CÁC TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng của các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu dưới thường bắt đầu đột ngột và có thể bao gồm một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:
- Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, mà có thể xuất hiện lại ngay sau khi vừa đi tiểu xong.
- Cảm giác đau rát khi đi tiểu. (Nếu đây là triệu chứng duy nhất, thì tình trạng nhiễm trùng có thể là viêm niệu đạo – urethritis).
- Cảm giác khó chịu hoặc bị đè nén ở vùng bụng dưới. Vùng bụng có thể có cảm giác bị trương lên.
- Đau ở khu vực khung chậu hoặc ở lưng.
- Nước tiểu thường bị nặng mùi, có màu đục, hoặc có máu. Đây là một dấu hiệu của chứng đái ra mủ (pyuria), hoặc có số lượng bạch cầu cao trong nước tiểu, và là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thỉnh thoảng bị sốt
Các Triệu Chứng của Bệnh Nhiễm Trùng Thận Nghiêm Trọng (Pyelonephritis)
Các triệu chứng của các trường hợp nhiễm trùng thận có khuynh hướng ảnh hưởng khắp cơ thể và diễn biến nghiêm trọng hơn các triệu chứng của tình trạng viêm bàng quang và niệu quản (cystitis). Chúng có thể bao gồm:
- Các triệu chứng của các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu dưới kéo dài hơn một tuần. (Thỉnh thoảng các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể là các dấu hiệu duy nhất của bệnh nhiễm trùng thận. Những người có nguy cơ cao nhất bị các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu trên “âm thầm” là các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường), hệ miễn dịch bị suy giảm, hoặc có bệnh sử bị tái phát bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu).
- Tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm
- Ớn lạnh và sốt kéo dài (thường kéo dài trên 2 ngày).
- Đau bên hông (cơn đau chạy dọc phần thắt lưng).
- Buồn nôn và nôn mửa.
Các Triệu Chứng của Bệnh Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu ở Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Nhỏ
Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ (chưa đến tuổi vào trường mẫu giáo) có khuynh hướng diễn biến nghiêm trọng hơn so với những trường hợp xảy ra ở các trẻ nữ, một phần bởi vì các trường hợp này có nhiều khả năng liên quan đến thận. (Các trẻ lớn tuổi hơn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới và có các triệu chứng thông thường). Các trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ phải nên được kiểm tra thường xuyên để tìm ra dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu các triệu chứng sau đây xuất hiện:
- Tình trạng sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu đi kèm với các dấu hiệu khó ăn và suy nhược cơ thể (debility), chẳng hạn như chóng mặt và mệt mỏi.
- Đi tiểu đau, thường xuyên và có mùi hôi. (Các bậc phụ huynh thường không thể xác định được bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bằng mùi nước tiểu của con trẻ. Cần phải được kiểm tra ở phòng xét nghiệm).
- Nước tiểu có màu đục. (Nếu nước tiểu có màu trong suốt, cháu bé có nhiều khả năng có chứng bệnh khác, mặc dù đây không phải là chứng cứ tuyệt đối cho thấy đứa trẻ không bị nhiễm trùng đường tiết niệu).
- Tình trạng đái dầm lặp lại hoặc không kiểm soát được nước tiểu vào ban ngày của cháu bé mà trước đây có thể kiểm soát được.
- Đau bụng và đau vùng lưng dưới có thể xuất hiện.
- Nôn mửa và đau bụng (thường ở trẻ sơ sinh).
Các Triệu Chứng của Các Trường Hợp Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu ở Các Bệnh Nhân Cao Tuổi
Các triệu chứng thông thường của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới như đau, tần suất, hoặc cảm giác muốn đi tiểu và các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu trên như đau bên hông, cảm giác ớn lạnh, và chạm vào đau có thể không hiện diện hoặc thay đổi ở các bệnh nhân cao tuổi có bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, mà có thể xảy ra ở những người cao tuổi nhưng không xuất hiện ở những người thành niên trẻ tuổi, có thể bao gồm những biến đổi về trạng thái tâm thần hoặc rối loạn tinh thần, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng, hoặc ho và khó thở. Các chứng bệnh đi kèm có thể làm cho vấn đề trở nên phức tạp thêm và khó chẩn đoán hơn.
Bộ phận đường tiết niệu bị ảnh hưởng | Các dấu hiệu và các triệu chứng |
Thận (viêm thận cấp – acute pyelonephritis) | - Đau phần lưng trên và bên hông - Sốt cao - Run và ớn lạnh - Buồn nôn - Nôn mửa |
Bàng quang (viêm bàng quang - cystitis) | - Áp lực vùng khung chậu - Khó chịu vùng bụng dưới - Đi tiểu thường xuyên và đi tiểu bị đau - Có máu trong nước tiểu |
Niệu đạo (viêm niệu đạo - urethritis) | Cảm giác đau rát khi đi tiểu |
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến ở: | ||
Phụ nữ | Đàn ông | Trẻ em |
- Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, thường với số lượng ít - Đau rát khi đi tiểu - Nước tiểu có màu đục - Nước tiểu nặng mùi - Nước tiểu có màu đậm hoặc có máu - Đau vùng khung chậu - Đau lưng hoặc bên hông (nhiễm trùng thận) - Sốt, ớn lạnh (thường xuất hiện với tình trạng nhiễm trùng thận) - Các triệu chứng tiềm tàng khác bao gồm trương bụng, chảy dịch ở âm đạo. | - Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, thường với số lượng ít - Đau rát khi đi tiểu - Nước tiểu có màu đục - Nước tiểu nặng mùi - Nước tiểu có màu đậm hoặc có máu - Đau ở khu vực hậu môn (nhiễm trùng thận) - Đau lưng hoặc bên hông (nhiễm trùng thận) - Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau dương vật, đau tinh hoàn (hòn dái), đau vùng bụng, và chảy dịch ở dương vật. | - Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, thường với số lượng ít - Đau rát khi đi tiểu - Nước tiểu có màu đục - Nước tiểu nặng mùi (không phải là dấu hiệu đáng tin cậy ở trẻ em) - Nước tiểu có màu đậm hoặc có máu - Đau vùng bụng - Sốt - Nôn mửa - Các triệu chứng khác (đặc biệt ở trẻ mới sinh và trẻ nhỏ) có thể bao gồm hạ thân nhiệt (hypothermia), tiêu chảy, vàng da (jaundice), khó ăn và ở một số trẻ em, bị đái dầm (bedwetting). |
Nguồn bổ sung:
0 comments:
Post a Comment