LỊCH SỬ
Cây trà (chè), nguồn cung cấp loại thuốc uống phổ biến nhất trên thế giới, được tin là có nguồn gốc ở vùng đất rộng lớn bao quanh Tây Tạng, miền tây Trung Quốc, và bắc Ấn Độ. Theo truyền thuyết của người Trung Hoa cổ, trà (chè) đã được hoàng đế Shen-Nung của Trung Hoa khám phá vào năm 2737 trước Công Nguyên, khi lá cây của một bụi trà (chè) mọc hoang tình cờ rơi vào một ấm nước ông đang đun sôi. Tài liệu đầu tiên được ghi lại về trà (chè) xuất hiện trong một bản hợp đồng về nô lệ có tên là “Tan Yuch”, được viết bởi Wang Pao, một thi sĩ thời hoàng đế Husan, vào năm 59 trước công nguyên. Vào năm 780 sau Công Nguyên, thời điểm tác phẩm The Classic of Tea của Lu Yu được phát hành ở Trung Hoa, cách trồng và thưởng thức trà (chè), tên này bắt nguồn từ thổ ngữ của người Phúc Kiến “t’e”, đã phát triển thành một môn nghệ thuật tinh xảo. Hiện nay, “cha” có nghĩa là trà (chè) trong tiếng Trung Quốc. Khi chữ này du hành về hướng tây đi vào ngôn ngữ của vùng Trung Đông, thỉnh thoảng nó đã trở thành “chai”.
Người Ấn Độ cho rằng nhà sư Siddhartha đã khám phá ra trà (chè) vào thế kỷ thứ 6. Truyền thuyết đã kể rằng nhà sư này (trước đây là một vị hoàng tử) đã đi về hướng Bắc từ Ấn Độ đến Trung Quốc để thuyết giảng Phật pháp, có lời nguyện rằng ông sẽ ngồi thiền liên tục không ngủ trong vòng 9 năm. Đến được Quảng Châu (Canton) vào năm 519 sau Công Nguyên, ông đã ngồi tọa trước một bức tường thiền định và ở đó, chỉ sau 5 năm, ông đã bị kiệt sức vì mệt mỏi. Ông đã hái và nhai lá của một loại cây ở gần đó, trong lòng tràn đầy niềm vui, ông đã khám phá ra một cảm giác hết sức tỉnh táo và tràn đầy sức khỏe. Loại cây này, với các đặc tính hỗ trợ sức khỏe đã giúp ông tiếp tục giữ lời thề hứa, đương nhiên là cây Camellia sinesis, và ông đã mang theo lá cũng như hạt của loại cây này khi ông tiếp tục hành trình đi vào Nhật Bản. Ở Nhật Bản, các nhà sư đã nhanh chóng đón nhận trà (chè), sử dụng nó để giữ cho tinh thần được tỉnh táo trong suốt thời gian họ ngồi thiền và tạo thành một nghi thức uống đơn giản mà sau đó vài trăm năm, sư phụ trà (chè) Sen-no-Rikyu (1521-1591) đã phát triển thành một nghệ thuật cao cấp có tên là Chanoyu, một nghi lễ trà (chè) Nhật Bản.
Từ Nhật Bản, ở đây trà (chè) được trồng khắp nơi và được tiêu thụ vào thế kỷ thứ 9 sau Công Nguyên, văn hóa trà (chè) đã lan truyền đến Java, Indonesia, và các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vào thế kỷ thứ 16, các thương gia Châu Âu đã đến vùng Viễn Đông và đã đưa vào Châu Âu loại thức uống thơm ngon này, và vào thế kỷ thứ 18, trà (chè) đã trở thành thức uống quốc hồn quốc túy của Anh Quốc.
Hàng ngàn bụi trà (chè) Trung Quốc bị nhà thực vật học Robert Fortune đánh cắp, ông là một “gián điệp” của Công Ty Thương Mại Đông Ấn của Anh Quốc, đã được đưa vào Ấn Độ vào những năm 1840, ở đây loại cây này đã nhanh chóng trở thành một loại cây trồng phổ biến và thu được lợi nhuận cho vương quốc Anh.
Trà (chè) đã băng qua Đại Tây Dương cùng với những người định cư vùng đất mới Châu Mỹ, chính sự phổ biến của trà (chè) đã dẫn đến việc người Anh đánh thuế trà vào năm 1767 lên những người ở vùng đất mới này, chính điều này đã làm những người định cư ở đây tức giận đến nỗi họ đã nổi dậy, ném bỏ hàng ngàn tấn trà (chè) xuống bến cảng vào năm 1733 mà sự kiện này trở thành nổi tiếng có tên là Boston Tea Party. Không chấp nhận sự đánh thuế không công bằng của người Anh, nổi bật là thứ thuế đánh vào trà (chè), trở thành yếu tố trung tâm dẫn đến Cuộc Cách MạngHoa Kỳ (Revolutionary War). Loại trà (chè) bị đổ xuống bến cảng Boston có lẽ là trà (chè) xanh vì nó có khả năng là loại “trà thuốc súng”, vì trà xanh được cuộn chặt lại thành các viên nhỏ giống như viên đạn để bảo quản độ tươi của nó trong lúc vận chuyển.
Một vài những sự cách tân (đổi mới) trong cách tiêu thụ trà (chè) bắt nguồn ở Hoa Kỳ. Vào năm 1904, khi một thương gia ở thành phố New York, Thomas Sullivan, đã gửi cho các khách hàng của ông những mẫu trà (chè) trong những túi lọc nhỏ bằng tơ, họ nhận thấy rằng các túi trà này có thể được dùng để pha một ly (tách, cốc) trà một cách rất tiện lợi, từ đó túi lọc trà được ra đời. Một sự cách tân khác trong cách uống trà (chè), đó là trà uống liền (instant tea), được tiếp thị đầu tiên vào năm 1948.
Hiện nay, không phải là Trung Quốc nhưng Ấn Độ là nước sản xuất trà (chè) số một trên thế giới, mặc dù Sri Lanka (trước đây gọi là Ceylon) là nước cung cấp trà (chè) chính cho Hoa Kỳ. Trên toàn thế giới, mỗi năm có trên 2,5 triệu tấn trà (chè) được sản xuất, với Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Kenya, Indonesia (Nam Dương), Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nhật, Iran và Bangladesh là những nước trồng trà (chè) đứng đầu thế giới.
Sữa Chua Trà Xanh
Vị thanh mát của sữa chua kết hợp với trà xanh thơm dịu, dùng trong mùa hè nóng nực thật ngon.
Nguyên liệu:
làm được 10 lọ thủy tinh như trong hình
- 1/2 hộp sữa đặc (200g)
- 1 muỗng (thìa) nhỏ bột trà xanh
- Nước sôi nóng, sữa tươi
- Cốc hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy
- 1 hộp sữa chua men cái không đường (200g).
- 1 muỗng (thìa) nhỏ bột trà xanh
- Nước sôi nóng, sữa tươi
- Cốc hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy
- 1 hộp sữa chua men cái không đường (200g).
Cách Làm:
Bước 1:
Bột trà xanh đổ ra chén (bát), thêm vào 40 ml nước sôi già hòa cho bột trà xanh tan, lọc qua sàng (rây) bỏ bớt lợn cợn.
Bước 2:
Khui lon sữa đặc đổ vào tô (bát lớn) sạch, cho vào 140ml nước sôi già, dùng muôi (giá) khuấy (quấy) đều để sữa đặc tan.
Bước 3:
Dùng lon sữa đặc để đong, bạn đong 1,5 lon sữa tươi.
Bước 4:
Hòa sữa tươi vào tô (bát lớn) sữa đặc ở bước 2 khuấy (quấy) đều, tiếp theo hòa hộp men sữa chua cái vào tô sữa.
