Có mùi thơm, hăng và vị cay, gừng thêm vào một mùi vị đặc biệt và dễ chịu cho các món chiên và rau quả của người Á Châu. Củ gừng tươi được bán quanh năm trong quầy rau quả ở các chợ địa phương nơi bạn sinh sống.
Gừng là một loại củ (thân rễ) mọc dưới mặt đất của cây gừng với kết cấu chắc và có vân. Phần thịt của củ gừng có thể có màu vàng, trắng hoặc đỏ, tùy theo chủng loại. Củ gừng được bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ màu nâu, có thể mỏng hoặc dày, tùy theo gừng được thu hoạch già hay non.
Biểu đồ này trình bày chi tiết bằng đồ thị phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày mà một khẩu phần gừng cung cấp cho mỗi chất dinh dưỡng theo đó được đánh giá là nguồn dinh dưỡng tốt, rất tốt, và lý tưởng theo Hệ Thống Đánh Giá Thực Phẩm (Food Rating System) của chúng tôi.
Các chất dinh dưỡng trong củ gừng 1,00 oz (28,35 g) | |
Chất dinh dưỡng | % Giá trị dinh dưỡng hàng ngày (GTDDHN) |
Kali | 3,3% |
Magie | 3% |
Mangan | 3% |
Đồng | 3% |
Vitamin B6 | 2,5% |
Calo | 1% |
CÁC LỢI ÍCH VỀ SỨC KHỎE
Về phương diện lịch sử, gừng có một truyền thống lâu đời với tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu đường tiêu hóa. Trong đông y, gừng được xem là một nguồn dồi dào chất carminative (một hợp chất hỗ trợ khả năng thải hơi ở ruột) và chất spasmolytic trong ruột (một hợp chất giúp thư giãn và làm dịu đường ruột). Nghiên cứu khoa học hiện đại đã phát hiện rằng gừng có chứa vô số các đặc tính trị liệu bao gồm tác dụng chống oxi hóa, là một khả năng ức chế sự hình thành các hợp chất gây viêm, và các tác dụng kháng viêm trực tiếp.
Đặc Tính Giảm Nhẹ Đường Tiêu Hóa
Một đầu mối về sự thành công của gừng trong việc loại trừ tình trạng khó chịu về tiêu hóa được đưa ra từ các nghiên cứu che mắt hai đối tượng (double-blind trial - thông tin không được tiết lộ cho các đối tượng nghiên cứu và các đối tượng được nghiên cứu) mới đây, và các nghiên cứu này đã cho thấy rằng gừng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe, đặc biệt là say sóng. Thật vậy, trong một nghiên cứu, gừng được chứng minh là có hiệu quả tốt hơn nhiều so với thuốc dimenhydrinate (Dramamine), một loại thuốc thông dụng mua không cần toa (over-the-counter) và cần toa bác sĩ để trị chứng say tàu xe (motion sickness). Gừng giúp giảm bớt tất cả các triệu chứng liên quan đến chứng say tàu xe bao gồm chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, và toát mồ hôi lạnh.
Đặc Tính Giảm Nhẹ An Toàn và Hiệu Quả Triệu Chứng Buồn Nôn và Nôn Mửa Trong Thời Gian Mang Thai
Chức năng chống nôn mửa của gừng được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn mửa trong thời gian mang thai, ngay cả dạng nghiêm trọng nhất, hyperemesis gravidum, một tình trạng thường đòi hỏi nhập viện. Trong một thực nghiệm che mắt hai đối tượng, củ gừng tạo ra được sự thuyên giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của triệu chứng buồn nôn và số lần bị nôn mửa ở 19 trong số 27 phụ nữ mới bắt đầu mang thai (chưa đến 20 tuần). Không giống như các loại thuốc chống nôn mửa, mà có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, gừng thì hoàn toàn an toàn, và chỉ cần dùng một liều lượng nhỏ.
Một bài viết xem xét đánh giá 6 thực nghiệm che mắt hai đối tượng, ngẫu nhiên và được kiểm soát với số người tham gia tổng cộng là 675, được đăng trên tạp chí Sản và Phụ Khoa (Obstetrics and Gynecology) số ra tháng 4 năm 2005, đã xác nhận rằng gừng có tác dụng làm thuyên giảm mức độ nghiêm trọng các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa trong thời gian mang thai. Bài viết này cũng xác nhận sự vắng mặt của các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc các tác hại ảnh hưởng đến thai nhi.
