PHẦN MÔ TẢ
Mặc dù các hạt (hột) mà chúng ta thường gọi là “bắp” theo nguyên tắc là quả của loại cây Zea mays, nhưng bắp được phân loại một cách rộng rãi là một loại hạt và thường được bao gồm trong các nghiên cứu khoa học về các loại thực phẩm nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, và lúa mạch. Khắp nơi trên thế giới, bắp thường được gọi là “maize”. Theo nhiều cách, “maize” là cách tốt nhất để mô tả loại thực vật này vì nó được trồng ở vùng Trung Mỹ cách đây trên 8000 năm và đầu tiên được mô tả bằng chữ Tây Ban Nha “maiz”. Loại thực phẩm đặc biệt này mang tính chất thiêng liêng đối với nhiều nền văn hóa Trung Mỹ và Nam Mỹ, cũng như đối với nhiều bộ lạc người Mỹ Da Đỏ ở vùng đất hiện nay là Hoa Kỳ.
Tất cả các loại bắp bắt nguồn từ cùng giống và loài của cây Zea mays. Tuy nhiên, trong giống và loài này, có trên 100 loài phụ và chủng loại. Nhiều loài phụ khác nhau thường được người tiêu thụ biết đến nhất nhờ màu sắc. Bắp trắng, vàng, hồng, đỏ, xanh, tím và đen là tất cả chủng loại của cây Zea mays. Mỗi chủng loại này đều có sự phối hợp độc đáo riêng các chất phytonutrient chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Trong trường hợp của bắp vàng, các chất carotenoid có nồng độ cao hơn, đặc biệt là các chất lutein và zeaxanthin. Bắp xanh (blue corn) chứa dồi dào các chất anthocyanin. Bắp tím (purple corn) có chứa một loại axit hydroxybenzoic đặc biệt – axit protocatechuic – mà được xem là có liên quan đến các đặt tính chống oxy hóa của chủng loại này.
Cấu Trúc và Sự Sinh Sản của Bắp
Đa số cây bắp chỉ có một thân (stem, stalk), mọc thẳng đứng từ dưới đất. Chiều cao của thân cây bắp phụ thuộc vào chủng loại bắp và môi trường trồng trọt. Khi thân bắp mọc lên, lá bắt đầu xuất hiện. Một cây bắp điển hình được trồng ở miền trung Hoa Kỳ sẽ có thân cao 7 – 10 feet (2 – 3 mét) và có khoảng từ 16 – 22 lá. Phần dưới của lá quấn quanh thân và bám vào thân ở một chỗ nối được gọi là đốt lá (node). Thông thường, 4 đốt lá thấp nhất sẽ nằm dưới mặt đất. Hệ thống rễ phát triển từ mỗi đốt lá này. Thỉnh thoảng, hệ thống rễ phát triển từ đốt lá nằm trên mặt đất, và các loại rễ này được gọi là rễ chằng (brace roots). Một số chủng loại bắp trong một số môi trường trồng trọt tạo ra những thân cây phụ, có tên là chồi (tiller), những chồi này mọc ra ngoài từ khu vực gần gốc của thân chính.
Tassel: cụm hoa đực (cờ)
Ear: Tai, quả bắp (ngô)
Node: Đốt lá
Stalk: Thân cây
Leaf: LáMỗi cây bắp có cả hai bộ phận – giống đực và giống cái. Bộ phận giống đực, có tên là cụm hoa đực(tassel: cờ), mọc từ ngọn của cây bắp sau khi lá đã xuất hiện đầy đủ. Cụm hoa đực thường bao gồm vài nhánh, dọc theo đó có các bông hoa đực nhỏ. Mỗi bông hoa đực phóng thích một số lượng lớn các hạt phấn, mỗi hạt phấn đều chứa giao tử đực.