Bước 5:
Cho tiếp phần trà xanh ở bước 1 vào, dùng muôi (giá) hòa cho bột trà xanh lẫn với sữa.
Bước 6:
Cốc hoặc lọ thủy tinh rửa sạch, để ráo, đổ hỗn hợp sữa chua vào cốc, đậy kín nắp.
Bước 7:
Dùng nồi có nắp (vung) kín, thêm vào nồi nước nóng khoảng 50 độ C, xếp những lọ sữa chua vào nồi, sao cho nước ngập ngang 1/3 chiều cao của lọ sữa chua.
Bên trên phủ một khăn sạch, dùng nắp nồi đậy kín, để từ 8 đến 10 tiếng sữa chua đông hẳn, lấy ra cho vào tủ lạnh, dùng lạnh.
Bánh Kem Trà Xanh
Công thức (Cho khuôn chữ nhật 20cm):
Nguyên Liệu
Cốt bánh:
Trứng: 4 quả
Dầu ăn: 40g
Sữa tươi không đường: 40g
Bột mì: 50g
Bột bắp (ngô): 50g
Đường: 110g
Muối: 1g
Nước cốt chanh
Dầu ăn: 40g
Sữa tươi không đường: 40g
Bột mì: 50g
Bột bắp (ngô): 50g
Đường: 110g
Muối: 1g
Nước cốt chanh
Bột trà xanh: 25g
Trang trí bánh:
Trang trí bánh:
Kem topping: 200g
Bột trà xanh: 1 ít
Cách Làm
Bột trà xanh: 1 ít
Cách Làm
Chuẩn bị bắt tay vào làm, nhớ lưu ý là bánh này phải chú ý ở 3 công đoạn: một là đánh lòng trắng, hai là trộn lòng trắng với lòng đỏ, và 3 là phần nướng bánh.
- Trộn bột trà xanh + bột bắp (ngô) + bột mì sàng (rây) mịn với nhau.
- Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ. Hỗn hợp lòng đỏ cho sữa tươi + đường + dầu ăn vào.
- Dùng máy đánh trứng (hoặc dụng cụ đánh trứng bằng tay) quấy bằng tay một chút cho đều.
- Rây bột tại bước 1 vào trộn đều, cố gắng đều tay để bột không bị vón cục.
- Cho muối + nước cốt chanh vào lòng trắng .Dùng máy đánh trứng đánh bông cứng lòng trắng. Khi lòng trắng bông cứng, cho đường vào đánh tiếp 3-4 phút, đến khi hỗn hợp thật bông, mịn và dẻo.
- Cho khoảng 1/3 chỗ lòng trắng vào hỗn hợp đã trộn trước đó, khuấy (quấy) nhẹ tay cho đều.
- Tiếp tục lấy 2/3 lòng trắng trộn nhẹ tay cứ thế đến hết lòng trắng trứng.
- Hỗn hợp cuối cùng sau khi trộn hết lòng trắng, đổ hỗn hợp bột vào khuôn.
Bật lò nướng lên trước 3 - 5 phút thì cho bánh vào nướng. Nhiệt độ khoảng 150 độ trong thời gian từ 30 - 40 phút.
Chú ý bánh này mà nhiệt độ bị cao thì bánh cho ra ngoài rất dễ bị xẹp xuống, và khi cho bánh ra ngoài thì có thể úp khuôn bánh xuống để khi tháo bánh ra đỡ bị xẹp.
Chú ý bánh này mà nhiệt độ bị cao thì bánh cho ra ngoài rất dễ bị xẹp xuống, và khi cho bánh ra ngoài thì có thể úp khuôn bánh xuống để khi tháo bánh ra đỡ bị xẹp.
Trang trí bánh:
Đánh bông kem topping lên
Chia bánh đã nướng thành 4 phần. Sau đó phết topping đã đánh bông vào lần lượt theo thứ tự 1 phần bánh, một phần kem.
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment