TÍNH AN TOÀN VÀ LIỀU LƯỢNG
Gừng không phải là một loại thực phẩm thường gây dị ứng và chứa một số lượng các chất oxalates hoặc purines không đáng kể.
Trẻ em
Đừng cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng gừng.
Các trẻ em trên 2 tuổi có thể được cho sử dụng gừng để điều trị buồn nôn, vọp bẻ bao tử, và nhức đầu. Hãy tham khảo với bác sĩ để giúp bạn sử dụng đúng liều lượng.
Người thành niên
Nhìn chung, không nên sử dụng quá 4g gừng mỗi ngày, bao gồm sử dụng gừng trong thực phẩm. Các phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá 1g gừng mỗi ngày.
Liều lượng được tiêu chuẩn hóa: Sử dụng 75 – 2000 mg gừng với thực phẩm trong các liều lượng được chia ra, được tiêu chuẩn hóa thành 4% dầu gừng (dạng dễ bay hơi) hoặc 5% tổng cộng các hợp chất có mùi hăng bao gồm 6-gingerol hoặc 6-shogaol.
Đối với tình trạng buồn nôn, đầy hơi, hoặc khó tiêu: 2 – 4 g gừng tươi mỗi ngày (0,25 – 1 g bột gừng) hoặc 1,5 – 3,0 mL (30 – 90 giọt) gừng chiết xuất dạng lỏng mỗi ngày. Để phòng tránh tình trạng nôn mửa, sử dụng 1g bột gừng (1/2 muỗng cà phê) hoặc liều lượng tương đương, cứ mỗi 4 giờ khi cần thiết (không quá 4 liều mỗi ngày), hoặc 2 viên quả nang gừng (1g), mỗi ngày 3 lần. Bạn cũng có thể nhai một lát gừng tươi (28g) khi cần thiết.
Đối với tình trạng nôn mửa do mang thai, mỗi ngày sử dụng bốn lần gừng, mỗi lần 250 mg, lên đến 4 ngày. Hãy tham khảo với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng gừng.
Đối với tình trạng đau nhức do viêm khớp: Sử dụng mỗi ngày 4 lần gừng, mỗi lần 250 mg.
Các biện pháp phòng ngừa:
Sử dụng dược thảo là một phương pháp truyền thống để tăng cường sức khỏe cơ thể và điều trị bệnh. Tuy nhiên, dược thảo chứa các thành phần mà có thể tạo ra các tác dụng phụ, đồng thời có thể tương tác với các dược thảo, thực phẩm chức năng, hoặc các loại thuốc khác. Vì lý do này, dược thảo nên được sử dụng một cách cẩn thận, và được giám sát bởi các bác sĩ đông y.
Các tác dụng phụ do gừng gây ra tương đối hiếm, nhưng nếu sử dụng dược thảo với liều lượng cao có thể gây ra tình trạng ợ chua, tiêu chảy, và bị đau nhức ở miệng. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng chứa gừng dạng viên nang để phòng tránh các tác dụng phụ nhẹ ở bao tử, chẳng hạn như ợ hơi, ợ chua, hoặc khó tiêu.
Những người bị sỏi mật nên tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng gừng. Phải cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng gừng đồng thời sẽ thực hiện phẫu thuật, hoặc được gây tê (gây mê) vì bất cứ nguyên nhân gì.
Những người bị các chứng bệnh tim và những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không nên sử dụng gừng nếu chưa tham khảo với bác sĩ.
Các phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng gừng.
Không nên sử dụng gừng nếu bạn bị một loại rối loạn xuất huyết hoặc nếu bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu, bao gồm aspirin.
Các tương tác có thể xảy ra:
Gừng có thể làm thay đổi tác dụng của một số loại thuốc được chỉ định (kê toa) và không cần toa bác sĩ. Nếu bạn đang được điều trị bằng các loại thuốc sau đây, thì bạn không nên sử dụng gừng nếu chưa tham khảo với bác sĩ (dược sĩ, y tá).
Các loại thuốc làm loãng máu: Gừng có thể làm gia tăng nguy cơ xuất huyết. Hãy tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng gừng nếu bạn đang dùng các loại thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin) hoặc aspirin.
Các loại thuốc trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường): Gừng có thể hạ giảm lượng đường trong máu, gia tăng nguy cơ bị hạ huyết đường.
Các loại thuốc trị cao huyết áp: Gừng có thể làm giảm huyết áp, gia tăng nguy cơ bị huyết áp thấp hoặc nhịp tim bất thường.
0 comments:
Post a Comment