KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infection: nhiễm trùng đường tiểu) là một tình trạng trong đó một hoặc nhiều bộ phận của hệ thống tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo) bị nhiễm. Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn phổ biến nhất và có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong cuộc sống của một cá nhân. Hầu hết 95% các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu (đường tiểu) là do vi khuẩn gây ra, chúng thường phát triển mạnh ở cửa niệu đạo và di chuyển lên bàng quang (bọng đái). Trong trường hợp hiếm, vi khuẩn lây truyền từ máu vào thận.
Kidney: Thận
Renal pelvis: Bể thận
Ureter: Niệu quản
Urinary bladder: Bàng quang (bọng đái)
Urethra: Niệu đạo
Hệ thống tiết niệu của nam và nữ tương đối giống nhau ngoại trừ chiều dài của niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân dẫn đến 8,1 triệu trường hợp đến phòng khám bác sĩ mỗi năm, và chiếm khoảng 5% trong tổng số các trường hợp đến khám bác sĩ gia đình. Khoảng 40% phụ nữ và 12% nam giới sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu có triệu chứng ít nhất một lần trong cuộc đời của họ.
Hệ Thống Tiết Niệu. Hệ thống tiết niệu giúp duy trì độ cân bằng muối và nước thích hợp trong cơ thể và cũng có tác dụng đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể. Hệ thống này được cấu tạo bởi các cơ quan và cấu trúc sau đây:
- Hai quả thận, cư trú ở hai bên ngay dưới xương sườn và hướng về phần giữa lưng, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống này. Thận có chức năng lọc các sản phẩm thải, nước, và muối từ máu để tạo thành nước tiểu.
- Nước tiểu đi từ mỗi quả thận đến bàng quang (bladder: bọng đái) qua các ống mỏng có tên là niệu quản (ureter).
- Các niệu quản đẩy nước tiểu vào bàng quang, bàng quang nằm phía trên sàn khung chậu. Sàn khung chậu (pelvic floor) là một cấu trúc cơ tương tự như một dây đai chạy giữa xương mu (pubic bone) phía trước đáy cột sống.
- Bàng quang (bọng đái) lưu trữ nước tiểu. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các cấu trúc cơ ở thành bàng quang sẽ bóp lại, đẩy nước tiểu đi ra khỏi cơ thể qua một ống khác có tên là niệu đạo (urethra). Ở nam giới, niệu đạo được bao bọc trong dương vật. Ở phụ nữ, niệu đạo dẫn trực tiếp ra ngoài.
Các Hệ Thống Phòng Thủ Kháng Vi Khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng không phải lúc nào cũng xảy ra khi vi khuẩn đi vào bàng quang (bọng đái). Một số hệ thống phòng thủ bảo vệ đường tiết niệu (đường tiểu) chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng:
- Bản thân nước tiểu đóng vai trò của một chất khử trùng, loại bỏ các vi khuẩn có khả năng gây hại ra khỏi cơ thể trong quá trình đi tiểu. (Nước tiểu thường vô trùng, đó là, không có vi khuẩn, virut, và nấm).
- Niệu quản nối vào bàng quang (bọng đái) theo cách được thiết kế để ngăn ngừa nước tiểu chảy ngược lên thận khi bàng quang bóp để đẩy nước tiểu qua niệu đạo.
- Tuyến tiền liệt (prostate gland: nhiếp hộ tuyến) ở nam giới tiết ra các chất có tác dụng chống nhiễm trùng.
- Các tuyến phòng thủ của hệ miễn dịch và các chất kháng khuẩn trong màng nhầy của bàng quang có khả năng tiêu diệt nhiều loại sinh vật.
- Ở các phụ nữ khỏe mạnh, âm đạo là nơi định cư của vi khuẩn lactobacilli, đây là các vi sinh vật có lợi cho cơ thể có chức năng duy trì môi trường axit cao (độ pH thấp) vaà môi trường này trở nên bất lợi đối với các loại vi khuẩn khác. Lactobacilli cũng tạo ra chất hyđro peroxit (hydrogen peroxide), có tác dụng giúp tiêu diệt các vi khuẩn và giảm khả năng bị vi khuẩn E. coli (Escherichia coli) bám vào các tế bào âm đạo. (E.coli là loại vi khuẩn chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu).
Các dạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Các dạng nhiễm trùng này thường được phân loại như sau:
- Không biến chứng và có biến chứng, phụ thuộc vào các yếu tố kích thích tạo ra tình trạng nhiễm trùng
- Phát triển lần đầu tiên hoặc tái phát, phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng xảy ra lần đầu tiên hay tái phát
Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Không Biến Chứng
Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng là do bị nhiễm khuẩn, đa số là do vi khuẩn E. coli. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
Viêm bàng quang. Viêm bàng quang (cystitis: viêm bọng đái), hoặc nhiễm trùng bàng quang, là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra ở đường tiết niệu dưới (bao gồm bàng quang và niệu đạo), và hầu như luôn xảy ra ở phụ nữ. Trong đa số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng này thường không kéo dài và diễn biến cấp tính, đồng thời chỉ có bề mặt của bàng quang (bọng đái) bị nhiễm. Các lớp bên trong của bàng quang có thể bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài, hoặc nếu đường tiết niệu (đường tiểu) có cấu trúc khác thường.
