tấn công virut hoạt tính.  Vắcxin thường được tiêm (chích), vào khoảng giữa tháng Mười và tháng Mười Hai.  Các kháng thể đối với virut cúm thường phát triển trong vòng 2 tuần sau khi tiêm chủng, và tính năng miễn dịch sẽ đạt được mức cao nhất trong vòng 4 – 6 tuần, rồi dần dần mất hiệu lực.  Một loại vắcxin truyền qua mũi gọi là FluMist được chấp thuận sử dụng cho các trẻ em từ 2 tuổi trở lên.  FluMist được pha chế từ một loại virut cúm còn hoạt tính nhưng đã bị suy yếu; chủng ngừa cúm sử dụng các loại virut không còn hoạt tính (inactivated).  Không nên cho các trẻ em dưới 2 tuổi, và các trẻ em dưới 5 tuổi có bệnh suyễn hoặc bị thở khò khè tái lại, sử dụng FluMist.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

-      Phản ứng dị ứng.  Các loại vắcxin mới chứa rất ít protein của trứng, nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng nặng với trứng.
-      Đau nhức ở Vùng Da Được Tiêm Chủng.  Khoảng 2 phần 3 số người tiếp nhận chủng ngừa cúm phát sinh tình trạng nổi đỏ hoặc đau nhức ở vùng da được tiêm chủng sau đó 2 ngày.
-      Các Triệu Chứng Giống Như Cúm.  Các tác dụng phụ khác bao gồm cảm giác hơi mệt mỏi, đau và nhức cơ.  Các triệu chứng này có xu hướng xảy ra khoảng từ 6 – 12 giờ sau khi tiêm chủng và kéo dài đến 2 ngày.  Các triệu chứng này bản thân không phải là bệnh cảm cúm nhưng là một phản ứng miễn dịch đối với protein của virut trong vắcxin.  Tuy nhiên, bất cứ ai bị lên cơn sốt thì không nên tiêm chủng cho đến khi cơn sốt biến mất.

Các Loại Thuốc Kháng Virut.  Có các loại thuốc kháng virut được bán trên thị trường để trị bệnh cảm cúm.  Một loại thuốc trong nhóm này, oseltamivir (Tamiflu), được chấp thuận để sử dụng cho các trẻ em từ 1 tuổi trở lên.  Các nghiên cứu báo cáo các triệu chứng và tỉ lệ nhiễm trùng tai được suy giảm đáng kể khi sử dụng loại thuốc này.  Một loại thuốc kháng virut khác, zanamivir (Relenza), cũng được dùng cho các trẻ em trên 7 tuổi.

Ngăn Ngừa Nhiễm Vi Khuẩn

Các Loại Thuốc Kháng Sinh Có Tác Dụng Ngăn Ngừa.  Các loại thuốc kháng sinh thỉnh thoảng có thể được khuyến khích sử dụng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở trẻ em bị nhiễm trùng tai tái phát (4 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm).  Các nghiên cứu cho thấy rằng thông thường các loại thuốc kháng sinh chỉ có thể ngăn ngừa được một lần nhiễm trùng trong 1 năm).

Vắcxin Vi Khuẩn Gram Dương PneumococcusVắcxin tiếp hợp vi khuẩn Pneumococcus (pneumococcal conjugate vaccine - PCV) bảo vệ chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (còn được gọi là pneumococcal) ở trẻ em, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi, và các loại nhiễm trùng đường hô hấp khác.  Vắcxin này được bao gồm trong Lịch Trình Tiêm Chủng Được Khuyến Khích Cho Trẻ Em (Recommended Childhood Immunization Schedule) và đặc biệt được chấp thuận sử dụng để ngăn ngừa chứng viêm tai giữa.  Chương trình được đề xuất chủng ngừa vi khuẩn pneumococcal là 4 liều, vào 2, 4, 6 tháng tuổi và từ 12 – 15 tháng tuổi.  Tuy nhiên, vắcxin pneumococcal không hoàn toàn bảo vệ chống lại chứng viêm tai giữa.

Các Yếu Tố Về Ăn Uống và Các Loại Thực Phẩm Chức Năng

Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh.  Các chế độ ăn uống mỗi ngày nên bao gồm các loại thực phẩm chẳng hạn như rau quả và trái cây tươi sống và có màu đậm, vì các loại thực phẩm này rất giàu chất chống oxi hóa và các chất hóa học quan trọng khác trong thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Các Loại Vi Khuẩn “Tốt”.  Các nhà nghiên cứu đang xem xét giá trị ngăn ngừa của một số nhóm vi khuẩn axit lactic lactobacilli, loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột.  Một số vi khuẩn trong nhóm này, đặc biệt là vi khuẩn acidophilus, được sử để làm sữa chua (yogurt).  Các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về lợi ích của các loại vi khuẩn “tốt” (probiotics) trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng tai.

Tránh Tiếp Xúc Với Khói Thuốc Lá

Các bậc phụ huynh và những người khác nên tránh hút thuốc khi có trẻ em ở gần.  Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng các trẻ em sống chung với những người hút thuốc sẽ có nguy cơ rất lớn bị nhiễm trùng tai.

Cho Bú Sữa Mẹ

Việc cho bú sữa mẹ giúp bảo vệ chống lại nhiều loại nhiễm trùng ban đầu, bao gồm nhiễm trùng tai.  Sữa mẹ cung cấp các yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ đứa trẻ không bị nhiễm trùng.  Thêm vào đó, trong lúc bú sữa mẹ các trẻ sơ sinh được bồng ẵm ở tư thế mà cho phép vòi Ót-tat hoạt động đúng chức năng.

Nếu có thể, những bà mẹ mới sinh con nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong vòng ít nhất từ 4 – 6 tháng.  Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, bản thân việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sẽ giúp ngăn ngừa các loại nhiễm trùng ở tai và đường hô hấp.  Đối với các trẻ bú sữa bình, để cải thiện sự bảo vệ đối với trẻ sơ sinh, những bà mẹ không nên để các trẻ nằm xuống tự bú bình, mà họ nên bồng (ẵm) con trẻ giống như cách mà họ cho chúng bú sữa mẹ.














0 comments:

Post a Comment