ĐIỀU TRỊ
Các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) là phương án điều trị chính cho tất cả các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. Có nhiều loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) được sử dụng, và các chọn lựa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trường hợp nhiễm trùng có biến chứng hoặc không biến chứng, lần đầu tiên hoặc tái phát. Các quyết định điều trị cũng dựa vào nhóm bệnh nhân (đàn ông hoặc phụ nữ, phụ nữ mang thai hoặc không mang thai, trẻ em, bệnh nhân nhập viện hoặc không nhập viện, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường). Phương pháp điều trị không nhất thiết phải dựa vào số lượng vi khuẩn hiện diện. Ví dụ, nếu một người phụ nữ xuất hiện các triệu chứng, cho dù số lượng vi khuẩn xuống thấp hoặc bình thường, thì tình trạng nhiễm trùng có khả năng hiện diện, và bác sĩ nên cân nhắc biện pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh (trụ sinh).
Phương Pháp Điều Trị cho Các Trường Hợp Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Không Biến Chứng
Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu ở các phụ nữ có nguy cơ thấp có thể được điều trị một cách hữu hiệu qua điện thoại. Trong các trường hợp này, chuyên gia y tế sẽ cho bệnh nhân sử dụng chế độ thuốc kháng sinh trong 3 ngày mà không đòi hỏi phải xét nghiệm nước tiểu. Chế độ này chỉ được đề xuất cho các phụ nữ có nguy cơ thấp bị nhiễm trùng tái phát, mà họ không có các triệu chứng (chẳng hạn như viêm âm đạo) cho thấy bị các vấn đề khác.
Chế Độ Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh. Phương pháp trị liệu kháng sinh uống bằng miệng chữa khỏi 94% các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng, mặc dù tỷ lệ tái phát vẫn còn cao. Các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) sau đây thường được dùng cho các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng:
- Chế độ thuốc tiêu chuẩn thường là trimethoprim-sulfamethoxazole sử dụng trong 3 ngày, thường được gọi là TMP-SMX(Bactrim, Cotrim, Septra). TMP-SMX kết hợp một loại thuốc kháng sinh với một loại thuốc sulfa. Một liều đơn của thuốc TMP-SMX thỉnh thoảng được chỉ định sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, nhưng tỷ lệ hồi phục thường thấp hơn so với các chế độ sử dụng 3 ngày. Các trường hợp dị ứng với thuốc sulfa thường xảy ra và có thể nghiêm trọng.
- Các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) nhóm fluoroquinolone, còn được gọi là quinolone, thường được xem là chọn lựa thứ hai. Tuy nhiên, trong các khu vực địa lý có khả năng kháng thuốc TMP-SMX cao, thì nhóm thuốc kháng sinh quinolone hiện nay là phương pháp điều trị ưu tiên cho các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. Ciprofloxacin(Cipro) là loại thuốc kháng sinh nhóm quinolone thường được bác sĩ kê đơn nhất. Nhóm thuốc quinolone thường được cho sử dụng trong 3 ngày. Các phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhóm thuốc này.
- Thuốc nitrofurantoin(Furadantin, Macrodantin) là chọn lựa thứ ba. Loại thuốc này phải được sử dụng trên 3 ngày.
- Thuốc fosfomycin(Monurol) tỏ ra không hiệu quả như các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) khác nhưng có thể được sử dụng trong thời gian mang thai. Tỷ lệ kháng thuốc này là rất thấp.
- Các loại thuốc kháng sinh khác cũng có thể được sử dụng, bao gồm amoxicillin(có hoặc không có chất clavulanate) và nhóm cephalosporin. Thuốc doxycyclinethường tỏ ra hiệu quả nhưng không thể cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai sử dụng.
Sau một tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh, đa số bệnh nhân được chữa khỏi tình trạng nhiễm trùng. Nếu các triệu chứng không chấm dứt trong vòng vài ngày đầu điều trị, các bác sĩ thường đề xuất rằng các bệnh nhân nữ phải ngưng sử dụng thuốc kháng sinh và lấy mẫu nước tiểu để nuôi cấy vi khuẩn nhằm định dạng loại sinh vật cụ thể gây ra chứng bệnh này.
Điều Trị Cho Tình Trạng Nhiễm Trùng Tái Lại. Trường hợp nhiễm trùng tái lại (do trị liệu không thành công) xảy ra trong vòng 3 tuần đối với khoảng 10% số phụ nữ. Tình trạng tái phát các triệu chứng được điều trị tương tự như lần nhiễm trùng đầu tiên, nhưng các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) thường được cho tiếp tục sử dụng trong vòng 7 – 14 ngày. (Các trường hợp tái phát nhiễm trùng có thể do các bất thường về cấu trúc cơ thể, áp xe, hoặc các vấn đề khác mà có thể cần phải được phẫu thuật, và các trường hợp như vậy phải được loại trừ).
Điều Trị Cho Các Trường Hợp Nhiễm Trùng Tái Phát
Các phụ nữ với hai hoặc nhiều lần bị nhiễm trùng đường tiết niệu có triệu chứng trong vòng 6 tháng, hoặc 3 hoặc nhiều lần trong vòng 1 năm có thể cần các loại thuốc kháng sinh phòng ngừa. Cảm nhận riêng của một người phụ nữ về sự khó chịu trong cơ thể thường có thể định hướng cho những quyết định sử dụng hoặc không sử dụng thuốc kháng sinh phòng ngừa. Tất cả phụ nữ nên sử dụng các biện pháp thay đổi lối sống để ngăn ngừa các trường hợp bị tái phát.
Tự Điều Trị Không Liên Tục. Nhiều phụ nữ, nếu không phải là đa số, với các trường hợp bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát có thể tự điều trị một cách hiệu quả mà không cần đến khám bác sĩ. Thông thường, cách điều trị này đòi hỏi các bước sau đây:
- Ngay sau khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng, người phụ nữ này phải sử dụng thuốc kháng sinh (trụ sinh). Các trường hợp nhiễm trùng xảy ra không đến 2 lần một năm thường được điều trị giống như lần tấn công ban đầu, với một liều đơn hoặc các chế độ thuốc kháng sinh (trụ sinh) sử dụng trong 3 ngày.
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân nữ cũng phải tiến hành kiểm tra lấy mẫu nước tiểu sạch trước khi bắt đầu sử dụng thuốc kháng sinh (trụ sinh) và gửi mẫu này đến phòng khám bác sĩ cho việc nuôi cấy vi khuẩn mẫu nước tiểu để chứng thực tình trạng nhiễm trùng.
Bệnh nhân nữ nên tham khảo với bác sĩ khi gặp phải các tình huống sau:
- Nếu các triệu chứng không chấm dứt trong vòng 48 giờ
- Nếu có sự thay đổi ở các triệu chứng
- Nếu bệnh nhân nghi ngờ mang thai
- Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng trên 4 lần một năm.
Những phụ nữ không thích hợp cho phương pháp tự điều trị (self-treatment) là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, đã từng bị nhiễm trùng thận, đường tiết niệu có cấu trúc không bình thường, hoặc có tiền sử bị nhiễm trùng loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (trụ sinh).
Các Loại Thuốc Kháng Sinh Sử Dụng Sau Khi Giao Hợp (Postcoital Antibiotics). Nếu các trường hợp nhiễm trùng tái phát thực sự có liên quan đến hoạt động tình dục và các đợt tái phát xảy ra trên 2 lần trong vòng 6 tháng, thì một liều đơn phòng ngừa sẽ rất hiệu quả nếu được sử dụng sau khi giao hợp. Các loại thuốc kháng sinh cho các trường hợp này bao gồm TMP-SMX, nitrofurantoin, cephalexin, hoặc một loại thuộc nhóm kháng sinh fluoroquinolone (chẳng hạn như ciprofloxacin). (Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone không thích hợp sử dụng trong thời gian mang thai).
Các Loại Thuốc Kháng Sinh Phòng Ngừa Liên Tục (Phép Phòng Bệnh). Các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) phòng ngừa liên tục là một chọn lựa cho một số phụ nữ không có dấu hiệu khả quan với các biện pháp điều trị khác. Với phương pháp tiếp cận này, các loại thuốc kháng sinh liều lượng thấp được sử dụng liên tục trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn.
Điều Trị cho Các Trường Hợp Nhiễm Trùng Thận (Pyelonephritis)
Các bệnh nhân bị nhiễm trùng thận không biến chứng có thể được điều trị ở nhà bằng các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) uống bằng miệng. Các bệnh nhân bị nhiễm trùng thận cấp (tính) từ vừa đến nghiêm trọng, và những người có các triệu chứng nghiêm trọng, hoặc các biến chứng khác có thể cần được nhập viện. Trong các trường hợp này, các bệnh nhân thường được truyền thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch trong vài ngày. Chứng nhiễm trùng thận mãn tính có thể cần được điều trị dài hạn bằng thuốc kháng sinh.
Điều Trị Cho Các Cộng Đồng Đặc Biệt
Điều Trị Các Phụ Nữ Mang Thai. Các phụ nữ mang thai nên được kiểm tra cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, vì họ có nhiều nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng này cũng như các biến chứng của nó. Các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) được dùng trong thời gian mang thai bao gồm amoxicillin, ampicillin, nitrofurantoin, và nhóm cephalosporin. Fosfomycin(Monurol) tỏ ra không hiệu quả bằng các loại thuốc kháng sinh (trụ sinh) khác nhưng có thể được sử dụng trong thời gian mang thai. Các phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại kháng sinh (trụ sinh) thuộc nhóm fluoroquinolone.
Các phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu chứng (có chứng cứ bị nhiễm trùng nhưng không xuất hiện triệu chứng) có 30% nguy cơ bị nhiễm trùng thận cấp (tính) trong thai kỳ thứ hai và thứ 3. Họ cần được kiểm tra và điều trị cho chứng bệnh này. Trong các trường hợp này, bệnh nhân nên được điều trị bằng một chế độ thuốc kháng sinh ngắn hạn (3 – 5 ngày). Đối với trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng, các phụ nữ mang thai có thể cần được điều trị dài hạn bằng thuốc kháng sinh (7 – 10 ngày).
Điều Trị Cho Trẻ Em Bị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu. Các trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng thuốc TMP-SMX, cephalexin(Keflex) và các loại thuốc kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporins, amoxicillin, hoặc amoxicillin/clavulanicacid (Augmentin). Các loại thuốc này thường được uống bằng miệng dưới dạng lỏng hoặc dạng viên. Các bác sĩ thỉnh thoảng tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch cho bệnh nhân. Các trẻ em thường có phản ứng khả quan với điều trị trong vòng vài ngày.
Tình trạng trào ngược nước tiểu vào niệu quản (vesicoureteral reflux – VUR) là một mối lo ngại cho các trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu (Xem phần CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ). Tình trạng trào ngược này có thể dẫn đến bệnh nhiễm trùng thận (pyelonephritis), mà có thể gây hủy hoại thận. Hai chọn lựa điều trị cho trẻ em bị trào ngược nước tiểu vào niệu quản là sử dụng thuốc kháng sinh (trụ sinh) dài hạn để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc phẫu thuật điều chỉnh. Tuy nhiên, có tranh cãi về lợi ích của các phương pháp tiếp cận này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phương pháp điều trị phòng ngừa bằng các loại thuốc kháng sinh có thể không giúp ích nhiều cho việc ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở trẻ em, và cho thấy rằng bản thân tình trạng trào ngược nước tiểu vào niệu quản có thể không làm tăng đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
Trẻ em bị nhiễm trùng thận cấp (tính) được điều trị bằng thuốc cefixime(Suprax) uống bằng miệng hoặc một chế độ thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch ngắn hạn (2 – 4 ngày, thường là thuốc gentamicin, mỗi ngày một liều). Sau đó bệnh nhân được cho uống thuốc kháng sinh bằng miệng theo sau liều truyền vào tĩnh mạch.
Quản Lý Các Trường Hợp Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu do Ống Thông Tiểu Gây Ra
Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu gây ra trở nên rất phổ biến, và các biện pháp phòng tránh là hết sức quan trọng. Các ống thông tiểu không nên được sử dụng trừ khi thật sự cần thiết, và các ống thông này nên được lấy ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khả năng hạ giảm nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian sử dụng ống thông tiểu dài hạn vẫn còn gặp nhiều vấn đề.
Sử Dụng Ống Thông Tiểu Không Liên Tục. Khi ống thông cần được sử dụng dài hạn, nếu có thể tốt nhất nên sử dụng không liên tục (khác với ống thông được đặt cố định trong cơ thể). Một số bác sĩ đề xuất thay thế ống thông cứ mỗi 2 tuần một lần để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng và gây rát cho bàng quang (bọng đái) khi sử dụng thuốc kháng sinh giữa những lần thay thế ống thông.
Vệ Sinh Mỗi Ngày. Một ống thông điển hình là một loại ống được nối sẵn và được niêm lại đồng thời sử dụng một hệ thống túi thoát (drainage bag system). Để ngăn ngừa nhiễm trùng, một số hướng dẫn sau đây có thể rất có lợi:
- Uống nhiều chất lỏng, bao gồm 3 ly nước ép dâu cranberry mỗi ngày.
- Ống thông không nên có những chỗ thắt nút (kink).
- Rửa sạch ống thông và khu vực xung quanh niệu đạo bằng xà phòng và nước mỗi ngày và sau mỗi lần đi đại tiện (bowel movement). (Phụ nữ nên nhớ phải rửa sạch từ trước ra sau).
- Rửa sạch tay trước khi chạm vào ống thông hoặc khu vực xung quanh.
- Không bao giờ tháo rời ống thông khỏi túi thoát nếu chưa đọc các hướng dẫn cẩn thận của chuyên gia y tế về các phương pháp nghiêm ngặt về phòng tránh nhiễm trùng.
- Đừng để túi thoát chạm mặt đất.
- Dán cố định túi vào chân bằng băng keo hoặc bằng phương tiện khác.
Thuốc Kháng Sinh Cho Các Trường Hợp Nhiễm Trùng Do Ống Thông Tiểu. Các bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có triệu chứng nên được điều trị cho mỗi đợt phát bằng thuốc kháng sinh (trụ sinh) và nếu có thể, ống thông nên được lấy ra hoặc thay đổi ống khác. Một vấn đề quan trọng trong việc điều trị các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến ống thông tiểu là các sinh vật có liên quan sẽ thường xuyên thay đổi. Vì có khả năng có nhiều loại vi khuẩn hiện diện, các bác sĩ thường đề xuất một loại thuốc kháng sinh có khả năng chống lại nhiều loại vi sinh vật một cách hiệu quả.
Mặc dù đa số bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu có nhiều vi khuẩn trong nước tiểu, nhưng bác sĩ hiếm khi đề xuất sử dụng thuốc kháng sinh (trụ sinh) để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiều bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu không phát triển các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có triệu chứng cho dù họ có số lượng vi khuẩn cao. Nếu tình trạng nhiễm vi khuẩn không xuất hiện triệu chứng, thì việc điều trị bằng thuốc kháng sinh không có lợi nhiều nếu ống thông tiểu ở vị trí cố định trong một thời gian dài.
Urine flows down through catheter to empty the bladder of urine: Nước tiểu chảy qua ống thông để giải thoát nước tiểu khỏi bàng quang.
Bladder: Bàng quang (bọng đái)
Catheter: Ống thông tiểu
Phương pháp đặt ống thông tiểu được thực hiện bằng cách đưa một ống thông (một ống rỗng, thường có một quả bóng có thể bơm phồng ở đầu ống) vào bàng quang (bọng đái). Tiến trình này được thực hiện cho trường hợp bị tắc nghẽn nước tiểu, theo sau các tiến trình phẫu thuật niệu đạo, ở các bệnh nhân trong lúc bất tỉnh (do được gây mê trong lúc phẫu thuật, hoặc bị hôn mê), hoặc cho bất kỳ vấn đề khác nào trong đó bàng quang cần được giải thoát nước tiểu. Tiến trình đặt ống thông tiểu ở đàn ông thường phức tạp và bất tiện hơn so với phụ nữ vì đàn ông có niệu đạo dài hơn.
0 comments:
Post a Comment