Viêm Nhu Mô và Bể Thận (Pyelonephritis). Thỉnh thoảng tình trạng nhiễm trùng lan truyền đến đường tiết niệu trên (niệu quản và thận). Tình trạng này được gọi là viêm nhu mô và bể thận (pyelonephritis), hoặc thường được gọi là nhiễm trùng thận.
Kidney: Thận
Calyces: Các đài thận
Renal pelvis: Bể thận
Medulla: Tủy thận
Cortex: Vỏ thận
Ureter: Niệu quản
Renal vein: Tĩnh mạch thận
Renal artery: Động mạch thận
Thận có nhiệm vụ loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể, điều tiết sự cân bằng chất điện phân và huyết áp, đồng thời kích thích quá trình sản sinh hồng cầu.
Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Có Biến Chứng
Các trường hợp nhiễm trùng có biến chứng, xảy ra ở nam giới và phụ nữ ở mọi độ tuổi, cũng do vi khuẩn gây ra nhưng thường nghiêm trọng hơn, khó điều trị và có khả năng tái phát. Các trường hợp này thường là kết quả của:
- Một số cấu trúc cơ quan hoặc cơ thể khác thường làm suy giảm khả năng bài tiết nước tiểu và vi khuẩn của đường tiết niệu
- Sử dụng ống thông trong bệnh viện hoặc đặt ống thông lâu dài trong cơ thể ở các bệnh nhân không lưu lại viện.
- Suy thận và bàng quang, hoặc ghép thận (đặc biệt trong 3 tháng đầu sau khi ghép).
Các trường hợp tái phát xảy ra trong khoảng 50 – 60% số bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng nếu các bất thường về cấu trúc hoặc cơ thể không được điều chỉnh.
Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Tái Phát
Đa số phụ nữ đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng sẽ có khả năng bị tái phát. Khoảng 25 – 50% số phụ nữ này có thể sẽ bị thêm một lần nhiễm trùng trong vòng 1 năm sau lần nhiễm trùng trước. Có khoảng 3 – 5% số phụ nữ bị tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu, theo sau lần thuyên giảm của đợt nhiễm trùng trước đây đã được điều trị hoặc không được điều trị.
Tình trạng tái phát thường được phân loại dưới hình thức tái nhiễm trùng (reinfection) hoặc tái phát các triệu chứng (relapse):
- Tái nhiễm trùng. Khoảng 80% các trường hợp tái phát bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là do tái nhiễm trùng (reinfection). Tình trạng tái nhiễm trùng xảy ra vài tuần sau khi điều trị kháng sinh đã chữa khỏi đợt phát ban đầu và có thể do cùng chủng loại vi khuẩn đã gây ra đợt phát đầu tiên hoặc do một chủng loại khác gây ra. Vi khuẩn gây bệnh thường đi vào cơ thể thông qua các vi khuẩn trong phân và di chuyển lên đường tiết niệu.
- Tái phát triệu chứng. Tái phát triệu chứng (relapse) là một dạng tái phát bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ít phổ biến hơn. Tình trạng này được chẩn đoán khi bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát trong vòng 2 tuần điều trị đợt phát đầu tiên và là do điều trị không thành công. Tình trạng tái phát các triệu chứng thường xảy ra khi bị nhiễm trùng thận (pyelonephritis) hoặc liên quan đến hiện tượng tắc nghẽn như sỏi (sạn) thận, các bất thường về cấu trúc, hoặc ở nam giới, viêm tuyến tiền liệt (viêm nhiếp hộ tuyến) mãn tính.
Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Không Triệu Chứng
Khi một người không có các triệu chứng nhiễm trùng nhưng có một số lượng đáng kể các vi khuẩn cư trú trong đường tiết niệu, thì tình trạng này được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu chứng (còn được gọi là asymptomatic bacteriuria). Tình trạng này không gây hại cho đa số người và hiếm khi kéo dài, mặc dù nó thực sự làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có triệu chứng.
Kiểm tra đánh giá bệnh nhiễm trùng không triệu chứng là không cần thiết trong đa số các cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, với một số ngoại lệ sau đây:
- Phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai với tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu chứng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng thận cấp (tính) trong thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba. Do đó, họ cần được kiểm tra và điều trị cho chứng bệnh này. Các nguyên tắc hướng dẫn đề xuất rằng phụ nữ mang thai nên được kiểm tra cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu chứng vào tuần 12 – 16 trong thời kỳ thai nghén hoặc trong lần khám thai trước khi sinh.
- Những người đang tiếp nhận phẫu thuật đường tiết niệu (chẳng hạn như phẫu thuật tuyến tiền liệt ở nam giới). Sự xuất hiện của tình trạng nhiễm trùng trong thời gian phẫu thuật có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
0 comments:
Post a Comment