Nhiễm trùng tai là một trong những lý do phổ biến nhất mà các bậc phụ huynh đưa các trẻ đến khám bác sĩ. Mặc dù có nhiều loại nhiễm trùng tai khác nhau, nhưng loại phổ biến nhất được gọi là viêm tai giữa (otitis media), là một tình trạng viêm và nhiễm trùng ở tai giữa. Tai giữa được cư trú ngay phía sau màng nhĩ (eardrum).
Thuật ngữ “cấp tính” ám chỉ đến một tình trạng đau nhức ngắn hạn. Một trường hợp nhiễm trùng tai kéo dài một thời gian hoặc xuất hiện rồi biến mất thì được gọi là viêm tai giữa mãn tính (chronicotitis media)
KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Tai là một cơ quan thính giác và giữ thăng bằng cho cơ thể. Cơ quan này có 3 phần: tai ngoài, tai giữa, và tai trong.
- Tai ngoài thu thập các sóng âm, các sóng âm di chuyển qua ống thính (ear canal) đến màng nhĩ (tympanic membrane thường được gọi là eardrum).
- Màng nhĩ được lót bằng niêm dịch (nước nhầy). Khi các sóng âm đi đến màng nhĩ này, nó sẽ rung lên như một cái trống, và biến các sóng âm thành cơ năng.
- Năng lượng này dội lại thông qua tai giữa. Tai giữa là một cấu trúc phức tạp chứa đầy không khí và chúng bao quanh một chuỗi 3 loại xương rất nhỏ. Các xương này rung lên nhịp điệu của màng nhĩ và truyền các sóng âm vào tai trong.
- Tai trong chứa đầy chất lỏng. Ở đây, các cấu trúc giống như lông kích thích các dây thần kinh làm biến đổi các sóng âm thành các xung điện hóa học mà sau đó được truyền đến não, và não bộ cảm nhận các xung điện này như những âm thanh.
- Tai trong cũng bao gồm 3 ống hình bán nguyệt mà chúng có chức năng như một con quay hồi chuyển của cơ thể, điều khiển sự thăng bằng.
- Vòi Ot-tát (Eustachian tube), là một một cấu trúc quan trọng trong tai, trải dài từ tai giữa đến các đường dẫn phía sau mũi và phần trên của cổ họng. Vòi này giúp cân bằng áp suất không khí trong tai giữa với áp suất không khí bên ngoài. Các vấn đề xảy ra ở đây là các yếu tố quan trọng trong đa số các trường hợp nhiễm trùng tai.
Semicircular canals: Các ống hình bán nguyệt
Vestibular cochlear nerve: Dây thần kinh thính giác tiền đình
Cochlea: Ốc tai
Eustachian tube: Vòi Ot-tát
Stapes: Xương bàn đạp
Incus: Xương đe
Eardrum: Màng nhĩ
Malleus: Xương búa
Lobule: Tiểu thùy
External auditory canal: Ống thính bên ngoài
Pinna: Loa tai
Tai gồm có các cấu trúc bên ngoài, ở giữa, và bên trong. Màng nhĩ và ba loại xương nhỏ truyền âm thanh từ màng nhĩ đến ốc tai.
Nhiễm Trùng Tai (Viêm Tai Giữa) ở Trẻ Em
Viêm Tai Giữa Cấp Tính (AOM). Tình trạng viêm ở tai giữa được gọi là “viêm tai giữa” (otitis media). AOM là một tình trạng nhiễm trùng tai giữa do vi khuẩn gây ra, mà các vi khuẩn này di chuyển đến tai giữa từ sự tích tụ chất lỏng ở vòi Ot-tát. AOM có thể phát sinh trong thời gian bị cảm lạnh hoặc bị cảm cúm hoặc sau khi bị các chứng cảm nhiễm này.
- Nhiễm trùng tai giữa rất phổ biến ở trẻ em, nhưng tình trạng này rất hiếm xảy ra ở những người thành niên.
- Ở trẻ em, nhiễm trùng tai thường tái phát, đặc biệt nếu loại nhiễm trùng này phát sinh vào đầu thời kỳ sơ sinh.
Viêm Tai Giữa với Sự Tràn Dịch (Otitis Media with Effusion - OME). Tình trạng này xảy ra khi chất lỏng, được gọi là sự tràn dịch (effusion), bị giữ (ứ đọng) lại phía sau màng nhĩ trong một hoặc cả hai tai, ngay cả khi không bị nhiễm trùng. Trong các trường hợp mãn tính và nghiêm trọng, chất dịch trở nên rất dính và thường được gọi là “tai keo – glue ear”.
- Tình trạng này thường không gây đau nhức. Thỉnh thoảng đầu mối duy nhất cho thấy sự hiện diện của nó chính là cảm giác bị nghẹt ở hai lỗ tai, mà có thể có cảm giác như là “đang ở dưới nước”.
- Nó có thể làm suy yếu khả năng nghe của trẻ em.
- Các trẻ em dễ bị mắc phải chứng Viêm Tai Giữa Tràn Dịch có thể bị các cơn bộc phát thường xuyên trong gần 2 năm đầu tiên của cuộc đời.
- Đa số các cơn bộc phát sẽ biến mất trong vòng 3 tháng, nhưng từ 30 – 40% số trẻ em có thể có các cơn tái phát. Chỉ có từ 5 – 10% số các cơn bộc phát kéo dài hơn 1 năm.
Viêm Tai Giữa Mãn Tính. Tình trạng này liên quan đến chất lỏng bị ứ đọng lâu ngày phía sau màng nhĩ (tympanic membrane) mà không có sự hiện diện của tình trạng nhiễm trùng. Được gọi là chứng viêm tai giữa mãn tính mưng mủ (suppurative chronic otitis) khi xuất hiện tình trạng viêm kéo dài ở tai giữa và xương chũm (mastoids), hoặc tình trạng rách màng nhĩ mãn tính kèm theo chảy mủ.
Các Loại Nhiễm Trùng Tai Khác
Tai của Người Bơi Lội (Swimmer’s Ear - Viêm Tai Ngoài Cấp Tính). Viêm Tai Ngoài Cấp Tính (Acute Otitis Externa) là một tình trạng viêm và nhiễm trùng ở tai ngoài và ống tai. Nó có thể do nước bị ứ đọng lại trong tai gây ra. Nước bị ứ đọng lại có thể tạo ra môi trường sinh sản cho vi khuẩn và nấm. Viêm tai ngoài cũng có thể xảy ra do cào xước hoặc vệ sinh tai quá mạnh hoặc khi một vật gì bị nghẹt trong tai.
Viêm tai ngoài nên được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dùng để thoa (hiếm khi dùng loại uống bằng miệng). Để giảm đau, các loại thuốc không cần toa bác sĩ chẳng hạn như acetaminophen hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid (chẳng hạn như ibuprofen) thường có thể giúp ích được, nhưng đối với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ kê toa các loại thuốc an thần (opioid drugs). Khi sử dụng các loại thuốc nhỏ tai, thì đa số các trường hợp sẽ khỏi hẳn trong vòng 2 – 3 ngày.
0 comments:
Post a Comment