Các Tác Dụng Kháng Viêm
Gừng chứa các hợp chất có nhiều khả năng kháng viêm có tên là gingerols. Các hợp chất này được tin là có thể giải thích được lý do tại sao có rất nhiều người bị viêm xương khớp (osteoarthritis) hoặc viêm thấp khớp (rheumatoid arthritis: viêm khớp dạng thấp) cảm thấy các cơn đau nhức được thuyên giảm và cải thiện được khả năng cử động khi họ tiêu thụ gừng thường xuyên. Trong hai nghiên cứu lâm sàng bao gồm các bệnh nhân có phản ứng tốt và không tốt đối với các loại thuốc thường dùng, các bác sĩ đã phát hiện rằng 75% số bệnh nhân bị viêm khớp và 100% số bệnh nhân bị khó chịu về cơ bắp đã cảm thấy tình trạng đau nhức và viêm sưng được thuyên giảm.
Đầu gối đang lão hóa của bạn có các vấn đề liên quan đến viêm khớp? , Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Viêm Xương Khớp và Sụn (Osteoarthritis and Cartilage) số ra mới đây, nếu bạn thường xuyên tăng cường gia vị các món ăn bằng gừng tươi thì nó có thể giúp ích được. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tháng này, 29 bệnh nhân bị viêm khớp gây đau nhức ở đầu gối (6 người đàn ông và 23 phụ nữ tuổi từ 42 – 85) tham gia vào một nghiên cứu trao đổi nhóm kiểm soát, che mắt 2 đối tượng, kiểm soát bằng giả dược. Các bệnh nhân chuyển từ sử dụng giả dược sang sử dụng gừng hoặc ngược lại sau 3 tháng. Sau 6 tháng, mã số thông tin che mắt 2 đối tượng được giải mã và 20 bệnh nhân muốn tham gia tiếp tục đã được theo dõi thêm 6 tháng nữa.
Đến thời hạn 6 tháng, những người được cho sử dụng gừng cảm thấy ít bị đau khi di chuyển và mất khả năng hoạt động (handicap) hơn nhiều so với những người được cho sử dụng giả dược. Sự đau nhức khi di chuyển giảm từ 76,14 điểm tính từ giá trị tiêu chuẩn xuống 41 điểm, trong khi đó, mất khả năng hoạt động giảm từ 73,47 điểm xuống 46,08 điểm. Ngược lại, những người được chuyển từ sử dụng gừng sang sử dụng giả dược cảm thấy gia tăng cơn đau nhức khi di chuyển (lên đến 82,10 điểm) và mất khả năng hoạt động (lên đến 80,80 điểm) tính từ giá trị tiêu chuẩn. Vào giai đoạn cuối của cuộc nghiên cứu khi tất cả bệnh nhân đều đã được cho sử dụng gừng, thì cơn đau duy trì ở mức thấp đối với những người đã sử dụng gừng ở giai đoạn 2, và giảm xuống thêm ở nhóm đã được cho sử dụng giả dược.
Bản thân những người tham gia không chỉ cảm thấy ít đau hơn, mà tình trạng sưng ở đầu gối của họ (số đo khách quan về tình trạng viêm được suy giảm) đã hạ giảm một cách đáng kể ở những người được cho sử dụng gừng. Chu vi trung bình khu vực bị sưng ở đầu gối ở những người sử dụng gừng giảm từ 43,25 cm lúc mới bắt đầu thử nghiệm xuống còn 39,36 cm vào tuần thứ 12. Khi nhóm này được chuyển sang sử dụng giả dược trong giai đoạn 2 của cuộc nghiên cứu, thì chu vi khu vực bị sưng ở đầu gối của họ tăng lên, trong khi đó những người đã từng sử dụng giả dược nhưng hiện tại đã chuyển sang sử dụng gừng nhận thấy rằng chu vi khu vực bị sưng ở đầu gối đã giảm xuống. Ở giai đoạn cuối, cả hai nhóm được cho sử dụng gừng, và chu vi trung bình khu vực bị sưng ở đầu gối tiếp tục giảm, xuống mức thấp khoảng 38,78 cm và 36,38 cm ở hai nhóm.
Làm thế nào gừng có thể thực hiện khả năng kháng viêm kỳ diệu này? Hai nghiên cứu khác mới đây đưa ra các lý do có khả năng xảy ra.
Một nghiên cứu được đăng trong tạp chí Khoa Học Đời Sống (Life Sciences) số ra tháng 11 năm 2003 cho thấy rằng có ít nhất một lý do về các lợi ích sức khỏe của gừng đó là sự bảo vệ chống lại gốc tự do được tạo ra bởi một trong các thành phần phenol hoạt tính 6-gingerol. Trong cuộc nghiên cứu được thực hiện trong ống nghiệm này, 6-gingerol được chứng minh là có thể ức chế một cách đáng kể quá trình sản sinh oxit nitric, là một phân tử nitơ có tính hoạt hóa cao mà nó có thể hình thành một gốc tự do peroxynitrite (ONOO−). Một nghiên cứu khác xuất hiện trong tạp chí Nghiên Cứu Phóng Xạ (Radiation Research) số ra tháng 11 năm 2003 đã tìm thấy gốc tự do này trong chuột, việc điều trị 5 ngày bằng gừng (10 mg trong mỗi kg trọng lượng cơ thể) trước khi tiếp xúc với phóng xạ không chỉ ngăn ngừa được sự gia tăng tổn thương của gốc tự do gây ra cho lipit (là các chất béo được tìm thấy trong nhiều thành phần của cơ thể từ các màng tế bào đến cholesterol), mà còn giảm bớt được tình trạng tiêu hao nguồn dự trữ glutathione của động vật này, glutathione là một trong những chất chống oxi hóa quan trọng nhất được sản sinh bên trong cơ thể.
Một nghiên cứu được đăng trong tạp chí Y Học Thay Thế và Bổ Sung (Journal of Alternative and Complementary Medicine) số ra tháng 2 năm 2005 đưa ra thêm ánh sáng các cơ chế hoạt động mà chúng làm cơ sở cho đặc tính kháng viêm hiệu quả của gừng. Trong nghiên cứu này, gừng được chứng minh là có tác dụng ức chế các hợp chất trợ viêm (cytokines và chemokines) được sản sinh bởi các tế bào hoạt dịch (synoviocytes – các tế bào bao gồm niêm hoạt dịch của các khớp), các tế bào sụn (chrondrocytes – các tế bào bao gồm sụn khớp) và các bạch cầu (tế bào miễn dịch).
Bảo Vệ Chống Lại Bệnh Ung Thư Kết Tràng và Trực Tràng
Nghiên cứu được trình bày tại hội thảo Các Lĩnh Vực Nghiên Cứu Phòng Chống Ung Thư (Frontiers in Cancer Prevention Research) cho thấy rằng các chất gingerols (các thành phần hoạt tính chính trong gừng và là các thành phần tạo ra hương vị đặc trưng) cũng có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trực tràng và kết tràng ở người. Đây là một hội thảo quan trọng của các chuyên gia ung thư, nó được tổ chức ở Phoenix, AZ, từ ngày 26 đến 30 tháng 10 năm 2003.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia từ Viện Nghiên Cứu Hormel của Trường Đại Học Minnesota (University of Minnesota’s Hormel Institute) đã cho các loại chuột (được tạo giống thiếu đi hệ miễn dịch) ăn ½ mg -gingerol một tuần ba lần trước và sau khi tiêm các tế bào ung thư trực tràng và kết tràng của người vào hai bên cạnh sườn của chúng. Các loại chuột kiểm soát (control mice) không được tiêm -gingerol.
Các khối u đầu tiên xuất hiện 15 ngày sau khi chuột được tiêm, nhưng chỉ có 4 khối u được tìm thấy trong nhóm chuột được tiêm -gingerol so với 13 khối u ở nhóm chuột được kiểm soát, ngoài ra, trung bình các khối u ở nhóm tiêm -gingerol có kích thước nhỏ hơn. Thậm chí vào ngày thứ 38, một con chuột trong nhóm được tiêm -gingerol vẫn không có các khối u có kích thước có thể đo được. Vào ngày thứ 49, tất cả chuột trong nhóm được kiểm soát được hủy diệt nhân đạo (euthanize) vì các khối u của chúng đã phát triển với kích thước là 1 cm3 (0,06 in3), trong khi đó các khối u ở 12 con chuột trong nhóm tiêm -gingerol vẫn có kích thước trung bình là 0,5 cm3, chỉ bằng một nửa kích thước tối đa của khối u cho phép trước khi bị hủy diệt nhân đạo.
Phó giáo sư nghiên cứu Ann Bode đã lưu ý, “Các kết quả này rõ ràng cho thấy rằng các hợp chất có trong gừng có thể là các loại thuốc hóa ngừa (chemopreventive) và hóa trị cho ung thư kết tràng và trực tràng”.
Trong vòng đầu tiên của các thí nghiệm này, chuột được cho tiêu thụ gừng trước và sau khi các tế bào khối u được đưa vào cơ thể. Trong vòng thí nghiệm kế tiếp, các nhà nghiên cứu cho những con chuột này tiêu thụ gừng chỉ sau khi các khối u trong cơ thể chúng phát triển đến một kích thước nào đó. Điều này cho phép họ nhìn vào câu hỏi là bệnh nhân có thể ăn gừng để làm chậm quá trình di căn của một khối u không thể phẫu thuật không. Các thí nghiệm này có triển vọng không? Các hoạt động của Trường Đại Học Minnesota chắc chắn cho thấy rằng các thí nghiệm này rất có triển vọng. Trường đã đăng ký bản quyền sáng chế cho cách sử dụng chất –gingerol như một loại thuốc chống ung thư và đã cấp giấy phép chuyển giao công nghệ này cho Công Ty Dược Pediatric Pharmaceuticals (Iselin, N.J.).
Gừng Tiêu Diệt Các Tế Bào Ung Thư Buồng Trứng
Các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm được trình bày tại Hội Thảo Hàng Năm Của Hiệp Hội Hoa Kỳ về Ung Thư lần thứ 97 do bác sĩ Rebecca Lui và các đồng nghiệp từ Trường Đại Học Michigan, đã chứng minh rằng các chất gingerol, là các hợp chất phytonutrient hoạt tính trong gừng, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư buồng trứng bằng cách tạo ra quá trình hủy bào được lập trình (apoptosis) và tự thực bào (autophagocytosis).
Các chất chiết xuất từ gừng được chứng minh là có các tác dụng chống oxi hóa, kháng viêm và chống khối u trên các tế bào. Để điều tra các tác dụng chống khối u, bác sĩ Liu đã kiểm tra ảnh hưởng của toàn bộ chất chiết xuất từ gừng chứa 5% gingerol lên một số dạng tế bào ung thư buồng trứng khác nhau.
Khi tiếp xúc với chất chiết xuất từ gừng, các dạng tế bào ung thư buồng trứng được nghiên cứu đã bị tiêu diệt.
Một giai đoạn trợ viêm được xem là một yếu tố quan trọng góp phần trong sự phát triển của bệnh ung thư buồng trứng. Với sự hiện diện của gừng, một số các yếu tố quan trọng báo hiệu về tình trạng viêm (yếu tố tăng trưởng hệ thống mạch và hình thành mạch, interleukin-8 and prostaglandin E2) cũng giảm xuống ở các tế bào ung thư buồng trứng.
Các loại thuốc hóa trị truyền thống cũng có tác dụng ức chế các yếu tố viêm này, nhưng có thể làm cho các tế bào ung thư kháng lại các loại thuốc này. Bác sĩ Liu và các đồng nghiệp tin rằng gừng có thể đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, bởi vì các tế bào ung thư khi được tiếp xúc với gừng sẽ không thể kháng lại các tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư của gừng. Trong trường hợp của bệnh ung thư buồng trứng, một sự phòng bệnh (an ounce of prevention) “sử dụng tùy ý gừng dưới dạng có mùi vị thơm ngon” là một ý tưởng đặc biệt hay. Bệnh ung thư buồng trứng thường gây tử vong vì các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến lúc bệnh phát triển đến thời kỳ cuối, do đó, vào thời điểm bệnh ung thư buồng trứng được phát hiện, thì nó đã lan ra ngoài các buồng trứng. Trên 50% số phụ nữ phát triển bệnh ung thư buồng trứng được phát hiện khi căn bệnh đã ở các thời kỳ cuối.
Tăng Cường Miễn Dịch
Gừng không chỉ có thể làm gia tăng thân nhiệt trong một ngày giá lạnh, mà còn có thể giúp cơ thể tiết ra mồ hôi rất tốt cho sức khỏe, điều này thường có lợi khi bị cảm lạnh và cảm cúm. Toát mồ hôi nhiều có thể có nhiều tác dụng hơn là chỉ đơn thuần hỗ trợ bài độc. Các nhà nghiên cứu người Đức mới đây đã phát hiện ra rằng mồ hôi chứa một chất có khả năng chống vi trùng, do đó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Các nhà điều tra đã cách ly loại gen tạo ra hợp chất và protein có tên dermicidin. Dermicidin được sản xuất trong các tuyến mồ hôi của cơ thể, nó được tiết vào trong mồ hôi, và được vận chuyển đến bề mặt của da, ở đó nó có tác dụng bảo vệ chống lại các vi sinh vật xâm nhập, bao gồm các vi khuẩn như E. coli và Staphylococcus aureus (một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng da), và các loại nấm, bao gồm nấm Candida albicans.
Gừng chứa vô số các hoạt chất, do đó, bạn không cần phải sử dụng thật nhiều gừng để có được các kết quả có lợi. Đối với triệu chứng buồn nôn, trà gừng, được pha bằng cách cho 1 hoặc hai lát gừng tươi khoảng nửa inch (1,3 cm) và một tách nước nóng, sẽ giúp giải quyết vấn đề bao tử cho bạn. Đối với chứng viêm khớp, một số người cảm thấy bớt đau nhức khi tiêu thụ một lát gừng tươi khoảng ¼ inch (0,6 cm) được nấu trong thức ăn, mặc dù rằng trong các nghiên cứu được nêu ở trên, các bệnh nhân nào tiêu thụ càng nhiều gừng thì được báo cáo là càng được thuyên giảm nhanh hơn và tốt hơn.
Cảm giác buồn nôn do hóa trị
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng gừng có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng và thời gian bị buồn nôn – nhưng không phải nôn mửa – trong khi được hóa trị. Tuy nhiên, một trong những nghiên cứu này đã sử dụng gừng kết hợp với một loại thuốc chống buồn nôn khác, do đó khó có thể xác định rằng gừng có bất cứ tác dụng nào không. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa.
Buồn nôn và nôn mửa sau phẫu thuật
Các kết quả nghiên cứu đã không thống nhất về tác dụng giảm buồn nôn và nôn mửa sau phẫu thuật của gừng. Có hai nghiên cứu đã tìm thấy rằng sử dụng 1g củ gừng trước khi phẫu thuật có thể giảm bớt được tình trạng buồn nôn cũng như giảm bớt được việc sử dụng thuốc. Trong một nghiên cứu thuộc nhóm này, các phụ nữ sử dụng gừng cũng ít phải cần sử dụng thuốc trị buồn nôn sau phẫu thuật hơn. Nhưng có các nghiên cứu cho thấy rằng gừng không có tác dụng hạ giảm tình trạng buồn nôn. Thật vậy, có một nghiên cứu đã tìm thấy rằng gừng thực sự có thể làm gia tăng tình trạng nôn mửa sau phẫu thuật. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa.
Viêm xương khớp
Chất chiết xuất từ gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm viêm. Và có chứng cứ cho thấy rằng gừng có thể giúp giảm đau do bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis) gây ra. Trong một nghiên cứu về 261 người bị viêm xương khớp ở đầu gối, những người sử dụng sản phẩm chiết xuất từ gừng mỗi ngày 2 lần thì ít bị đau nhức và ít phải cần đến các loại thuốc giảm đau hơn so với những người sử dụng giả dược (placebo). Nhưng có một nghiên cứu khác đã tìm thấy rằng gừng không có hiệu quả bằng thuốc ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc giả dược trong việc hạ giảm các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp. Phải mất vài tuần mới thấy được hiệu quả (nếu có).
Chứng say tàu xe
Có một số nghiên cứu (nhưng không phải tất cả) cho thấy rằng gừng có thể hiệu quả hơn giả dược trong việc hạ giảm một số triệu chứng say tàu xe. Trong một thử nghiệm của khoảng 80 tân thủy thủ dễ bị say sóng, thì những người sử dụng bột gừng ít bị nôn mửa và toát mồ hôi lạnh hơn so với những người sử dụng giả dược. Tuy nhiên, gừng không có tác dụng giảm bớt tình trạng buồn nôn. Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu đối với những người tham gia có sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, có các nghiên cứu khác đã tìm thấy rằng gừng không hiệu quả bằng các loại thuốc trong việc hạ giảm các triệu chứng say tàu xe. Trong một nghiên cứu nhỏ, những người tham gia được cho sử dụng củ gừng tươi hoặc bột gừng, thuốc scopolamine (một loại thuốc thường được chỉ định sử dụng (kê toa) điều trị chứng say tàu xe), hoặc giả dược. Những người sử dụng thuốc scopolamine ít xuất hiện các triệu chứng hơn so với những người sử dụng gừng. Các loại thuốc được kê toa và không cần toa thông thường có tác dụng hạ giảm tình trạng buồn nôn cũng có thể có các tác dụng phụ, chẳng hạn như khô miệng và buồn ngủ.
Đau trong kỳ kinh nguyệt (dysmenorrhea)
Dựa vào chứng cứ sơ bộ, thì gừng có thể có hiệu quả tương đương với axit mefenamic và thuốc ibuprofen trong việc hạ giảm các triệu chứng có liên quan đến tình trạng đau nhức trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần có thêm các thử nghiệm trước khi có thể đưa ra các kết luận chính xác.
Các tác dụng khác
Có một vài nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng gừng có thể giúp hạ giảm cholesterol và ngăn ngừa máu đóng khối. Điều đó có thể rất hữu ích trong việc điều trị bệnh tim, là tình trạng các mạch máu có thể bị tắc nghẽn và sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu để biết được tính an toàn và tính hiệu quả của gừng đối với bệnh tim.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng đã tìm thấy rằng một số hợp chất có trong gừng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong ống nghiệm. Cần có thêm nghiên cứu để xác định gừng có tác dụng tương tự ở người không.
Các tác dụng truyền thống hoặc dựa trên lý thuyết
Các tác dụng dưới đây được dựa trên cách sử dụng truyền thống hoặc các lý thuyết khoa học. Các tác dụng này thường không được kiểm tra triệt để ở người, và tính an toàn cũng như tính hiệu quả thường không được chứng minh một cách hoàn toàn. Một số các chứng bệnh dưới đây có khả năng nghiêm trọng, và nên được bác sĩ kiểm tra đánh giá.
Chứng kiết lỵ cấp tính do vi khuẩn (acute bacterial dysentery), hội chứng ngưng uống rượu bia (alcohol withdrawal syndrome), dị ứng, bệnh Alzheimer’s, giảm đau (analgesic), gây mê (gây tê – anesthesia), kháng axit, trị giun sán (anthelmintic), kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxi hóa, sát trùng (antiseptic), chống co cứng (cơ), kháng virút, kích thích tình dục (aphrodisiac), bệnh suyễn, xơ vữa động mạch (atherosclerosis), bệnh nhiễm trùng chân athlete's foot, hói đầu, các rối loạn tiết mật, xuất huyết, tuần hoàn máu, làm loãng máu, viêm phế quản (bronchitis), phỏng da, ung thư, bệnh dịch tả (cholera), cảm lạnh, cơn đau bụng (colic), táo bón (constipation), bệnh tim mạch vành, ức chế ho, chuột rút (cramps), bệnh Crohn’s, chứng mất trí (dementia), bệnh trầm cảm, bệnh tiểu đường, tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa, mất khẩu vị (chán ăn), lợi tiểu (diuresis), chứng kiết lỵ, khó tiêu (dyspepsia), chuyển hóa năng lượng, nhiễm nấm, chứng đầy hơi (flatulence), cảm cúm, gia vị cho thức ăn, bệnh túi mật, vận động tiêu hóa, nhức đầu, bệnh tim, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, viêm gan, cao huyết áp, cao huyết đường, rối loạn hệ miễn dịch (bệnh Kawasaki), kích thích miễn dịch, bất lực (impotence), gia tăng khả năng hấp thụ thuốc, trừ sâu, ký sinh trùng trong ruột, hội chứng kích thích đường ruột (irritable bowel syndrome), bệnh thận, độc hại thận, nhuận tràng (laxative: trị táo bón), bệnh bạch cầu (leukemia), bệnh gan, độc hại gan, hạ huyết áp, hạ đường huyết, mất chức năng hấp thụ (malabsorption), sốt rét (malaria), cảm giác nóng đột ngột trong thời kỳ mãn kinh (menopause hot flashes), đau nhức cơ, u ác tính nguyên bào thần kinh, các rối loạn thần kinh, viêm tinh hoàn (orchitis), giảm đau, trị rắn độc cắn, kích thích hành kinh, bệnh vẩy nến (psoriasis), chống phóng xạ (radioprotection), nhiễm trùng đường hô hấp, hạ nhiệt do serotonin, kích dục, viêm họng, chất kích thích, loét bao tử, đau bụng, toát mồ hôi, nghẽn mạch, thuốc bổ, đau răng, viêm kết tràng mãn tính (ulcerative colitis), lở loét, các rối loạn đường tiết niệu, nôn mửa, các vết nhăn trên da (wrinkles).
0 comments:
Post a Comment