Thursday, March 5, 2015

TỎI (GARLIC) - Do LQT Biên Dịch


LỊCH SỬ

Có nguồn gốc từ Trung Á, tỏi là một trong các loại cây được trồng lâu nhất trên thế giới và đã được trồng trên 5000 năm.  Những người Ai Cập cổ đại xem ra là những người đầu tiên trồng loại cây này, và tỏi đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa Ai Cập.  
 


Tỏi không chỉ được sử dụng cho các mục đích thiêng liêng và được đặt trong các lăng mộ của Pharaoh, mà nó còn được cho các nô lệ xây Kim Tự Tháp sử dụng để gia tăng sức chịu đựng và thể lực.  Đặc tính gia tăng thể lực này cũng được những người Hy Lạp và La Mã cổ đại yêu chuộng, trong hai nền văn hóa này, các vận động viên ăn tỏi trước các sự kiện thể thao, và những người lính cũng tiêu thụ tỏi trước khi ra mặt trận chiến đấu.

Tỏi đã được các bộ tộc du mục và những nhà thám hiểm giới thiệu đến nhiều khu vực khác nhau trên khắp thế giới.  Vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên (trước khi Chúa Giáng Sinh), tỏi rất phổ biến ở Trung Quốc và Ấn Độ, và người Ấn Độ đã sử dụng tỏi cho các mục đích điều trị.

Những người Ấn Độ cổ đại đã đánh giá cao các đặc tính chữa bệnh của tỏi, đồng thời xem tỏi như một loại thuốc kích thích tình dục.  Tuy nhiên, tỏi không được xem là một loại thực phẩm phù hợp cho các tầng lớp thượng lưu vì họ không thích vị nồng của tỏi.  Tỏi cũng bị các nhà tu hành cấm sử dụng vì họ tin rằng tỏi là một chất khơi dục.  Những phụ nữ góa chồng, trẻ vị thành niên và những ai đã có lời thề nguyện hoặc đang ăn chay thì không thể ăn tỏi vì tính chất kích thích của nó.

Tỏi xuất hiện trong các luận thuyết y học tiếng Phạn (Sanskrit), sách Charaka Samhita, tồn tại vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên.  Các đặc tính thuốc của tỏi cũng được mô tả trong sách Navanitaka được viết vào khoảng thế kỷ thứ 4 sau công nguyên bởi các tín đồ Phật giáo.  Đây là một loại sách văn chương được viết bằng tiếng Phạn và tiếng Prakrit, và là một phần của các Bản Thảo Bower (Bower Manuscript) được Trung Úy H. Bower tìm thấy ở Kucha, một vương quốc Phật Giáo cổ đại ở một ngả đường trên Con Đường Tơ Lụa (Silk Road), vào năm 1890.  Tỏi được tin rằng có khả năng chữa khỏi một vài chứng bệnh và làm tăng tuổi thọ.

Tỏi cũng đã từng được sử dụng trong ngành y học cổ Hindu Ayurveda.  Tỏi được xem sở hữu 5 trong số 6 vị trong hệ thống Ayurveda, chỉ thiếu vị chua.  Chính điều này đã tạo cho nó cái tên tiếng Phạn, lasuna (hoặc rasuna).  Người ta cho rằng treo các củ tỏi ở cửa ra vào sẽ tránh được sự lây truyền của các chứng bệnh, chẳng hạn như bệnh đậu mùa(smallpox).

Mặc dù có giá trị y học rất cao, nhưng tỏi không được sử dụng trong nấu ăn.  Các tín đồ đạo Phật, đạo Giai-na (Ấn Độ), đạo Hindu và đạo Bà La Môn (Brahmins) tránh ăn tỏi.  Nhà hành hương người Trung Quốc tên Xuân Giang (Xuan Zang) đến thăm lục địa nhỏ này vào thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, nói rằng tỏi không được dùng để ăn, mà điều này có lẽ đặc biệt phù hợp với vòng Mạn đà là (Buddhist circles: luân viên cụ túc) của Phật giáo.

Quan điểm này thay đổi dần theo các thế kỷ và vào thời điểm Đạo Hồi cai trị, tỏi, gừng và hành tiếp tục là một bộ ba không thể thiếu trong cách nấu nướng của vùng Nam Á.

Trong suốt thiên niên kỷ qua, tỏi được xem là loại cây được yêu chuộng trong nhiều nền văn hóa do các đặc tính chữa bệnh và nấu ăn của nó.  Trong vài năm qua, tỏi đã tạo được tên tuổi chưa từng thấy vì các nhà nghiên cứu đã chứng thực vô số các lợi ích sức khỏe của tỏi theo phương pháp khoa học.

Hiện nay, Trung Quốc, Hàn Quốc (Đại Hàn), Ấn Độ, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ là những nước sản xuất tỏi hàng đầu.


Nghêu Xào Tỏi


Thời gian tổng cộng: 50 phút
Thời gian chuẩn bị: 25 phút
Thời gian nấu: 25 phút
Khẩu phần ăn: 4 người

Nguyên Liệu

-     50 con nghêu nhỏ (còn vỏ), chà sạch
-     2 muỗng canh dầu oliu (olive oil)
-     6 nhánh tỏi, cắt nhỏ
-     1 cup (236 ml) rượu trắng
-     2 muỗng canh bơ (butter)
-     ½ cup (236 g) ngò tây (parsley) tươi băm nhỏ (hoặc rau răm)

Cách Làm:


Rửa sạch nghêu để loại bỏ đất và cát (tốt nhất là ngâm nghêu trong nước trước một giờ).

Hâm nóng dầu oliu trong chảo lớn, sử dụng nhiệt độ trung bình (medium heat).  Cho tỏi vào, xào sơ qua trong vòng 1 phút.  Đổ rượu trắng vào.  Để cho rượu sôi đến khi chỉ còn một nửa số lượng rượu trong chảo.


Cho nghêu vào, đậy nắp lại, và chờ cho đến lúc nghêu bắt đầu mở vỏ (há miệng).  Thêm bơ vào, đậy nắp lại, và nấu cho đến lúc đa số hoặc tất cả nghêu mở vỏ.  Bỏ đi con nghêu nào không mở vỏ.  Múc nghêu và nước nghêu ra dĩa.  Rải rau ngò tây (hoặc rau răm) vào. 

Chúc mọi người ngon miệng!

Nguồn bổ sung:

















0 comments:

Post a Comment