Node: Đốt, mắt
Roots: Hệ thống rễ
Brace roots: Rễ chằng
Cụm hoa cái được gọi là tai (ear: quả). Mỗi quả bắp (ngô) phát triển ở phần ngọn của cuống hoa (shank), là một cấu trúc nhỏ giống thân mọc ra từ đốt lá ở vị trí gần nửa đường giữa mặt đất và cụm hoa đực. Thỉnh thoảng, một cây bắp (ngô) sẽ sản sinh một quả ở những đốt liên tiếp, nhưng quả bắp (ngô) nằm trên cùng sẽ có kích cỡ to nhất. Quả chưa trưởng thành bao gồm một lõi (cob), các giao tử cái (egg) phát triển thành hột bắp (ngô) sau khi thụ phấn, và các râu bắp (silk: rau ngô). Lõi bắp (ngô) là một cấu trúc hình trụ là nơi các hạt bắp (ngô) phát triển. Các hạt bắp (ngô) mọc thành nhiều hàng (dãy) trên lõi bắp (ngô). Từ mỗi giao tử cái, một cấu trúc giống tóc được gọi là râu bắp (ngô) mọc ra và sau đó lộ ra ở đầu vỏ bắp (ngô), vỏ bắp (ngô) là một nhóm các lá bắp (ngô) dính liền với cuống hoa, có chức năng bao bọc quả bắp (ngô). Quá trình gieo phấn xảy ra khi phấn hoa rơi vào các râu bắp (ngô) lộ ra. Sau khi gieo phấn, một giao tử đực (male sex cell) phát triển dưới mỗi râu bắp (ngô) đi đến một giao tử cái và sự thụ phấn (sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái) xảy ra. Các giao tử cái được thụ phấn phát triển thành hạt bắp (ngô) và bên trong mỗi hạt bắp (ngô) là một phôi mầm(embryo). Một cây bắp (ngô) cứng cắp có thể có từ 500 đến 1000 hạt bắp (ngô) trong một quả.
Bắp Chiên (Xào)
Thời gian tổng cộng: 12 phút
Thời gian chuẩn bị: 2 phút
Thời gian nấu: 10 phút
Khẩu phần: 4 – 6 người
Nguyên Liệu
- 4 muỗng canh bơ (butter)
- 1 (16 oz) túi bắp đông lạnh (hoặc bắp tươi), làm tan đá
- 3 muỗng canh đường trắng hoặc mật ong
- 1/3 cup (5 muỗng canh) váng sữa đánh tơi (whipping cream) với hàm lượng chất béo từ 36 – 40%
- Muối
- ½ muỗng cà phê tiêu đen
Cách Làm
Cho 4 muỗng canh bơ (butter) vào một chảo lớn đặt trên bếp với nhiệt độ vừa cao(medium-high heat). Khi bơ sủi bọt, cho bắp vào và đảo đều lên trong vòng 1 phút để bơ thấm vào bắp. Sau đó, thêm đường hoặc mật ong vào, rồi đảo đều bắp lên khoảng 2 phút. Tăng nhiệt độ lên mức cao (high heat), rồi cho váng sữa (whipping cream) vào, tiếp tục đảo đều để bắp không dính vào chảo. Nêm muối cho vừa ăn và cho tiêu đen vào. Nấu thêm khoảng 5 phút nữa cho đến khi váng sữa đã thấm hết vào bắp. Tắt bếp, cho bắp ra đĩa (bát), và nên ăn ngay cho nóng.
Chúc mọi người ngon miệng!
Chả bắp cốt dừa nướng
Thời gian tổng cộng: 1 giờ
Nguyên liệu
- 200 g thịt heo xay |
- 200 g giò sống |
- 100 g bắp bào |
- ¼ lon nước cốt dừa |
- Hành lá, ngò rí, tỏi |
- Đường, hạt nêm |
Vị thơm của bắp, nước cốt dừa lan tỏa trên từng viên chả sau khi nướng. Món chả bắp với sự kết hợp tuyệt vời của nước cốt dừa béo ngậy, dai dai của thịt, lựt xựt của bắp tươi hấp dẫn cả nhà.
Hướng dẫn
Hành lá, ngò rí bỏ gốc, rửa sạch, để ráo, cắt nhuyễn. Cho bắp bào, thịt xay, giò sống vào một thau nhỏ, trộn đều hỗn hợp.
Ướp phần bắp, thịt, giò sống với 5 muỗng canh nước cốt dừa, hành lá, ngò rí cắt nhuyễn và ¼ muỗng cà phê hạt nêm, chút đường. Trộn đều hỗn hợp. Sau đó vo thành từng viên nhỏ.
Dùng xiên để xiên từng viên lại với nhau rồi cho vào lò vi sóng (microwave oven) nướng chín. Chả bắp chín bày ra đĩa trang trí, thưởng thức kèm với xốt.
Cách làm nước xốt:
Đặt 1 chảo nhỏ lên bếp, làm nóng chảo, cho dầu ăn vào, rồi cho tỏi vào phi thơm. Cho 4 muỗng canh nước tương (xì dầu), 3 muỗng canh nước cốt dừa, ít đường, hạt nêm, ¼ chén nước lọc, 1 muỗng canh bột năng, đun hỗn hợp đến khi hơi sệt, tắt bếp.
Chúc mọi người ngon miệng!
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment