CÁC MỐI LO NGẠI CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trà Xanh và Caffeine
Trà xanh chứa caffeine, mặc dù một nửa số lượng caffeine được tìm thấy trong cà phê. Hàm lượng caffeine chứa trong ly (tách, cốc) trà xanh của bạn sẽ thay đổi tùy theo số lượng trà được sử dụng, thời gian để cho trà (chè) ngấm, và bạn uống nước đầu hay nước sau. Đa số lượng caffeine trong trà xanh ngấm vào trong nước ngay sau khi trà được pha. Bản liệt kê dưới đây so sánh hàm lượng caffeine trung bình được tìm thấy trong trà, các loại thức uống có caffeine và sôcôla (chocolate)
Có rất ít nghiên cứu được đăng trên tài liệu in so sánh hàm lượng caffeine của trà xanh và trà đen. Một nghiên cứu mới đây đã đo hàm lượng caffeine trong chất liệu khô của lá trà, một phương pháp tiếp cận cho phép kiểm soát bất kỳ giá trị biến thiên trùng hợp nào liên quan đến các phương pháp chuẩn bị mà có thể ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong sản phẩm trà cuối cùng. Nghiên cứu này cho thấy rằng hàm lượng caffeine trong 1 g trà đen thay đổi từ 22 – 28 mg, trong khi đó, hàm lượng caffeine trong 1 g trà xanh thay đổi từ 11 – 20 mg, cho thấy một sự khác biệt rất lớn. (Lưu ý rằng hàm lượng caffeine trong lá trà sẽ không ngấm hết vào nước trà (chè), do đó những con số này chỉ cung cấp số lượng khác biệt ở mức độ tương đối giữa trà xanh và trà đen, mà không phản ánh số lượng tuyệt đối chứa trong mỗi loại trà).
Sản Phẩm Chứa Caffeine | Loại Sản Phẩm | Caffeine (mg/phần) |
Trà | Xanh, đen, oolong | 50mg/190ml phần2 |
Xanh (các loại khác nhau) | 20-45mg/8oz phần3 | |
Đen | 47mg/8oz phần4 | |
Cà phê | Đã được pha (lọc hoặc pha phin) | 100-115mg/190ml phần2 |
Bột tan | 75mg/190ml phần2 | |
Các loại nước ngọt | Có đường và không có đường | 11-70mg/330ml lon5 |
'Các thức uống tăng lực' | Tất cả các loại | 28-87mg/250ml phần5 |
Sôcôla (Chocolate) | Thanh, thỏi | 5,5-35,5mg/50g thanh, thỏi5 |
1. Khokhar S, Magnusdottir SG. Total phenol, catechin, and caffeine contents of teas commonly consumed in the United kingdom. J Agric Food Chem. 2002 Jan 30;50(3):565-70. 2. Gray J (1998). Caffeine, coffee and health. Nutrition and Food Science 6:314-319. 3. Unpublished data 4. USDA National Nutrient Database for Standard Reference, Release 17 (2004) 5. Ministry of Agriculture, Fisheries and Food (MAFF) (1998). Survey of caffeine and other methylxanthines in energy drinks and other caffeine containing products (updated). Food Surveillance Information Sheet No. 144 (No. 103 revised). London.Source: Tea Council Fact Sheet, http://www.teacouncil.co.uk/
Số Lượng Tiêu Thụ Caffeine An Toàn
Tính an toàn của việc tiêu thụ caffeine vẫn còn là một chủ đề tranh luận chính trong các tài liệu nghiên cứu. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra vấn đề gây hại khi tiêu thụ dưới 75 mg mỗi ngày. Đa số nghiên cứu cho thấy các tác dụng có khả năng gây hại chỉ tập trung vào việc tiêu thụ caffeine trên 200 mg. Ngoài ra, xem ra có sự khác biệt rất lớn về tính mẫn cảm với caffeine ở mỗi người. Những người bị mẫn cảm với caffeine nên uống trà xanh khử caffeine (decaffeined green tea) hoặc uống trà xanh được pha trong vòng 45 giây trong nước nóng, rồi đổ nước đầu tiên đi, vì có khoảng 80% hàm lượng caffeine được phóng thích trong trà được pha ở nước đầu tiên. Sau đó, đổ thêm nước nóng vào và ngâm trà lần nữa (nước thứ hai). Phương pháp này giúp loại bỏ phần lớn chất caffeine trong trà nhưng không làm mất đi nhiều mùi vị thơm ngon của trà.
Có ít nhất 2 thành phần có lợi trong trà xanh – các chất catechin và axit amin L-theanine – có tác dụng làm giảm tác dụng của chất caffine trong trà. Khi trà xanh được pha, chất caffeine trong đó kết hợp với các chất catechin trong nước, làm giảm tính năng của caffeine khi được so sánh với cà phê hoặc cacao. Ngoài ra, axit amin L-theanine, chỉ được tìm thấy trong cây trà và một số loại cây nấm, kích thích trực tiếp sự sản sinh của các sóng não alpha, làm cho cơ thể giảm căng thẳng đồng thời tạo ra một trạng thái tinh thần thư giãn.
