DỰ ĐOÁN BỆNH
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng tai nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não. Nhưng một nghiên cứu tái xác nhận năm 2002 đã báo cáo rằng chỉ có 4% số trẻ sơ sinh nhiễm trùng tai bị một tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào ở trẻ sơ sinh cũng đòi hỏi phải được kiểm tra ngay tức khắc.
Mất Thính Lực và Các Hậu Quả
Có bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng các trường hợp nghiêm trọng của chứng viêm tai giữa cấp tính tái phát và viêm tai giữa tràn dịch kéo dài sẽ làm suy giảm khả năng nghe. Ảnh hưởng của các vấn đề về thính lực dài hạn có thể có các hậu quả sau:
- Trở Ngại Khả Năng Học Tập. Mất thính lực ở trẻ em sẽ làm chậm khả năng phát triển về ngôn ngữ và kỹ năng đọc sách. Các trẻ em bị mất thính lực nhẹ thậm chí có thể đọc thiếu chữ và gặp trở ngại trong việc hiểu được câu đối thoại hoặc hiểu được bài trong trường.
- Các Vấn Đề về Hành Vi và Xã Hội. Các trẻ em bị giảm thính lực có thể bị xao lãng, mất tập trung, và không thông minh. Thậm chí một số trẻ em còn bị chẩn đoán sai là mắc phải chứng rối loạn thiếu tập trung hiếu động thái quá (attention deficit hyperactivity disorder).
- Các Vấn Đề về Khả Năng Nói. Một vài nghiên cứu đã tìm thấy các vấn đề về khả năng nói ở một số trẻ em bị chứng viêm tai giữa tràn dịch.
Tuy nhiên, các kết quả từ một nghiên cứu năm 2007 của tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy một cách chắc chắn rằng viêm tai giữa tràn dịch mãn tính không tạo ra nguy cơ làm chậm sự phát triển ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá các trẻ được cho vào ngay những ống ở tai để xả chất dịch khi chúng chưa đến 3 tuổi, hoặc được hoãn lại việc cho vào các ống này nhiều tháng sau. Khi các trẻ em này được kiểm tra ở độ tuổi từ 9 – 11, thì các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về khả năng nói và ngôn ngữ, xử lý về thính giác, tính tập trung, hành vi, các kỹ năng xã hội, và thành tích ở trường học. Vì có nhiều các trường hợp bị viêm tai giữa tràn dịch mãn tính tự động khỏi bệnh, nên hiện nay nhiều chuyên gia đề xuất chống lại việc sử dụng phẫu thuật cho đa số các trẻ em.
Các Tổn Thương Về Thể Chất và Cấu Trúc ở Mặt và Tai
Các biến chứng nghiêm trọng hoặc các tổn thương thể chất vĩnh viễn do nhiễm trùng tai thường không phổ biến, nhưng có thể bao gồm:
- Tổn thương về cấu trúc. Một số trẻ em với chứng viêm tai giữa nghiêm trọng và tái lại có thể có nguy cơ bị tổn thương về cấu trúc tai.
- Các khối u cholesterol trong tai giữa (cholesteatomas). Các u nang trong tai giữa là một biến chứng không phổ biến của tình trạng nhiễm trùng tai nghiêm trọng hoặc tái lại.
- Các tình trạng vôi hóa (calcifications). Trong các trường hợp hiếm, thậm chí sau khi bị nhiễm trùng nhẹ, một số trẻ em sẽ phát triển tình trạng vôi hóa và xơ cứng trong tai giữa, và thỉnh thoảng, trong tai trong. Điều này có thể do các bất thường của hệ miễn dịch gây ra.
Viêm Xương Chũm
Trước khi có sự xuất hiện của các loại thuốc kháng sinh, viêm xương chũm (mastoiditis - một tình trạng nhiễm trùng xương ở sọ), đã từng là một biến chứng nghiêm trọng, hiếm thấy của chứng viêm tai giữa. Tình trạng này khó điều trị và đòi hỏi truyền thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch cũng như các tiến trình hút các chất dịch ra khỏi tai. Có thể sẽ cần đến phẫu thuật.
Nếu sự đau nhức và cơn sốt tiếp diễn cho dù đã được trị liệu bằng thuốc kháng sinh cho chứng viêm tai giữa, thì bác sĩ nên kiểm tra để xem có bị viêm xương chũm không. Đa số các trường hợp viêm xương chũm thường không liên quan đến nhiễm trùng tai.
Infection of mastoid air cells (mastoiditis): Nhiễm trùng các khoang chứa khí của xương chũm (viêm xương chũm)
Nếu tình trạng nhiễm trùng các khoang chứa khí của xương chũm không được kiểm soát bằng thuốc kháng sinh, thì có thể cần đến phẫu thuật.
Các Biến Chứng Khác Có Thể Xảy Ra
Mất Sự Thăng Bằng. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng các trẻ em mắc chứng Viêm Tai Giữa Tràn Dịch mãn tính sẽ bị các vấn đề về phát triển sự phối hợp các cơ vận động và sự thăng bằng.
Liệt Gương Mặt. Trong trường hợp rất hiếm, một đứa trẻ có thể phát triển chứng liệt gương mặt, mà nó chỉ có tính chất tạm thời và sẽ được thuyên giảm bằng thủ thuật hút chất dịch.
0 comments:
Post a Comment