Tương Tác Giữa Trà Xanh và Thuốc
Các chất tannin trong trà xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ, và do đó tính năng của các loại thuốc sau đây: atropine, CardecDM®, codeine, ephedrine và pseudoephedrine, Lomotil®, Lonox®, theophylline, aminophylline, và warfarin.
Chất caffeine trong trà xanh có thể tương tác với các loại thuốc sau đây, làm tăng tính năng của thuốc đến mức nguy hiểm: ephedrine và pseudoephedrine, theophylline, aminophylline.
Nếu bạn đang được điều trị với bất kỳ loại thuốc nào sau đây, bạn không nên uống trà xanh hoặc sử dụng sản phẩm chiết xuất từ trà xanh nếu chưa tham khảo với bác sĩ:
Adenosine – Trà xanh có thể ức chế các tính năng của adenosine, một loại thuốc thường được cho các nhân bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và thường có nhịp tim không đều trong bệnh viện sử dụng.
Beta-lactam – Trà xanh có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) beta-lactam bằng cách làm cho các vi khuẩn giảm bớt đề kháng với trị liệu.
Benzodiazepines – Caffeine, bao gồm caffeine trong trà xanh, có thể làm giảm tác dụng giảm đau của các loại thuốc này, thường được sử dụng để trị chứng lo âu, chẳng hạn như diazepam (Valium) và lorazepam (Ativan).
Các Thuốc Chặn Beta, Propanolol, và Metoprolol – Caffeine, bao gồm caffeine trong trà xanh, có thể làm tăng áp suất máu ở những người đang sử dụng propranolol (Inderal) và metoprolol (Lopressor, Toprol XL). Các loại thuốc này được dùng để trị cao huyết áp và bệnh tim.
Các Loại Thuốc Làm Loãng Máu– Những người đang sử dụng thuốc warfarin (Coudamin) không nên uống trà xanh. Vì trà xanh chứa vitamin K, loại vitamin này có thể làm cho thuốc mất hiệu lực. Bạn không nên uống chung trà xanh với thuốc aspirin bởi vì cả hai có thể làm cho máu không đông. Sử dụng trà xanh và aspirin với nhau có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Trị Liệu Hóa Học – Sử dụng phối hợp trà xanh và các loại thuốc hóa trị, đặc biệt là doxorubicin và tamoxifen, làm tăng tác dụng của các loại thuốc này trong các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các kết quả tương tự không được tìm thấy trong các nghiên cứu ở người. Mặt khác, đã có các báo cáo về cả hai sản phẩm chiết xuất từ trà xanh và trà đen ảnh hưởng đến một loại gen ở các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mà có thể làm cho các tế bào này ít nhạy cảm với các loại thuốc trị liệu hóa học. Vì lý do đó, bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ trước khi uống trà đen và trà xanh hoặc sử dụng các sản phẩm trà chiết xuất trong khi đang được trị liệu hóa học.
Clozapine (Clozaril) – Các tác dụng của thuốc clozapine có thể bị giảm xuống nếu được sử dụng trong vòng 40 phút sau khi uống trà xanh.
Ephedrine – Khi được dùng chung với ephedrine, trà xanh có thể làm cho tinh thần bị kích động, rung lắc cơ thể, mất ngủ, và giảm cân.
Lithium – Trà xanh được chứng minh có khả năng làm giảm mức lithium trong máu, một loại thuốc được dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực(bipolar disorder: rối loạn tâm trạng đặc thù bởi các cơn hưng cảm và trầm cảm xuất hiện xen lẫn). Điều này có thể làm cho thuốc lithium kém hiệu quả hơn.
Các Loại Thuốc Ức Chế Men Monoamine Oxidase (MAOIs) – Trà xanh có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng, được gọi là “bệnh biến tăng huyết áp - hypertensive crisis”, khi được dùng chung với các loại thuốc này (được sử dụng để trị chứng trầm cảm). Các ví dụ điển hình của các loại thuốc ức chế men monoamine oxidase bao gồm:
- Moclobemide (Manerix)
Thuốc Tránh Thai – Các loại thuốc tránh thai uống bằng miệng có thể làm tăng thời gian chất caffeine lưu lại trong cơ thể, do đó có thể làm tăng tính năng kích thích.
Phenylpropanolamine – Sự phối hợp giữa caffeine, bao gồm caffeine từ trà xanh, và phenylpropanolamine, được sử dụng trong nhiều loại thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh không cần toa bác sĩ và cần toa bác sĩ cũng như các sản phẩm giảm cân, có thể gây ra hiện tượng hưng cảm và tăng huyết áp nghiêm trọng. Cơ quan FDA Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo sức khỏe công cộng vào tháng 11 năm 2000 để cảnh báo những người có nguy cơ xuất huyết não do sử dụng loại thuốc này và đề xuất tất cả các nhà sản xuất thu hồi các loại thuốc này ngoài thị trường. Đa số các loại thuốc chứa phenylpropanolamine đã được tái bào chế để loại bỏ chất này.
Các Loại Thuốc Kháng Sinh Quinolone– Trà xanh có thể làm cho các loại thuốc này trở nên hiệu quả hơn đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tạo ra các tác dụng phụ. Các loại thuốc này bao gồm:
Các Loại Thuốc Khác – Trà xanh, đặc biệt loại có chứa caffeine, có thể tương tác với một số loại thuốc sau đây:
- Estrogen
Để được an toàn, hãy tham khảo với bác sĩ của bạn trước khi uống hoặc sử dụng trà xanh nếu bạn cũng đang sử dụng các loại thuốc khác.
Trà Xanh và Khả Năng Hấp Thụ Chất Sắt
Do chứa nhiều chất tannin, các loại trà, bao gồm trà xanh, được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn khả năng hấp thụ chất sắt. Mặc dù đặc tính này rất có lợi cho những người có quá nhiều chất sắt trong cơ thể, nhưng tiêu thụ vài ly (tách, cốc) trà (chè) xanh mỗi ngày có thể không tốt cho những người bị thiếu chất sắt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt chất sắt.
Hạn Chế Tiêu Thụ Trà Xanh Trong Thai Kỳ Thứ Nhất (3 Tháng Đầu Mang Thai)
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Ung Thư (CancerResearch) số ra tháng 3 năm 2005, ECGC, một chất catechin có trong trà xanh với số lượng gấp 5 lần so với trà đen, có tác dụng ức chế men dihydrofolate reductase (DHFR), các tế bào ung thư cần men này để có thể phát triển, và đây cũng là một mục tiêu được các loại thuốc chống ung thư nhắm vào.
Các nhà khoa học đã quyết định xem xét chất ECGC sau khi họ nhận ra chất catechin này trong trà xanh rất giống với loại thuốc chống ung thư methotrexate, thuốc này có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư tạo ra DNA bằng cách ức chế men DHFR. Họ đã khám phá ra rằng chất ECGC có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư giống như thuốc methotrexate.
Mặc dù chất ECGC bám chặt vào men DHFR, men này rất cần thiết cho cả các tế bào khỏe mạnh và các tế bào ung thư, nhưng nó không bám chặt như thuốc methotrexate, do đó các dụng phụ lên các tế bào khỏe mạnh tỏ ra ít nghiêm trọng hơn so với thuốc methotrexate.
Khả năng kết bám vào men DHFR của chất ECGC cũng có thể giúp giải thích lý do tại sao phụ nữ uống nhiều trà xanh vào thời gian họ bắt đầu mang thai và thời gian đầu mang thai có thể làm cho trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị tật nứt đốt sống hoặc các rối loạn ở ống thần kinh.
Phụ nữ được đề xuất tiêu thụ các loại thực phẩm chức năng chứa axit folic khi có ý định mang thai và trong thai kỳ đầu tiên (3 tháng đầu mang thai) bởi vì chính trong thời gian này ống thần kinh của thai nhi đang phát triển. Axit folic giúp đảm bảo tiến trình phát triển bình thường và bảo vệ chống lại tật nứt đốt sống bằng cách thúc đẩy sự sản sinh men DHFR. Mặc dù 1 hoặc 2 ly (tách, cốc) trà xanh xem ra không gây hại, nhưng uống trà xanh với số lượng lớn có thể làm giảm tính năng hoạt động của men DHFR, do đó làm tăng nguy cơ bị các rối loạn ở ống thần kinh.
Soda Trà Chanh
Nguyên liệu:
- 450 ml nước sôi
- 3 túi trà xanh (có thể dùng trà Lipton hay bất kỳ loại trà nào khác)
- 320 ml syrup gừng
- 3-4 quả chanh to (dùng chanh vàng hay chanh xanh đều được)
- 230 ml nước soda
- Đá viên
- Vài lát chanh và vài nhánh bạc hà để trang trí nếu thích.
Cách làm:
Cho 3 túi trà xanh vào 450 ml nước sôi, khuấy nhẹ, để khoảng 20 phút cho nước nguội thì bỏ túi trà ra.
Cho syrup gừng, nước cốt vắt ra từ 3-4 quả chanh và nước soda vào trà, khuấy đều.
Cho đá viên vào cốc, rót nước trà chanh vừa pha vào, trang trí với các lát chanh và vài lá bạc hà.
Mách nhỏ:
Mách nhỏ:
Nếu không mua được syrup gừng bạn có thể tự làm rất đơn giản bằng cách hòa tan 240 g đường với 250 ml nước cùng một mẩu gừng khoảng 5 cm cạo vỏ, cắt lát. Cho tất cả vào một nồi nhỏ, đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đến khi hỗn hợp này sôi lên và đường tan hết thì tắt bếp, để nguội và vớt hết gừng ra là bạn đã có syrup gừng để dùng dần!
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment